Bài giảng Pháp luật đại cương – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
lượt xem 21
download
Nội dung của bài giảng bao gồm 7 chương với các nội dung: những vấn đề cơ bản về nhà nước; những vấn đề cơ bản về pháp luật; quy phạm pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; hệ thống pháp luật Việt Nam; pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
- PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH BM: Chính sách- Pháp luật (PV344) Tel: 0985968021 Email:nguyenthingocanh@hcmuaf.edu.vn
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHƯƠNG 6: HẾ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG 7: PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 1.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội đa dạng và phức tạp, có liên quan đến lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp dân cư, các dân tộc, các quốc gia và tác động trực tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước luôn là trung tâm của các cuộc tranh chấp nhằm giành lấy chính quyền và thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực ấy thực chất chính là Nhà nước.
- Tuỳ theo cách nhìn và quan điểm khác nhau, người ta có những cách đánh giá khác nhau về Nhà nước. Có hai luồng quan điểm: - Các thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước - Học thuyết Mác – Lê-nin 1.1.1. Các thuyết phi Mác xít a. Thuyết Thần học (thời trung cổ: Ph.Acvin, xã hội tư sản: Masiten, Koct-Phlore…) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội. Mọi thứ trên đời đều do Thượng đế sinh ra. Nhà nước cũng vậy đều là do đấng tối cao sáng tạo, thể hiện ý Chúa. Thượng đế đã sáng tạo ra Nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung.
- - Nhà nước là sản phẩm của Thượng đế vừa mang tính vĩnh cửa vừa mang tính siêu nhiên. - Tuỳ vào ý chí của Thượng đế sẽ quyết định sự tồn vong của Nhà nước. Như vậy: Quyền lực Nhà nước là hiện thân của quyền lực của Thượng đế, là vĩnh cửu, tuân theo quyền lực Nhà nước là tuân theo ý Thượng đế.
- b. Thuyết gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người, vì vậy, cũng như gia đình Nhà nước tồn tại vĩnh hằng trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người gia trưởng đứng đầu gia đình, nó chỉ sự kế tiếp quyền lực gia trưởng trong gia đình. Vì vậy, trong mọi hình thái xã hội, Nhà nước luôn tồn tại và không có tính giai cấp.
- c. Thuyết khế ước xã hội Sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) xã hội được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. T.Hobbes: Nhà nước là khế ước xã hội dựa trên cơ sở ý chí của mọi người nhằm chống lại sự thống trị chuyên chế, tạo ra một trật tự xã hội mới, ở đó các quyền tự nhiên của con người được tôn trọng.
- J.J. Rousseau phát triển quan điểm về khế ước xã hội. Việc xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa xuất hiện Nhà nước bằng luận điểm rằng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện đã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng bất công, áp bức. Cho nên, Nhà nước xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội do Nhân dân tự lập ra nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giữa họ và xoá bỏ tình trạng áp bức, bất công.
- Như vậy: - Nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do nhân dân kiểm soát. - Quyền lực của bộ máy nhà nước không tách rời nhân dân. - Mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Đại diện thuyết khế ước xã hội các nhà tư tưởng tư sản (thế kỷ 17,18) quan niệm: do việc ký kết hợp đồng thành lập Nhà nước nên các cá nhân chuyển một số quyền tự nhiên của mình cho Nhà nước, do đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ sở hữu, an toàn tính mạng, tài sản cho các công dân, trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và Nhân dân có quyền lật đổ Nhà nước và ký kết khế ước mới. Như vậy, Thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến.
- Hạn chế: Giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà nước ra đời do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia hợp đồng, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước. d. Thuyết bạo lực: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, kết quả là thị tộc chiến thắng lập ra một bộ máy đặc biệt (Nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại.
