YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Nghiệp vụ bảo lãnh
112
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Những vấn đề chung của nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại, quy trình bão lãnh là những nội dung chính trong bài giảng "Nghiệp vụ bảo lãnh". Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ bảo lãnh
- NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH 1 1. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NHTM 3. 3. QUY TRÌNH BẢO LÃNH 4.
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 2 1. Khái niệm bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3 2. Các bên tham gia bảo lãnh Hợp đồng mua bán, dự thầu Bên được Bên nhận bảo lãnh bảo lãnh Đơn xin Thư bảo lãnh bảo lãnh Bên bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 4 2. Các bên tham gia bảo lãnh Bên bảo lãnh: là các TCTD bao gồm NHTM Nhà nước, NHTMCP, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, … Bên được bảo lãnh: các đơn vị tổ chức kinh tế hoặc thể nhân Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các TCTD Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của TCTD hoặc văn bản thỏa thuận giữa TCTD, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 5 3. Chức năng của bảo lãnh Bảo lãnh là công cụ đảm bảo • Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh • Bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra sự cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự bảo đảm chắc chắn cho người nhận bảo lãnh • Chính sự bảo đảm này tạo ra sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng được ký kết một cách dễ dàng và thuận lợi
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 6 3. Chức năng của bảo lãnh Bảo lãnh là công cụ tài trợ • Thông qua bảo lãnh, người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ… • Mặc dù không trực tiếp cấp vốn như trong tín dụng nhưng bảo lãnh ngân hàng giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như trong trường hợp cho vay
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 7 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm Bảo lãnh hoàn thanh toán Các loại bảo lãnh khác
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 8 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn - Khái niệm: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. - Hình thức bảo lãnh: • Mở L/C: Thư tín dụng trả chậm, Thư tín dụng dự phòng • Phát hành thư bảo lãnh • Ký chấp nhận hối phiếu • Lập giấy cam kết trả nợ
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 9 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh thanh toán ‾Khái niệm: Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. ‾ Đối tượng: Người mua ‾ Giá trị: Theo giá trị hợp đồng ‾ Hình thức • Mở L/C trả chậm, trả ngay • Chấp nhận hối phiếu • Bảo chi séc
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 10 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh dự thầu Khái niệm: Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. Đối tượng: Người dự thầu Giá trị: Theo giá trị hợp đồng Hình thức: Thư bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 11 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Khái niệm: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. Đối tượng: Người mua Giá trị: Theo giá trị hợp đồng Hình thức: Thư bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 12 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm Khái niệm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. Ñoái töôïng: Ngöôøi mua Giaù trò: Tiền phạt vi phạm hôïp ñoàng Hình thöùc: Thư bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 13 4. Các loại bảo lãnh Bảo lãnh hoàn thanh toán Khái niệm: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. Ñoái töôïng: Ngöôøi bán Giaù trò: Theo giaù trò ứng trước Hình thöùc: Thư bảo lãnh
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 14 5. Các hình thức phát hành bảo lãnh Phát hành thư bảo lãnh Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 15 1. Điều kiện bảo lãnh Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với tổ chức tín dụng. Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định pháp luật. Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn.
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 16 1. Điều kiện bảo lãnh Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 17 2. Phạm vi bảo lãnh • Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay; • Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển; • Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước. • Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật. • Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận cam kết trong các hợp đồng liên quan.
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 18 2. Phạm vi bảo lãnh Ngoài ra, các TCTD còn bị giới hạn trị giá hợp đồng bảo lãnh theo quy định sau: • Tổng số dư bảo lãnh của TCTD cho một khách hàng không được vượt quá 15% VTC của TCTD. Trường hợp TCTD phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay vượt quá 15% VTC của TCTD thì TCTD phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo quy định. • Tổng số dư bảo lãnh cho một khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 15% VTC của Ngân hàng nước ngoài. • Tổ chức tín dụng xác định tổng mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình, bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 19 3. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh • Giấy đề nghị bảo lãnh • Các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh do TCTD quy định
- II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 20 4. Hợp đồng bảo lãnh: do TCTD bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh và các bên liên quan thỏa thuận, bao gồm • Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng và khách hàng; • Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh; • Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh; • Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; • Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm; • Quyền và nghĩa vụ của các bên; • Quy định về bồi hoàn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; • Giải quyết tranh chấp phát sinh; • Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; • Những thoả thuận khác.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn