intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phòng và diệt côn trùng truyền bệnh - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phòng và diệt côn trùng truyền bệnh" trình bày các nội dung chính về: Những sinh vật và côn trùng là vật trung gian truyền bệnh cho người; tác hại của chuột trong vai trò truyền bệnh cho người; tác hại của ruồi trong vai trò truyền bệnh cho người; tác hại của muỗi trong vai trò truyền bệnh cho người; các biện pháp đơn giản trong đề phòng và diệt các côn trùng truyền bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phòng và diệt côn trùng truyền bệnh - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHOA Y ***** PHÒNG VÀ DiỆT CÔN TRÙNG  TRUYỀN BỆNH
  2. MỤC TIÊU Những sinh vật và côn trùng là vật trung gian truyền bệnh cho người Tác hại của chuột trong vai trò truyền bệnh cho người. Tác hại của ruồi trong vai trò truyền bệnh cho người Tác hại của muỗi trong vai trò truyền bệnh cho người Các biện pháp đơn giản trong đề phòng và diệt các côn trùng truyền bệnh.
  3. ĐẠI CƯƠNG
  4. ĐẠI CƯƠNG Ruồi, muỗi, gián nhà, bọ chét, chấy, rận,… Trung gian trong lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người Một số côn trùng còn giữ vai trò là đường truyền một số bệnh dịch như: sốt rét, tả, dịch hạch... Môi trường sinh sản và phát triển của côn trùng là những nơi ô nhiễm
  5. ĐẠI CƯƠNG Nếu không có những biện pháp đề phòng, tiêu diệt các loại côn trùng này nguy cơ các dịch bệnh có liên quan dễ dàng bùng phát gây ảnh hưởng cho sức khoẻ cộng đồng và kinh tế xã hội.
  6. MUỖI
  7. Phân bố Anopheles minimus, An. Dirus, An. Balabasensis… là những loài muỗi truyền bệnh sốt rét chính ở Việt Nam  Phân bố ở hầu hết các tỉnh thành có sốt rét lưu hành dọc chiều dài của đất nước.  Ở Việt Nam, muỗi Ae. Aegypti (gây bệnh sốt xuất huyết dengue) gặp ở mọi miền của đất nước. Culex pipiens quinquefascitus (truyền viêm não, giun chỉ) phân bố khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  8. Đặc tính sinh học và tập quán Muỗi cái chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời 1­5  ngày 7­10 ngày
  9. Đặc tính sinh học và tập quán Thời gian hoạt động Muỗi Anopheles và Culex hoạt động về đêm và đốt khi trời tối  Aedes hoạt động vào ban ngày Nơi sống: thường sống ở những nơi tối, mát, ẩm trong nhà hoặc khu vực xung quanh nhà ở Tác hại Muỗi truyền các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, sốt vàng và giun chỉ, các bệnh này có thể gây ra bất cứ hậu quả nào, từ sốt nhẹ đến tử vong.
  10. 1. Muỗi Anopheles Trong tổng số 380 loài muỗi Anopheles thì có khoảng 60 loài có thể truyền bệnh sốt rét.
  11. Đặc điểm của muỗi Anopheles Bọ gậy thường thích ở những nơi có ánh sáng mặt trời và thường thấy ở nơi có cây cỏ, các đám rong rêu.  Nơi muỗi thích nhất là các vũng nước, rãnh nước, nơi nước lặng, ở suối nước chảy chậm, ruộng nước, những dụng cụ chứa nước của người như chum, vại, bể chứa.  Bọ gậy có đặc điểm nằm ngang trên mặt nước, ăn các hạt hữu cơ nhỏ.
  12. Đặc điểm của muỗi Anopheles Muỗi hoạt động từ khi mặt trời lặn cho tới khi mặt trời mọc. Muỗi bay vào nhà đốt người và đậu lại ở trong nhà khoảng vài giờ, sau đó bay ra ngoài đậu ở các bụi cây, các hốc nước, cũng có khi muỗi đậu lại ở trong nhà nơi thoáng gió.
  13. Phương thức lây truyền của muỗi Anopheles T/C  Sau 9 ngày
  14. Phương thức lây truyền của muỗi Anopheles Nếu không điều trị kịp thời và tích cực thì các cơn sốt rét trùng hợp với các đợt ký sinh trùng nhân lên làm cho hồng cầu bị phá vỡ, gây những cơn sốt rét ác tính. Lâu dần làm cho gan, lá lách sưng lên rất nguy hiểm cho người bệnh.
  15. Thời kỳ ủ bệnh + Plasmodium. falciparum : 8 -12 ngày + P.vivax : 12 - 17 ngày + P.Malariae : 21 - 40 ngày + P.Ovalé : 14 ngày. Nhưng ở bệnh nhân nhiễm KSTSR do tiêm truyền, thời gian này ngắn hơn, chỉ vài ngày sau khi tiêm chích, truyền máu.
  16.  TRIỆU CHỨNG Cơn sốt rét điển hình gồm 3 dấu hiệu: Rét run – sốt - vã mồ hôi.
  17. CƠN SỐT RÉT ĐiỂN HÌNH Rét run Khởi đầu cho cơn sốt rét với các biểu hiện nổi gai ốc, cảm giác lạnh lan sống lưng ra tay chân và toàn thân, môi tím, miệng run lập bập. Cơn lạnh không giảm dù BN đắp nhiều mền hay ủ ấm.Thân nhiệt vẫn bình thường hoặc sốt nhẹ (38.50C). Đôi khi kèm ho khan, đau bụng, nôn ói, lách to; trẻ có thể bị động kinh.  Cơn rét run kéo dài khoảng 20 phút - 1 giờ hoặc lâu hơn.
  18. CƠN SỐT RÉT ĐiỂN HÌNH Sốt: sau cơn rét, thân nhiệt tăng nhanh đến 39-40 0C, mặt đỏ bừng, nhịp thở tăng kèm nhức đầu dữ dội, nôn ói, môi rộp. Cơn sốt kéo dài khoảng 1 giờ. Vã mồ hôi: kéo dài 1-2 giờ, thân nhiệt hạ dần, mồ hôi vã ra, các triệu chứng theo kèm giảm bớt, bệnh nhân thấy dễ chịu, sảng khoái, ăn uống bình thường. Ở những cơn sốt rét sau, bệnh nhân đỡ mệt nhanh hơn. Ngoài ra có thể thấy dấu hiệu thiếu máu, vàng da nhẹ, lách to, sờ đau.
  19. CƠN SỐT RÉT ĐiỂN HÌNH Cơn sốt rét thường xảy ra có chu kỳ: thời gian giữa hai cơn sốt rét thay đổi theo loài: + P. falciparum: 36 - 48 giờ, gây sốt cách nhật ác tính + P. vivax, P.Ovalé : 48 giờ, gây sốt cách nhật. + P.malariae : 72 giờ, gây sốt cách 2 ngày.
  20. 2. Muỗi Culex Trong số 550 loài muỗi Culex chỉ có một số loài là vật truyền bệnh, đặc biệt là bệnh giun chỉ Bancrofti.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2