- đ. Thuyết tâm lý: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ… vì vậy, Nhà nước là tổ chức siêu nhiên có sứ mạng lãnh đạo xã hội. Nhìn chung: Tất cả các quan điểm hoặc do hạn chế về mặt lịch sử, do nhận thức còn thấp kém hoặc do bị chi phối bởi lợi ích giai cấp hay cố tình giải thích sai lệch những nguyên nhân đích thực làm phát sinh Nhà nước, che đậy bản chất Nhà nước, cố ý hay vô tình lảnh tránh bản chất giai cấp của Nhà nước.
- 1.1.2. Học thuyết Mác Lê-nin a. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, những luận điểm khoa học về sự xuất hiện Nhà nước được Ph. Ăngghen trình bày trong tác phẩm nổi tiếng: “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước” và được V.I. Lê nin phát triển thêm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lê-nin giải thích: “Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa”.
- b. Quan điểm của Mác Lê-nin: Xã hội loài người đã từng trải qua thời kỳ tiền nhà nước là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ (ở thời kỳ này chưa thể và chưa cần sự xuất hiện của Nhà nước) và thời kỳ có nhà nước. Đến một lúc nào đó thì xã hội không cần có Nhà nước nữa và Nhà nước sẽ tự nó tiêu vong, đó là giai đoạn Cộng sản chủ nghĩa. * Chế độ cộng sản nguyên thuỷ: là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là xã hội không có giai cấp, chưa có Nhà nước. Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước lại nảy sinh chính trong xã hội chưa có giai cấp đó.
- Đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ: - Con người sống chung trong cộng đồng; - Nhặt nhạnh trái cây và săn bắt chim thú; - Sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải, cùng làm, cùng hưởng và không có sự phân chia lợi ích. Đây là cơ sở của những quan hệ kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Xã hội không có giai cấp, không có đấu tranh giai cấp, không có áp bức bóc lột.
- Thị tộc là một cộng đồng xã hội độc lập, là tổ chức tế bào cơ sở của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người và được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.Nó đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế- xã hội đầu tiên trong lịch sử hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế - xã hội. Tổ chức Thị tộc được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống: chế độ mẫu hệ. chế độ phụ hệ.
- Trên cơ sở sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong Thị tộc. Mọi người đều bình đẳng, không có ai có đặc quyền đặc lợi và tồn tại phân công lao động nhưng mới là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của Thị tộc gồm những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi. - Quyết định các vấn đề quan trọng của Thị tộc:
- - Tổ chức lao động sản xuất; - Tiến hành chiến tranh; - Giải quyết các tranh chấp nội bộ… Những quyết định của hội đồng Thị tộc thể hiện ý chí chung của tất cả các thành viên và có tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Quyền lực xã hội có hiệu lực rất cao và đã thể hiện tính cưỡng chế mạnh mẽ. Người đứng đầu: Tù trưởng, Thủ lĩnh quân sự để thực hiện các công việc chung, nhưng không có đặc quyền, đặc lợi, họ chịu sự kiểm tra của cộng đồng và có thể bị bãi miễn khi không còn uy tín hay ủng hộ của cộng đồng.
- Hôn nhân: Đến một giai đoạn nhất định có sự cấm đoán trong hôn nhân trong nội bộ Thị tộc nên các thành viên của Thị tộc này có quan hệ hôn nhân với các thành viên của Thị tộc khác, chế độ ngoại tộc hôn. Các Thị tộc (có quan hệ ngoại tộc hôn) hợp thành Bộ tộc (Bào tộc). Bộ tộc liên kết với nhau thành Bộ lạc và đến giai đoạn cuối cùng của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì các liên minh Bộ lạc đã hình thành. Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong xã hội thị tộc, đã có sự tập trung cao hơn nhưng quyền lực vẫn mang tính xã hội chưa mang tính giai cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - Ths. Đinh Thị Hoa
31 p | 358 | 86
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - Ths. Đinh Thị Hoa
24 p | 278 | 56
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Nhập môn pháp luật đại cương
6 p | 271 | 34
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 21 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 16 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
17 p | 10 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
31 p | 87 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
27 p | 90 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 26 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Quy phạm pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
18 p | 42 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 17 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 9 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
30 p | 107 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 12 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 5 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 9 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 10 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
9 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn