intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phụ lục 1: Kỹ năng hỏi của thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phụ lục 1: Kỹ năng hỏi của thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm giới thiệu tới các bạn về tầm quan trọng của việc hỏi tại phiên tòa; đặc điểm, đối tượng và phạm vi của việc hỏi; những nội dung cần phải hỏi; trình tự xét hỏi; phương pháp xét hỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phụ lục 1: Kỹ năng hỏi của thẩm phán tại phiên tòa hành chính sơ thẩm

  1. PHỤ LỤC 1 KỸ NĂNG HỎI CỦA THẨM PHÁN TẠI PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH SƠ THẨM 1
  2. DÀN Ý 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỎI TẠI  PHIÊN TÒA  2. ĐẶC ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA VIỆC HỎI  3. NHỮNG NỘI DUNG CẦN PHẢI HỎI  4. TRÌNH TỰ XÉT HỎI  5. PHƯƠNG PHÁP XÉT HỎI 2
  3. 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC  HỎI TẠI PHIÊN TÒA • Việc  hỏi  thể  hiện  kỹ  năng  điều  khiển  phiên  tòa  của  Thẩm phán­Chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm nhân dân  (sau đây gọi tắt là HĐXX)  • HĐXX sẽ phải thẩm tra lại tính hợp pháp và sự chính xác  của các tài liệu, chứng cứ  • Giúp HĐXX hiểu được một cách toàn diện về tất cả các  tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án 3
  4. 2. ĐẶC ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ  PHẠM VI CỦA VIỆC HỎI • Đối tượng của việc hỏi: Các đương sự có trình độ chuyên môn, kiến thức pháp  luật và xã hội cao cần đặt những câu hỏi ngắn gọn,  đúng trọng tâm vụ án, hướng cho các đương sự trả lời  đúng vào những nội dung được hỏi •  Phạm vi của việc hỏi:  HĐXX phải căn cứ vào yêu cầu, ý kiến của đương sự,  đối chiếu với  các tài liệu,  chứng cứ, các văn bản  quy  phạm pháp  luật  liên quan để  đặt ra nội dung cần hỏi.  Tránh đặt những câu hỏi ngoài nội dung vụ án và ngoài  mục đích phải chứng minh 4
  5. 3. NHỮNG NỘI DUNG CẦN PHẢI HỎI • Hỏi để làm rõ tính hợp pháp về thẩm quyền ban hành quyết  định  hành  chính  hoặc  thực  hiện  hành  vi  hành  chính  bị  khởi  kiện • Hỏi về sự hợp pháp của thời hiệu ban hành quyết định hành  chính và thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện:   • Hỏi về tính hợp pháp của thời hạn ban hành quyết định hành  chính:  • Hỏi  về  tính  hợp  pháp  của  quyết  định  hành  chính,  hành  vi  hành chính bị khởi kiện về mặt nội dung:  • Hỏi để xác định tính hợp pháp về trình tự, thủ tục ban hành  quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính • Xét hỏi về vấn đề bồi thường thiệt hại 5
  6. 3.1 Hỏi để làm rõ tính hợp pháp về thẩm  quyền Trình tự: • Hỏi ý kiến của người khởi kiện, yêu cầu nêu và xuất trình các VBPL  liên quan • Hỏi người bị kiện.  • Mời  người có quyền  lợi,  nghĩa vụ  liên quan  đến vụ  án tham gia tố  tụng với người bị kiện (nếu có) trình bày ý kiến bổ sung.  • Mời  người  khởi  kiện  và  người  có  quyền  lợi,  nghĩa  vụ  tham  gia  tố  tụng với người khởi  kiện (nếu có) • Hỏi lại người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan  đến vụ án tham gia tố tụng với người khởi kiện (nếu có) về ý kiến  phản biện của họ. Chú ý: • Kết  hợp hỏi  và giải  thích  pháp  luật,  lắng  nghe  ý kiến của  các  bên,  đối chiếu, nêu và đọc rõ quy định PL liên quan • Trường  hợp  đối  tượng  khởi  kiện  là  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  thuộc  thẩm  quyền  xử  phạt  của  nhiều  người,  hoặc  xử  phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm (Áp dụng Điều 42  Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)        6
  7. 3.2 Hỏi về sự hợp pháp của thời hiệu Trình tự: • Hỏi người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tham gia tố tụng với người khởi kiện (nếu có) • Hỏi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với người bị kiện (nếu có) • Hỏi lại người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tham gia tố tụng với người khởi kiện (nếu có) về ý kiến phản biện của họ. Chú ý: • Cần áp dụng quy định của pháp luật về thời hiệu đối với việc ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó • đối chiếu giữa thời điểm có sự kiện pháp lý với thời điểm ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính của người bị kiện về sự kiện pháp lý đó 7
  8. 3.3 Hỏi về tính hợp pháp của thời hạn Trình tự: • yêu cầu người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ  án tham gia tố tụng với người bị kiện (nếu có) trình bày ý kiến • mời người khởi kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án  tham  gia  tố  tụng  với  người  khởi    kiện  (nếu  có)  trình  bày  ý  kiến  phản  biện  Chú ý: • Áp  dụng  khi  đối  tượng  khởi  kiện  là  quyết  định  xử  lý  vi  phạm  hành  chính.  • Phải chứng minh được thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, thời  điểm  nào  ban  hành  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính,  về  sự  gia  hạn  thời hạn ban hành quyết định (nếu có).  • cần đối chiếu kết quả hỏi với quy định của pháp luật về vấn đề đó 8
  9. 3.4 Hỏi về tính hợp pháp về mặt nội dung  Trình tự: • Yêu cầu các đương sự (người bị kiện) trình các văn bản pháp luật được  áp dụng để ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành  chính bị khởi kiện (Văn bản, mục, điều) • Trường hợp quyết định không viện dẫn đủ các văn bản pháp luật được  áp dụng thì yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung. Nếu họ không tự  nêu được, HĐXX cần nêu và giải thích cho các đương sự rõ. Chú ý • Nội  dung  này  được  xác  định  là  khó  khăn  nhất  trong  giai  đoạn  hỏi  để  đánh  giá  tính  hợp  pháp  của  quyết  định  hành  chính  hoặc  hành  vi  hành  chính bị khởi kiện.  9
  10. 3.5 Hỏi để xác định tính hợp pháp về trình tự,  thủ tục • Làm rõ trình tự thủ tục ban hành quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện • Việc hỏi về nội dung này được tiến hành tương tự như các nội dung xét hỏi nêu trên. • Cần đối chiếu kết quả hỏi, trả lời với văn bản quy phạm pháp luật quy định liên quan 10
  11. 3.6 Hỏi về vấn đề bồi thường thiệt hại Trình tự: • Yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh thiệt hại đó theo quy định của  Bộ luật tố tụng dân sự.  • Hỏi để làm rõ các chứng cứ chứng minh sự thiệt hại  • Trong trường hợp người khởi kiện có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại  nhưng chưa có điều kiện để chứng minh ngay tại phiên tòa, có thể tách  yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân  sự khác theo quy định của pháp luật. Chú ý: • Cần căn cứ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của  Nhà nước; hỏi rõ các đương sự về thiệt hại, mức thiệt hại, mối quan hệ  nhân  quả  giữa  thiệt  hại  và  quyết  định  hành  chính  hoặc  hành  vi  hành  chính  bị  khởi  kiện,  mức  yêu  cầu  bồi  thường  và  giải  thích  rõ  quy  định  của pháp luật về vấn đề này.  11
  12. 4. TRÌNH TỰ HỎI • Trình bày của đương sự (khoản 1 Điều 149): Người khởi kiện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  Người bị kiện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị  kiện,  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp của người này Người làm chứng, người giám định …(nếu họ có mặt tại phiên tòa)  Ai  hỏi? • Hỏi từng người, từng vấn đề (khoản 2 Điều 149): Chủ toạ phiên toà  Hội thẩm nhân dân Người  bảo  vệ  quyền  và  lợi  ích  hợp  pháp  của  đương  sự,  đương  sự,  những người tham gia tố tụng khác và Kiểm sát viên.  • Chủ tọa hỏi những người tham gia tố tụng xem có ai cần hỏi thêm vấn  đề gì nữa hay không? Trường hợp có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu  đó là có căn cứ thì Chủ tọa phiên toà quyết định việc tiếp tục hỏi. (Điều  12 150)
  13. 5. PHƯƠNG PHÁP HỎI • Phương pháp hỏi nhằm làm rõ ngay vấn  đề then chốt của vụ  án hành  chính  Đặt câu hỏi cho các đương sự để làm rõ vấn đề then chốt sau đó mới  hỏi đến các nội dung liên quan khác. Ưu điểm: toàn bộ vấn đề then chốt và hướng giải quyết vụ án có thể  làm rõ trong thời gian ngắn Chú ý: Thực tế, chỉ áp dụng được với những vụ án đơn giản mà trước  đó Tòa án đã thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án một cách đầy đủ  và rõ ràng và tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự đều thừa nhận sự hợp  pháp và tính chính xác của các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ án  đó.  13
  14. 5. PHƯƠNG PHÁP HỎI (tiếp) • Phương  pháp  hỏi  bắt  đầu  từ  các  tình  tiết  cụ  thể  đến  các  vấn  đề  then  chốt của vụ án, kết hợp với đối chất giữa các đương sự với nhau hoặc  giữa  các  đương  sự  với  nhân  chứng,  người  giám  định  tại  phiên  Tòa  sơ  thẩm để tìm ra sự thật khách quan vụ án Ưu điểm: Áp dụng được trong các vụ án có nội dung phức tạp, tài liệu  chứng cứ không đầy đủ  Chú ý: xác định phạm vi hỏi, các chứng cứ cần phải thẩm tra trong giai  đoạn hỏi; mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ cần phải đối chất, làm  rõ; sau đó xâu chuỗi các tài liệu, chứng cứ để phân tích đánh giá toàn bộ  hệ thống, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng để  đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị  khởi kiện 14
  15. 5. PHƯƠNG PHÁP HỎI (tiếp) • Tùy đặc điểm của từng loại quyết định hành chính, hành vi hành chính  bị khởi kiện, yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ, có  thể áp dụng các phương pháp hỏi thích hợp. VD: Đối với việc khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải  hỏi thật rõ, thật kỹ về thẩm quyền ban hành quyết định, về việc lập  biên bản vi phạm hành chính và thời hạn ban hành quyết định hành  chính. Đối với việc khởi kiện quyết định hành chính về cấp giấy chứng nhận  quyền sử dụng đất thì cần hỏi kỹ về quá trình làm thủ tục kê khai, đăng  ký, thông báo cấp quyền sử dụng đất. Đối với việc khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính  về thu hồi đất thì cần hỏi rõ căn cứ pháp lý (mục đích) khi thu hồi đất.  15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0