Bài giảng Ngữ văn 8 bài 22: Câu phủ định
lượt xem 14
download
Với bài giảng trong bộ sưu tập trên được thiết kế đẹp mắt sinh động đây sẽ là tài liệu dành cho giáo viên tham khảo. Các em đã biết gì về Câu phủ định? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm hình thức, chức năng, cách thức sử dụng, phân biệt, cách nhận biết loại câu này nhé! Hy vọng bộ sưu tập này sẽ là tài liệu tham khảo hay cho quý thầy cô và các em học sinh. Mong rằng quý thầy cô sẽ hài lòng với bài giảng trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 8 bài 22: Câu phủ định
- Kiểm tra bài cũ Câu 1. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? * Gợi ý: Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. - Chức năng: Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ...
- Kiểm tra bài cũ Câu 2. Xác định chức năng của các câu trần thuật sau: Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. A. Thông báo sự xuất hiện của Cai Tứ; B. Kể về Cai Tứ; OMiêu tả ngoại hình của Cai Tứ; C. D. Cả A, B, C đều đúng.
- Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Hình thức * Xét những câu sau đây: a. Nam đi Huế. b. Nam không đi Huế. không Câu có các từ Câu c. Nam chưa đi Huế. ngữ phủ định: phủ d. Nam chẳng đi Huế. không, chưa, định chẳng, ...
- Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Hình thức: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, không phải (là), đâu có phải (là) ... *Ví dụ: Lan không phải là sinh viên.
- Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Hình thức: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, không phải (là), đâu có phải (là) ... *Ví dụ: Lan không phải là sinh viên. 2. Chức năng:
- * Câu hỏi thảo luận nhóm: Xác định các câu phủ định trong đoạn hội thoại sau và cho biết các nhân vật trong đoạn hội thoại này sử dụng câu phủ định để làm gì? Tài: - Đạt à, hè này cậu về quê chơi hả? Đạt: - Ừ, tuần sau tớ sẽ đi. Tài: - Mình nghe nói Hùng cùng đi với bạn à? Đạt: - Đâu có, bạn ấy ở nhà mà. Tài: - Thế bố bạn có đi với bạn không? Đạt - Bố mình không đi, mình đi một mình thôi. Tài: - Vậy, bạn cho mình đi cùng với nhé.
- Tài: - Đạt à, hè này cậu về quê chơi hả? Đạt: - Ừ, tuần sau tớ sẽ đi. Tài: - Mình nghe nói Hùng cùng đi với bạn à? Đạt: - Đâu có, bạn ấy ở nhà mà. Tài: - Thế bố bạn có đi với bạn không? Đạt - Bố mình không đi, mình đi một mình thôi. Tài: - Vậy, bạn cho mình đi cùng với nhé. * Gợi ý: có 2 câu phủ định: 1. - Đâu có, bạn ấy ở nhà mà. Phản bác một ý kiến, một nhận định ( Câu phủ định bác bỏ ) 2. - Bố mình không đi, mình đi một mình thôi. Thông báo, xác nhận không có sự việc nào đó ( Câu phủ định miêu tả )
- Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Hình thức: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, không phải (là), đâu có phải (là) ... *Ví dụ: Lan không phải là sinh viên. 2. Chức năng: Câu phủ định dùng để: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ ( Câu phủ định miêu tả ). - Phản bác một ý kiến, một nhận định ( Câu phủ định bác bỏ )
- * Bài tập nhanh: Trong đoạn trích sau, những câu nào có từ ngữ phủ định? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. ( Thầy bói xem voi ) * Gợi ý: Những câu phủ định trong đoạn trích là: Phản bác - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. lại nhận - Đâu có! định phía trước
- * Xác định chức năng của câu phủ định sau: Nó không giỏi toán. * Gợi ý: - Nếu trả lời cho câu hỏi: Nó có giỏi toán không? Câu phủ định miêu tả. - Nếu phản bác lại ý kiến: Nó giỏi toán. Câu phủ định bác bỏ. * Lưu ý: Sự phân biệt câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ không phải khi nào cũng được thể hiện rõ bằng hình thức. Nhiều khi phải đặt câu phủ định trong một tình huống sử dụng cụ thể mới biết nó thuộc loại nào.
- Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Hình thức: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, không phải (là), đâu có phải (là) ... *Ví dụ: Lan không phải là sinh viên. 2. Chức năng: Câu phủ định dùng để: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ ( Câu phủ định miêu tả ). - Phản bác một ý kiến, một nhận định ( Câu phủ định bác bỏ ). * Ghi nhớ ( SGK/ Tr 53) II. Luyện tập:
- * Bài tập 1. Trong các đoạn trích sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? a/ Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. ( Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra) b/ Tôi an ủi lão: - Cụ cứ tưởng thế ấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. ( Nam Cao, Lão Hạc ) c/ Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ) * Gợi ý: Có những câu phủ định bác bỏ sau: Phản bác một ý - Cụ cứ tưởng thế ấy chứ nó chả hiểu gì đâu! kiến, nhận định - Không, chúng con không đói nữa đâu. trước đó.
- *Bài tập 2. Cho biết các câu sau có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương. a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. ( Băng Sơn, Quả thơm ) c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội ) *Gợi ý: Cả 3 câu trên đều là câu phủ định. Nhưng ý nghĩa của 3 câu đều là khẳng định. Vì:
- *Bài tập 2. a/ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) - không phải là không thì sẽ bằng có Ý nghĩa khẳng định - Câu có ý nghĩa tương đương: Câu chuyện có lẽ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa.
- b/ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. ( Băng Sơn, Quả thơm ) - Tương tự câu a: Không ai không từng ăn bằng ai cũng từng ăn Ý nghĩa khẳng định - Câu có ý nghĩa tương đương: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng ai cũng từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
- c/ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội ) - Tương tự: ai chẳng bằng ai cũng Ý nghĩa khẳng định - Câu có ý nghĩa tương đương: Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
- * So sánh: Các câu trong bài tập 2 với các câu ta vừa đặt. a/ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) - Câu có ý nghĩa tương đương: Câu chuyện có lẽ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa. b/ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn, Quả thơm) - Câu có ý nghĩa tương đương: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng ai cũng từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. c/ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội ) - Câu có ý nghĩa tương đương: Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. * Gợi ý: Những câu trong bài tập 2 ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn những câu ta vừa đặt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 13: Bài toán dân số
35 p | 987 | 95
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 8: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
23 p | 752 | 65
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 8: Tam đại con gà
25 p | 356 | 51
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 7: Tình thái từ
20 p | 550 | 43
-
Bài giảng Ngữ văn 8: Bài 6: Cô bé bán diêm
20 p | 700 | 39
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 8: Thao tác lập luận so sánh
28 p | 249 | 36
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 19: Khi con tu hú
19 p | 457 | 31
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 5: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
14 p | 584 | 31
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 21: Bài thơ Ngắm trăng
16 p | 492 | 30
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 8: Nhưng nó phải bằng hai mày
19 p | 280 | 21
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 21: Câu trần thuật
20 p | 449 | 20
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 11: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
13 p | 450 | 18
-
Bài giảng Ngữ văn 8 bài 20: Ôn tập về văn bản thuyết minh
33 p | 227 | 16
-
Bài giảng Ngữ văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
27 p | 81 | 10
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 8 bài 10: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
26 p | 18 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 8 bài 25: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
16 p | 19 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 8 bài 19: Hội thoại
22 p | 16 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 8 bài 6: Cô bé bán diêm
25 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn