intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 5 - Nguyễn Thị Minh Hải

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

153
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nghiên cứu Marketing - Chương 5: Phương pháp chọn mẫu" cung cấp các kiến thức giúp người học có thể hiểu được các khái niệm, các vấn đề cần giải quyết đối với một cuộc điều tra mẫu, quy trình chọn mẫu, sai số trong điều tra chọn mẫu, chọn mẫu trực tuyến. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 5 - Nguyễn Thị Minh Hải

  1. Phương pháp chọn mẫu
  2. Hôm nay  Khái niệm  Các vấn đề cần giải quyết đối với một cuộc điều tra mẫu  Quy trình chọn mẫu  Sai số trong điều tra chọn mẫu  Chọn mẫu trực tuyến
  3. Tại sao phải chọn mẫu nghiên cứu?
  4. Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu  Tổng thể (Population): thị trường nhà nghiên cứu cần nghiên cứu để thỏa mãn mục đích và phạm vi nghiên cứu của mình. Ký hiệu: N  Ví dụ: Điều tra nhu cầu tiêu thụ bia 333 của người tiêu dùng tại TP. Long Xuyên có độ tuổi từ 18-45 Tổng thể: NTD tại TP. Long Xuyên từ 18 - 45 tuổi
  5. Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu  Phần tử (Element): đối tượng cần thu thập thông tin, là đơn vị nhỏ nhất của đám đông, đơn vị cuối cùng của quá trình chọn mẫu Ví dụ: Những thành viên tại TP. Long Xuyên có độ tuổi từ 18 – 45 là phần tử  Đơn vị (sampling Units): đám đông được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được gọi là đơn vị chọn mẫu Ví dụ: Các quận, huyện, hộ gia đình là đơn vị mẫu Hộ gia đình: tập hợp các thành viên cùng ăn chung và sống chung trong một nhà
  6. Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu  Khung chọn mẫu (Sampling Frame): danh sách liệt kê thông tin cần thiết của tất cả các đơn vị và phần tử của đám đông để thực hiện việc chọn mẫu  Ví dụ:  Tổng thể là sinh viên: khung chọn mẫu là danh sách lớp  Điều tra hộ gia đình ở các TP lớn thì khung chọn mẫu là danh bạ điện thoại  Điều tra đối tượng kinh doanh mua bán thì khung chọn mẫu có thể là danh sách nộp thuế ở chi cục, phòng thuế  Nhược điểm: khi một thị trường mà thông tin thứ cấp về dân số chưa hoàn chỉnh thì việc xác định khung chọn mẫu rất khó khăn và tốn kém
  7. Hiệu quả chọn mẫu  Hiệu quả thống kê của một mẫu được đo lường dựa vào sai lệch chuẩn của ước lượng. Một mẫu có hiệu quả thống kê cao hơn mẫu khác khi cùng một kích thước nó có sai lệch chuẩn nhỏ hơn.  Hiệu quả kinh tế của một mẫu được đo lường dựa vào chi phí thu thập thông tin của mẫu với độ chính xác mong muốn của nó
  8. Các vấn đề cần giải quyết đối với một cuộc điều tra mẫu  Vấn đề 1: Những thông tin gì cần tìm hiểu và nghiên cứu?  Vấn đề 2: Tổng thể nào là phù hợp?  Vấn đề 3: Việc lấy mẫu được thực hiện như thế nào?  Vấn đề 4: Thông tin được thu thập như thế nào?  Vấn đề 5: Việc suy luận các đặc trưng của mẫu thành các đặc trưng của tổng thể được thực hiện ra sao?  Vấn đề 6: Có thể kết luận gì đối với tổng thể?
  9. Vấn đề 1  Điểm khởi đầu và động lực của quá trình nghiên cứu  Nếu thông tin đã có sẵn hoặc khó có khả năng thu thập thì không tiến hành quá trình chọn mẫu  Xác định rõ vấn đề quan tâm ngay từ khi bắt đầu quá trình chọn mẫu  Đặt trọng tâm khai thác thông tin ở những vấn đề chính
  10. Vấn đề 2 Điều tra nhu cầu dầu gội trên địa bàn TP. Long Xuyên Tất cả NTD nữ từ 18 tuổi trở Từ 4/2009 – 7/2009 lên Đơn vị tổng thể Thời gian Đơn vị lấy mẫu mẫu Phạm vi lấy mẫu Đang sống trên địa bàn TP. Tất cả NTD nữ sống trong Long Xuyên hộ gia đình
  11. Vấn đề 2  Thực tế có sự sai biệt giữa tổng thể và tổng thể điều tra (tổng thể thực)  Tổng thể điều tra là tập hợp các đơn vị, phần tử mà từ đó có một số mẫu điều tra thực sự Tổng thể điều tra < Tổng thể  Tổng thể thực đôi khi không thể xác định  Xác định đơn vị mẫu giúp chỉ rõ đơn vị nhỏ nhất mà mẫu sẽ được chọn. Đơn vị mẫu có thể một hay nhiều phần tử: khu phố, công ty, hộ gia đình hay từng cá nhân
  12. Vấn đề 3  Không có phương pháp tốt nhất trong việc chọn đơn vị mẫu  Tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu, đặc tính của tổng thể và điều kiện của người nghiên cứu, số lượng đơn vị trong mẫu  Cỡ mẫu tùy thuộc chủ yếu vào yêu cầu về độ chính xác của suy luận thống kê và điều kiện tài chính của cuộc điều tra
  13. Vấn đề 4  Tỷ lệ nhận câu trả lời: tỷ lệ trả lời càng cao càng tốt  Sự chính xác và thành thật của câu trả lời.
  14. Vấn đề 5  Hiểu rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu để sử dụng đúng phương pháp suy luận  Phương pháp xử lý thông tin sai sẽ làm một trong những nguồn dẫn đến sai lầm trong kết luận nghiên cứu
  15. Vấn đề 6  Kết luận có làm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra khi bắt đầu nghiên cứu?  Các kết quả nghiên cứu được tóm lược và trình bày thông qua biểu bảng, đồ thị, sơ đồ thông tin, hoặc báo cáo bằng văn bản
  16. Quy trình chọn mẫu 1. Xác định thị trường nghiên cứu (tổng thể - N) 2. Xác định khung chọn mẫu 3. Xác định phương pháp chọn mẫu 4. Xác định cỡ mẫu (n) 5. Thiết lập sơ đồ và kế hoạch lấy mẫu 6. Tiến trình chọn mẫu ngoài thực địa
  17. Xác định tổng thể N
  18. Xác định thị trường nghiên cứu  Được tiến hành khi thiết kế nghiên cứu  Ví dụ:  Tìm hiểu thái độ, thói quen tiêu dùng của NTD tại Tp. Long Xuyên về đầu gội đầu có độ tuổi từ 18 -35   thị trường nghiên cứu: tất cả người tiêu dùng dầu gội đầu tại Tp. Long Xuyên có độ tuổi từ 18 đến 35.
  19. Xác Xác định định khung tổng chọn thể N mẫu
  20. Xác định khung chọn mẫu  Khung chọn mẫu là danh sách liệt kê người tiêu dùng tại Tp. Long Xuyên có độ tuổi từ 18 đến 35 cùng các dữ liệu cá nhân cần thiết cho việc chọn mẫu như: họ tên, địa chỉ, độ tuổi….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2