Bài giảng Những vấn đề cơ bản về hệ thống cơ quan nhà nước
lượt xem 4
download
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về hệ thống cơ quan nhà nước sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những nội dung về cơ quan nhà nước và địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về hệ thống cơ quan nhà nước
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
- • I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC • II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC • III. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN
- KHÁI QUÁT VỀ CQNN HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC QUAN NIỆM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
- HỆ THỐNG CÁC CQNN Quan niệm về nhà nước • Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Khi nói đến Nhà nước nói chung thường gắn liền với tên quốc gia, tên nước... ở phạm vi một nước, một quốc gia, khi nói đến nhà nước phải nói đến các vấn đề liên quan như: chính thể, chính trị, dân tộc, thể chế, bộ máy nhà nước, chính sách, pháp luật...
- Nhà nước xuṍt hiợ̀n từ khi xã hội loại người bị phân chia thành các giai cấp có quyền lợi đối kháng. Nhà nước là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp, là bộ máy quyền lực do giai cấp nắm quyền thống trị về chính trị, kinh tế – xã hội lập nên để quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của lực lượng nắm quyền.
- Các kiểu nhà nước xuất hiện trong lịch sử Nhà nước chiếm hữ u nô lệ – do giai cấp chủ nô nắm quyền trong chế độ chiếm hữu nô lệ; Nhà nước phong kiến – do giai cấp phong kiến nắm quyền trong chế độ phong kiến; Nhà nước tư sản – do giai cấp tư sản nắm quyền trong chế độ tư bản; Nhà nước XHCN – do giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động nắm quyền trong chế độ XHCN.
- Quan niệm về nhà nước Nhà nước là một thực thể chính trị được lập ra trên một lãnh thổ, bên trong đó có dân cư sinh sống và thực thể đó có quyền lực được thể chế hoá. Nhà nước là một cộng đồng được thiết lập trên một lãnh thổ xác định và tạo nên một sự thống nhất về chính trị. Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị gồm một bộ máy đặc biệt để phục vụ xã hội và thực hiện các chức năng quản lý trong một quốc gia.
- Các loại hình thức của nhà nước Nhà nước đơn nhất; Nhà nước liên bang; Nhà nước quân chủ lập hiến; Nhà nước cộng hoà. • Dù dưới hình thức nào hay chính thể nào chăng nữa, nhà nước võ̃n có bộ máy để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia và quản lý mọi mặt đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng nắm quyền trong xã hội.
- Quan niệm về Nhà nước CHXHCN Việt Nam • Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là trung tâm quyền lực chính trị trên cơ sở liên minh giữ a các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là trụ cột của hệ thống chính trị, có bộ máy thực hiện chủ quyền quốc gia và các chức năng nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức và của mọi công dân. •
- NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN Nhân dân là người làm chủ nhà nước, là chủ thể quyền lực của nhà nước; Nhân dân có toàn quyền quyết định tính chất, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng hoạt động, xu hướng phát triển của BMNN, sử dụng BMNN để thực hiện quyền lực của mình và kiểm tra, giám sát sự hoạt động của BMNN;
- Tất cả các CQNN, CB,CC nhà nước liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, báo cáo hoạt động trước nhân dân; Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trước hết thông qua QH và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân( Điều 6 Hiến pháp năm 1992).
- Nhân dân Việt Nam là người làm chủ nhà nước, là chủ thể của quyền lực nhà nước: Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi(năm 1945), lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; Sử dụng nhà nước ấy để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và hiện nay đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- NHÀ NƯỚC DO NHÂN DÂN Các CQNN từ trung ương xuống địa phương đều do nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình( ví dụ, cử tri trực tiếp bầu thành lập QH và HĐND các cấp, sau đó QH và HĐND bầu, thành lập các cơ quan chấp hành của mình); Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp tham gia xây dựng và thực hiện(ví dụ, nhân dân đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh và tổ chức thực hiện những văn bản đó khi chúng được ban hành);
- Mọi vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung cả nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp thảo luận, bàn bạc, quyết định, thực hiện ( ví dụ, nhân dân tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương về quốc kế dân sinh và đối ngoại, kiến nghị cải cách BMNN, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân); Trực tiếp quản lý các công việc mà chính quyền giao cho; Kiểm tra, giám sát hoạt động của BMNN và đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong BMNN.
- NHÀ NƯỚC VÌ NHÂN DÂN Nhà nước có cơ cấu tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả, thuận tiện cho nhân dân sử dụng và kiểm tra, giám sát; Có mục đích hoạt động vì lợi ích của nhân dân ; Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều được xây dựng và thực hiện xuất phát từ lợi ích của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân; Các CQNN, CB, CC, VC nhà nước luôn tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; Công cuộc cải cách BMNN hiện nay cũng nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân.
- CÁC ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổ; Nhà nước có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế, quản lý và phục vụ xã hội; Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội; Nhà nước đặt ra các loại thuế và thu thuế để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phục vụ nhu cầu công cộng của xã hội...;
- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể nhân dân. • Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Nhà nước CHXHCN Việt Nam là trung tâm của quyền lực chính trị, là trụ cột của toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta.
- VỊ TRÍ CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật để quản lý và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Nhà nước sử dụng sức mạnh quyền lực để bảo đảm, bảo vệ tự do, quyền, lợi ích hợp pháp của đất nước, của công dân, tổ chức trên cơ sở trên cơ sở pháp luật; Nhà nước thực hiện quản lý thống nhất và có phân cấp thẩm quyền cho địa phương về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; Nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự – an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sống, phát triển dân sinh, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm
- BỘ MÁY NHÀ NƯỚC • BMNN Cộng hoà XHCN Việt Nam là hệ thống các CQNN từ trung ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo nhữ ng nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhữ ng nhiệm vụ chiến lược và các chức năng của nhà nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- HỆ THỐNG CÁC CQNN CQQLNN ( QH là cơ quan lập pháp và HĐND là CQQLNN ở địa phương); Chủ tịch nước cộng hoà XHCN Việt Nam; Các CQHCNN, tức là CQHP ( Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, có chức năng QLNN đối vơí các ngành, lĩnh vực, các UBND cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp…) Các cơ quan xét xử (TANDTC, các TAND địa phương, Toà án quân sự và các Toà án khác theo luật định); Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các VKSND địa phương, các Viện kiểm sát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục học đại cương
49 p | 8651 | 1607
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Đông - Prof.Dr. Vũ Tình
55 p | 615 | 171
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây - Prof.Dr. Vũ Tình
75 p | 262 | 85
-
Bải giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
67 p | 227 | 81
-
BÀI THU HOẠCH TRIẾT HỌC CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
3 p | 478 | 30
-
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
128 p | 85 | 11
-
Bài giảng Phần 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945
90 p | 79 | 5
-
Bài giảng Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về quản lý, lãnh đạo cấp phòng
113 p | 53 | 5
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 7 - ThS. Đặng Kiều Diễm
30 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn