intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Một số vấn đề về móng cọc - TS. Trịnh Việt Cường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

203
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Một số vấn đề về móng cọc giới thiệu các nội dung chính: một số vấn đề về tiêu chuẩn trong lĩnh vực nền móng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng móng cọc, kết luận và kiến nghị. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Một số vấn đề về móng cọc - TS. Trịnh Việt Cường

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÓNG CỌC TS. Trịnh Việt Cường,Viện KHCN xây dựng
  2. Nội dung 1. Một số vấn đề về tiêu chuẩn trong lĩnh vực nền móng 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng móng cọc 3. Kết luận và kiến nghị
  3. Một số nét về áp dụng móng cọc ở Việt Nam Móng cọc đã được áp dụng tương đối phổ biến từ những năm 1980, đặc biệt khi công nghệ cọc tiết diện nhỏ được sử dụng rộng rãi cho các công trình qui mô nhỏ đến trung bình; Từ những năm 1990 đến nay, cọc tiết diện lớn với sức chịu tải cao được sử dụng cho hầu hết các nhà cao tầng, cầu và một số công trình công nghiệp; Nhiều công nghệ thi công tiên tiến đã được đưa vào áp dụng nhưng chưa được tổng kết kinh nghiệm. Việc áp dụng một số giải pháp tiên tiến gặp khó khăn; Đã xảy ra một số sự cố của móng cọc, đặc biệt là cọc nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của ma sát âm, cọc chịu tải ngang, …; Các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc được xây dựng từ những năm 1990, đến nay chưa được soát xét.
  4. Thiết kế cọc theo ƯSCP và theo TTGH TK theo ƯSCP được áp dụng từ giai đoạn đầu của ngành xây dựng. Đến nay nhiều tiêu chuẩn (Ví dụ Nhật Bản) vẫn sử dụng phương pháp này; Từ thập kỷ 1950, thiết kế theo TTGH được áp dụng ở Liên xô, Đan Mạch, … Đến nay đã được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia; Tại Mỹ, thiết kế theo TTGH được chấp nhận muộn hơn. Từ 1994 AASHTO áp dụng trong thiết kế cầu. Từ 2006 Bộ Giao thông Mỹ chấp nhận AASHTO LRFD trên toàn liên bang; TCXD 205:1998 bao hàm cả thiết kế theo TTGH (theo SNiP 2.02.03.85) và ƯSCP (theo Nhật Bản, Canada,…).
  5. Thiết kế theo ứng suất cho phép Thiết kế ứng suất cho phép được sử dụng từ đầu thế kỷ thứ 18. Trong tính toán áp dụng hệ số an toàn tổng thể FS: Q ≤ [Q] = Qn/FS Với: Q là tác động; Qn là trị tiêu chuẩn của tác động.
  6. Hệ số an toàn trong thiết kế theo ƯSCP • Theo AASHTO, FS phụ thuộc vào mức độ kiểm soát chất lượng. Mức độ kiểm soát càng chặt chẽ thì FS càng thấp: Loại hình khảo sát, thí Áp dụng trong thiết kế và kiểm tra nghiệm chất lượng xây dựng Khảo sát địa chất x x x x x Tính toán tĩnh x x x x x Công thức động x Phân tích bằng lý thuyết x x x x sóng ứng suất Phân tích CAPWAP x x Thử tải trọng tĩnh x x Hệ số an toàn (FS) 3,50 2,75 2,25 2,00 1,90 • TCXD 205:1998 khuyến cáo FS=2÷3, nhưng thiếu hướng dẫn chi tiết
  7. THIẾT KẾ THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN Hai trạng thái giới hạn: 1. Rr = φRn ≥ ηiγiQi 2. S ≤ [S] γi - hệ số tải trọng ηi - hệ số (tính dẻo, mức dư sức kháng, tầm quan trọng), ηi = ηD⋅ηr⋅ηI >0,95 Qni – tải trọng tiêu chuẩn φ - hệ số sức kháng Rn – sức kháng tiêu chuẩn 7
  8. CÁC HỆ SỐ TẢI TRỌNG (AASHTO LRFD) Hệ số tải trọng γ Loại tải trọng i Max. Min. DC: Cấu kiện và các phụ kiện 1,25 0,9 DD: Ma sát âm 1,8 0,45 DW: Lớp phủ mặt cầu và các tiện ích 1,5 0,65 EV: Áp lực đất thẳng đứng - Ổn định tổng thể 1,35 N/A - Kết cấu tường chắn 1,35 1,00 - Kết cấu cứng chôn trong đất 1,30 0,90 - Khung cứng 1,35 0,90 - Kết cấu mềm chôn trong đất, trừ 1,95 0,90 cống hộp thép - Cống hộp mềm bằng thép 1,50 0,90 ES: Tải trên bề mặt đất 1,5 0,75 6/18/2012 8
  9. HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO CỌC ĐÓNG (AASHTO LRFD) Hệ số sức kháng cho cọc đóng chịu tải trọng nén dọc trục: φ=kλv k - hệ số phụ thuộc vào phương pháp đánh giá sức chịu tải λv - hệ số xét đến mức độ kiểm soát chất lượng Nhận xét: - Hệ số sức kháng phụ thuộc vào phương pháp tính toán; - AASHTO hướng dẫn cách xác định φ ứng với các PP tính toán không nằm 6/18/2012 trong tiêu chuẩn. 9
  10. HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO CỌC ĐÓNG (AASHTO LRFD) Hệ số λv Nhận xét: - Hệ số λv phụ thuộc vào mức độ kiểm soát chất lượng khi thi công; - Khi chất lượng được kiểm soát chặt chẽ thì λv cao và theo đó hệ số sức kháng cũng cao.
  11. HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO CỌC NHỒI (AASHTO LRFD) Nhận xét: Khi kiểm tra sức chịu tải bằng thí nghiệm thì hệ số sức kháng rất cao (φ=0,8) 6/18/2012 11
  12. VÍ DỤ HỆ SỐ SỨC KHÁNG KHI THIẾT KẾ CỌC ĐÓNG THEO AASHTO LRFD TRƯỜNG HỢP 1: - Tính toán sức chịu tải theo SPT: φ=0.45 λv - Kiếm tra sức chịu tải khi thi công theo độ chối: λv=0.8 - Hệ số sức kháng: φ=0.45x0.8 = 0.40 - Hệ số an toàn tương đương (với ηi=0,95 và γ=1,25): FSe=1,25*0.95/0,4 = 2,96 TRƯỜNG HỢP 2: - Tính toán sức chịu tải theo SPT: φ=0.45 λv - Kiếm tra sức chịu tải bằng PDA và nén tĩnh: λv=1.0 - Hệ số sức kháng: φ=0.45x1.0 = 0.45 - Hệ số an toàn tương đương (với ηi=0,95 và γ=1,25): FSe=1,25*0,95/0,45 = 2,64 NHẬN XÉT: - Khi thí nghiệm cọc thì sức kháng được lấy cao hơn 12,5%; - Hệ số an toàn tương đương nằm trong khoảng 2,5-4; - Khi xét các loại tải trọng khác thì γ cao hơn nên FSe cũng cao hơn. 12
  13. VÍ DỤ HỆ SỐ SỨC KHÁNG KHI THIẾT KẾ CỌC NHỒI TRONG ĐẤT SÉT THEO AASHTO LRFD TRƯỜNG HỢP 1: - Tính toán sức chịu tải bằng PP α: φ=0,6 (lấy trung bình) - Hệ số tải trọng: γ=1,25 (tĩnh tải) - Hệ số an toàn tương đương (với ηi=0,95 và γ=1,25): FSe=1,25*0.95/0,6 = 1,98 TRƯỜNG HỢP 2: - Sức chịu tải xác định theo nén tĩnh: φ=0,80 - Hệ số tải trọng: γ=1,25 (tĩnh tải) - Hệ số an toàn tương đương (với ηi=0,95 và γ=1,25): FSe=1,25*0,95/0,80 = 1,48 NHẬN XÉT: - Hệ số an toàn tương đương khá thấp khi sử dụng cọc nhồi. Giá trị này tương đương Eurocode 7 và DIN 1054; - Trên thực tế ngành giao thông sử dụng hệ số an toàn rất cao. 13
  14. SỰ CẦN THIẾT XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHÔNG NẰM TRONG AASHTO LRFD AASHTO LRFD đề xuất một số phương pháp tính toán sức chịu tải. Chênh lệch giữa kết quả tính ma sát bên theo các phương pháp đó có thể tới 3 lần; Nhiều tương quan áp dụng trong tính toán phụ thuộc và điều kiện đất nền địa phương. Không nên áp dụng một cách máy móc các tương quan xác định theo điều kiện đất nền và công nghệ thi công ở nước ngoài; Nhiều phương pháp tính toán lấy từ tài liệu nước ngoài cho kết quả chênh lệch so với thực nghiệm ở Việt Nam. → Cần xác định hệ số sức kháng ứng với các phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc quen thuộc ở Việt Nam.
  15. Ví dụ về xác định hệ số sức kháng cho PP tính toán của TCXD 205:1998 Hệ số sức kháng tính theo: COVR- Biến thiên của sức kháng, xác định theo TT và TN βT - Chỉ số tin cậy mục tiêu (βT = 2,0÷2,5 cho cọc đóng)
  16. SỐ LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN Số liệu đã sử dụng lấy từ thí nghiệm nén tĩnh 27 cây cọc tại 7 hiện trường ở Việt Nam; Cọc đóng hoặc ép; B = 25÷40 cm, L = 13÷43,7 m; Nén tĩnh đến 2÷3 lần tải trọng tính toán; Sức chịu tải phụ thuộc chủ yếu vào lớp cát.
  17. Kết quả tính toán
  18. VÍ DỤ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO CỌC ĐÓNG βT NHẬN XÉT: - Chỉ số tin cậy mục tiêu βT là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đối với hệ số sức kháng φ. - βT càng cao thì φ càng thấp và thiết kế càng thiên về an toàn. 6/18/2012 18
  19. TỒN TẠI TRONG TCXD 205:1998 Trong tiêu chuẩn tồn tại song song các phương pháp thiết kế theo TTGH và theo ƯSCP: - Tính toán sức chịu tải theo TTGH được cho trong Phụ lục A (chủ yếu bằng cách tra bảng); - Tính toán sức chịu tải theo ƯSCP được cho ở các Phụ lục B và C. Không phân biệt rõ các phương pháp thiết kế, do đó trong nhiều trường hợp đã sử dụng tải trọng tính toán khi thiết kế theo ƯSCP, dẫn đến lãng phí (quá thiên về an toàn).
  20. TỒN TẠI TRONG TCXD 205:1998 Ví dụ 3 Công thức C.2.2 của TCXD 205:1998 tính toán sức chịu tải của cọc (theo tiêu chuẩn Nhật Bản, ƯSCP): Qa=1/3{αNaAp + (0,2 NsLs + cLc)πd} Nhận xét: - Hệ số an toàn FS=3; - Một số người sử dụng tải trọng tính toán (hệ số vượt tải khoảng 1,2), hệ số an toàn tương đương FS’=1,2*3 = 3,6. Số lượng cọc bố trí cho công trình có thể tăng 20% (Lãng phí); - Cần áp dụng đồng bộ các phương pháp tính toán theo ƯSCP hoặc TTGH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2