Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5
lượt xem 77
download
Chương 5 "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế" gồm các nội dung sau: tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5
- Mục tiêu Trình bày (viết hoặc vấn đáp) được những vấn đề sau: 1. Vai trò, vị trí của đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp cách mạng 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc, quốc tế. 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc 4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
- I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ KẾT LUẬN
- 1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
- 1. Vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng chứ Vì: không phải là một thủ đoạn chính trị như một số giai cấp từng làm trong lịch sử Muốn làm cách mạng cần phải có lực lượng cách mạng, tức là tập hợp quần chúng thành một khối vững chắc, lâu dài Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp to lớn, lâu dài, khó khăn, phức tạp đòi hỏi cần phải có sự đoàn kết, ủng hộ của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội,…trong mọi giai đoạn thì cách mạng mới thành công Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta” “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
- Hồ Chí Minh đã đúc rút vấn đề này thành những kinh nghiệm quý báu
- 1. Vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc Vì: + Có thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ này thì mới có sức mạnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ khác của cách mạng “Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên truyền là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên huấn là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 11, trang 130)
- Quan điểm này được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng ta trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) Năm 1945, thành lập chính phủ đại đoàn kết dân tộc do Hồ Chí Minh làm chủ tịch Trong cuộc kháng chiến chống Pháp: cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần động viên toàn dân, vũ trang toàn dân Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: lực lượng xây dựng chủ nghĩa xã hội là “toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” “Môc ®Ých cña §¶ng Lao ®éng ViÖt Nam cã thÓ gåm trong 8 ch÷ lµ: §oµn kÕt toµn d©n, phông sù Tæ quèc” Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Cho nên đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà nó còn là chiến lược
- 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Bao gồm tất cả những người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính đều Toàn dân có thể tập hợp thành một khối bền vững gọi là khối đại đoàn kết dân tộc
- 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ ChíMinh rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức,có lòng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức vững chắc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Liên minh công - nông - lao động trí óc là nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng
- 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc b. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết Kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc được hình thành từ thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành sức mạnh vô địch giúp nhân dân ta chiến thắng mọi thiên tai, địch họa. Nhờ vậy, đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc Để đoàn kết dân tộc rộng rãi cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với con người, cần xóa bỏ mọi thành kiến, cần “thật thà đoàn kết” với nhau để tiến bộ, để phục vụ nhân dân Lòng khoan dung độ lượng là tư tưởng nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người lầm đường đã hối cải Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân, coi nhân dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng
- 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc a. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận dân tộc thống nhất chính là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, có tổ chức, có sức mạnh Mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành nhờ sự tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam sống ở trong nước và nước ngoài,…vào một tổ chức trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích nhân dân làm mục tiêu chung Mỗi thời kỳ cách mạng thì có những hình thức tổ chức Mặt trận khác nhau. Song thực chất đó chỉ là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam
- 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân Độc lập, tự do, hạnh phúc là quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân Độc lập, tự do là nguyên tắc bất di, bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo trong Mặt trận Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
- 1. Vai trò của đoàn kết quốc tế a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là tổng hợp của vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc Hồ Chí Minh thấy được khả đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Các nước xã hội chủ nghĩa Phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới Đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào, Campuchia
- 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng Đoàn kết quốc tế không chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì các mục tiêu cách mạng của thời đại Thời đại mà vận mệnh mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung của cách mạng thế giới Theo Hồ Chí Minh để tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung chúng ta cần phải: Kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, sôvanh nước lớn… Giáo dục CN yêu nước với CN quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làm cho CN yêu nước là 1 bộ phận của tinh thần quốc tế
- 2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức Với phong trào cộng sản và công nhân thế giới a. Các lực lượng Với phong trào giải phóng dân tộc cần đoàn kết Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý
- 2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức b. Hình thức đoàn kết Đối với các dân Với Trung Quốc, tộc trên bán đảo nước láng giềng Với các tộc châu Á và Đông Dương, Hồ có quan hệ lịch châu Phi đoàn kết để Chí Minh dành sự sử - văn hóa lâu đấu tranh giành độc lập quan tâm đặc biệt đời Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận Mặt trận nhân dân Mặt trận đại đoàn Mặt trận đại đoàn kết Mặt trận nhân dân đk với VN chống kết dân tộc Việt – Miên - Lào Á – Phi đk với VN đế quốc xâm lược
- 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Muốn tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập"
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác vân động và tổ chức dân chúng của Đảng Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Phần 2)
5 p | 2351 | 809
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Phần 2)
10 p | 2803 | 786
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
7 p | 1699 | 459
-
ĐỀ CƯƠNG XÊMINA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
8 p | 566 | 247
-
ĐỀ ÔN THAM KHẢO MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
7 p | 608 | 184
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
13 p | 577 | 157
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương mở đầu
15 p | 126 | 16
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1
53 p | 135 | 14
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2022)
10 p | 49 | 10
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
4 p | 141 | 10
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới
9 p | 128 | 8
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
4 p | 61 | 8
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
7 p | 68 | 7
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 50 | 7
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
6 p | 64 | 6
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
5 p | 51 | 6
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (2023)
10 p | 45 | 6
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn