Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 3
lượt xem 15
download
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định....Đó là một trong những kiến thức sẽ được học qua bài giảng Nhà nước và pháp luật chương 3 Hệ thống pháp luật - quy phạm pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 3
- CHƯƠNG III HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. => Hệ thống pháp luật = hệ thống cấu trúc bên trong và hình thức thể hiện bên ngoài của pháp luật.
- 2. Hệ thống cấu trúc của pháp luật (Cấu trúc bên trong của pháp luật) 2.1 Khái niệm Hệ thống cấu trúc của pháp luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau, được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật. • Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố ở 03 cấp độ khác nhau: + Quy phạm pháp luật (tính chất tế bào); + Chế định luật (tính chất nhóm); + Ngành luật (tính chất lĩnh vực).
- 2.2 Các yếu tố cấu thành nên hệ thống cấu trúc pháp luật a) Quy phạm pháp luật: Là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, có tính chất bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện. b) Chế định pháp luật: Bao gồm một số quy phạm có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập.
- c) Ngành luật: Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Để xác định tính chất, nội dung và phạm vi của mỗi ngành luật, người ta dựa vào hai tiêu chí: + Đối tượng điều chỉnh + Phương pháp điều chỉnh Việc phân định ranh giới giữa các ngành luật là vấn đề rất khó và chỉ mang tính tương đối.
- 2.3 Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN - Luật hiến pháp - Luật hành chính - Luật tài chính - Luật ngân hàng - Luật đất đai - Luật lao động - Luật hôn nhân va gia đình - Luật dân sự - Luật tố tụng dân sự - Luật hình sự - Luật tố tụng hình sự - Luật kinh tế - Luật pháp quốc tế gồm công pháp và tư pháp
- 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Hình thức thể hiện bên ngoài của pháp luật) 3.1 Khái niệm: Là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. 3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành 3.2.1 Văn bản luật Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành. Bao gồm: • Hiến pháp: quy định những v/đ cơ bản nhất của nhà nước: như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.
- • Luật: cụ thể hóa hiến pháp quy định các vấn đề quan trọng, cơ bản trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết của quốc hội: ban hành để quyết định các kế hoạch phát triển đất nước trong các lĩnh vực; để phê chuẩn điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của các bộ phận thuộc Quốc hội. Nghị quyết của quốc hội có giá trị tương đương luật. 3.2.2 Văn bản dưới luật Là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục hình thức do pháp luật quy định. Bao gồm: • Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội • Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- • Nghị định của Chính phủ • Quyết định của thủ tướng chính phủ • Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ • Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. • Thông tư của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC • Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước •Văn bản liên tịch gồm: nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ/UBTV Quốc hội với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC/Viện trưởng VKSNDTC/Bộ trưởng/thủ trưởng cơ quan ngang bộ. • Văn bản của HĐND địa phương (nghị quyết) và UBND địa phương (quyết định, chỉ thị).
- • Nghị định của Chính phủ; • Quyết định của Thủ tướng chính phủ; • Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ • Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao • Thông tư của Viện trưởng VKSNDTC; • Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước • Văn bản liên tịch gồm: nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ/UBTV Quốc hội với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC/Viện trưởng VKSNDTC/Bộ trưởng/thủ trưởng cơ quan ngang bộ. • Văn bản của HĐND địa phương (nghị quyết) và UBND địa phương (quyết định, chỉ thị).
- 3.3 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 3.3.1 Hiệu lực theo thời gian: được xác định từ thời điểm phát sinh đến thời điểm chấm dứt hiệu lực văn bản. - Thời điểm phát sinh hiệu lực: được thể hiện trong chính văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành (trừ trường hợp khẩn cấp). Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng công báo thì mới có hiệu lực thi hành. - Thời điểm chấm dứt: văn bản chấm dứt hiệu lực khi + Hết thời hạn hiệu lực ghi trong văn bản đó; ‘ + Được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng VB của chính cơ quan đã ban hành; + Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ
- 3.3.1 Hiệu lực theo không gian và đối tượng áp dụng Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Văn bản pháp luật do địa phương ban hành có hiệu lực trong phạm vi địa hạt hành chính của địa phương và áp dụng đến các cơ quan, tổ chức cá nhân trong phạm vi địa phương.
- 3. 4 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó (hiệu lực hồi tố). Tuyệt đối không áp dụng hiệu lực hồi tố khi: - Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; - Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
- • Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. • Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. • Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
- II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, đặc điểm 1.1 Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. 1.2 Đặc điểm: Quy phạm pháp luật có các đặc điểm của một loại quy phạm xã hội nói chung như: là khuôn mẫu để định hướng hành vi của con người; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Đặc điểm riêng: quy phạm pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác ở những điểm sau:
- Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội khác - Quy tắc xử xự mang tính - Cũng là quy tắc xử chung bắt buộc chung nhưng không bắt buộc chung - Do nhà nước ban hành - Không các định được chủ thể ban hành. - Xác định được thời điểm bắt - Không xác định được chính đầu và chấm dứt hiệu lực xác điểm bắt đầu và chấm dứt - Được nhà nước đảm bảo thực - Thực hiện bằng dư luận xã hiện; hội - Khi vi phạm bị nhà nước - Không bị cưỡng chế mà do xử lý, kết án và cưỡng chế dư luận lên án. - Có hình thức, nội dung chặt - Nội dung không thống nhất tồn tại có tính hệ thống. không có tính hệ thống
- 2. Cấu thành của quy phạm pháp luật Một quy phạm pháp luật thường có ba bộ phận cấu thành là: giả định, quy định, chế tài. 2.1 Giả định: là một phần của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên tình huống (hoàn cảnh, điều kiên) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm sẽ tác động đến những chủ thể nhất định. Phần giả định trả lời cho câu hỏi: ai (tổ chức, cá nhân) nào, trong tình huống (điều kiện, hoàn cảnh) nào? Ví dụ: Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa (khoản 2, điều 32 Bộ luật dân sự). Giả định được chia thành 02 loại: giả định giản đơn và giả định phức tạp.
- 2.2 Quy định: Cách xử xự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện khi rơi vào tình huống ở phần giả định. Phần quy định trả lời cho câu hỏi: phải làm gì? được làm gì? không được làm gì? làm như thế nào? Ví dụ: Công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật (điều 80, hiếp pháp 1992) Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật (điều 57, Hiếp pháp ) Tùy vào tiêu chí phân loại mà quy định có thể được chia thành nhiều loại. - Dựa vào phương pháp tác động mà chia thành: quy định cấm đoán, bắt buộc hay trao quyền; - Dựa vào số lượng quy tắc xử sự chia thành:quy định giản đơn – phức tạp; - Dựa vào tính mệnh lệnh chia thành: quy định dứt khoát – không dứt khoát
- 2.3 Chế tài: là một phần của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thể có thẩm quyền quyết định đối với người vi phạm pháp luật. Phần chế tài trả lời cho câu hỏi: phải chịu hậu quả gì nếu vi phạm pháp luật. VD: Điều 102, BLHS “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Dựa vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại: + Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. + Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn.
- 2.4 Cách thể hiện các bộ phận của quy phạm pháp luật trong văn bản Điều luật là hình thức thể hiện thể hiện bên ngoài của quy phạm pháp luật. Về nguyên tắc, để đảm bảo sự chặt chẽ thì một quy phạm pháp luật phải được trình bày theo một kết cấu là: giả định – quy định – chế tài. Nhưng trên thực tế, các quy phạm pháp luật thể hiện rất đa dạng như sau: - Một điều luật có thể chứa đựng một hoặc nhiều QPPL - QPPL không phải lúc nào cũng trình bày theo cấu trúc: giả định – quy định – chế tài, mà trật tự của các bộ phận này có thể thay đổi; - Một điều luật thường chỉ có hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài. - Điều luật có thể trình bày trực tiếp các bộ phận của QPPL hoặc viện dẫn từ điều luật khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 1
16 p | 270 | 44
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 2
20 p | 290 | 25
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 4
14 p | 282 | 19
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 10
9 p | 209 | 18
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 5
8 p | 130 | 15
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 8
19 p | 124 | 13
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 2: Những vấn đề cơ bản về nhà nước
51 p | 78 | 11
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 6
15 p | 152 | 11
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 9
13 p | 142 | 11
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Đào Mộng Điệp
71 p | 119 | 8
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 4.3 - Học viện ngân hàng
41 p | 40 | 5
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 1: Khái quát môn học nhà nước và pháp luật đại cương
8 p | 37 | 5
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 1 - Học viện ngân hàng
9 p | 63 | 4
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 4.2 - Học viện ngân hàng
26 p | 53 | 4
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 3 - Học viện ngân hàng
67 p | 68 | 4
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 4.1 - Học viện ngân hàng
10 p | 57 | 4
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 2 - Học viện ngân hàng
51 p | 95 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn