intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp giáo dục Mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

156
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng "Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình" gồm có hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, sinh viên phải tìm hiểu những đặc điểm chung về hoạt động tạo hình trong trường mầm non, các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non và phương pháp hướng dẫn các dạng hoạt động tạo hình đó cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp giáo dục Mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> ----------<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MỸ THUẬT<br /> VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH<br /> <br /> Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hảo<br /> <br /> Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2015<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình là môn học trong<br /> chương trình đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Sư phạm mầm non. Nội<br /> dung môn học gồm có hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, sinh<br /> viên phải tìm hiểu những đặc điểm chung về hoạt động tạo hình trong trường mầm non,<br /> các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non và phương pháp hướng dẫn các<br /> dạng hoạt động tạo hình đó cho trẻ. Trong phần thực hành môn học (thực hành tập<br /> giảng), sinh viên phải thực hành các nội dung lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn các dạng<br /> hoạt động tạo hình cho trẻ. Bài giảng này giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm<br /> hiểu các nội dung về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỤC TIÊU MÔN HỌC<br /> 1. Về phẩm chất<br /> - Yêu nghề, yêu trẻ, quan tâm tất cả trẻ, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ<br /> trong quá trình tạo hình.<br /> - Có tinh thần học hỏi, trau dồi những phẩm chất và năng lực tổ chức hoạt động<br /> tạo hình để thích ứng với sự đổi mới của môn học.<br /> - Yêu thích các hoạt động tạo hình của trẻ, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, áp dụng<br /> những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non.<br /> - Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ.<br /> 2. Về năng lực<br /> - Có khả năng hiểu về nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.<br /> Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình.<br /> - Có khả năng hiểu nội dung tri thức khoa học về đặc điểm phát triển năng lực<br /> tạo hình của trẻ mầm non, kiến thức khoa học về phương pháp tổ chức hướng dẫn các<br /> dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non.<br /> - Có khả năng đọc và tìm kiếm các thông tin cần thiết về mức độ phát triển khả<br /> năng tạo hình của trẻ, thông tin về hình thức tổ chức hoạt động tạo hình .<br /> - Có khả năng lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn trẻ phân tích các tác phẩm nghệ<br /> thuật tạo hình.<br /> - Có khả năng vận dụng được các phương pháp, hình thức đã học vào việc tổ<br /> chức hoạt động tạo hình và các tiết thực hành.<br /> - Có khả năng phân tích đánh giá được tiết dạy của mình, của bạn.<br /> - Có khả năng lập được kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ<br /> từng độ tuổi.<br /> - Có khả năng thiết kế môi trường hoạt động tạo hình và duy trì hứng thú tạo<br /> hình bền vững.<br /> - Có khả năng giao tiếp phối hợp với phụ huynh để tổ chức hoạt động tạo hình<br /> cho trẻ tại gia đình<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH<br /> CỦA TRẺ MẦM NON<br /> 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình<br /> 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề<br /> Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trường mầm non được xem là một hoạt động<br /> nghệ thuật, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung và tính sáng tạo nói<br /> riêng thông qua việc trẻ tái hiện lại những nhận thức của mình trong cuộc sống.<br /> Chính vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm HĐTH của trẻ mầm non (MN) để đưa ra các<br /> hình thức, các phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi, nhằm<br /> phát triển tối đa HĐTH của trẻ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết cho những<br /> người làm công tác giáo dục mầm non, cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non.<br /> 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non<br /> 1.1.2.1. Nguồn gốc<br /> - Trẻ em phải hoạt động để hoàn thiện và phát triển về thể chất và nhận thức.<br /> Một trong những hoạt động thường thấy ở trẻ là vẽ, nặn, xé, cắt dán… Hoạt động tạo<br /> hình là một trong những nhu cầu không thể thiếu của trẻ và trẻ hoạt động rất tự nhiên<br /> không hề bị thúc ép từ bên ngoài.<br /> - HĐTH của trẻ ở độ tuổi mầm non là quá trình trẻ miêu tả, phản ánh những gì<br /> trẻ biết, trẻ nhìn thấy, trẻ cảm nhận từ cuộc sống xung quanh. Như vậy HĐTH của trẻ<br /> là một hoạt động có nguồn gốc từ xã hội.<br /> 1.2.1.2. Bản chất<br /> - Bản chất HĐTH là một khía cạnh của sự phát triển tâm lí của trẻ em.<br /> - Hiểu theo nghĩa rộng, HĐTH của trẻ được xem là một quá trình lĩnh hội các<br /> kinh nghiệm lịch sử xã hội.<br /> Ví dụ: Trẻ học cách sử dụng các loại vật liệu tạo hình, cách thể hiện các vật trẻ<br /> quan sát qua các hình thức tạo hình.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Xét theo phạm vi hẹp, trong các hoạt động của trẻ mầm non, HĐTH được coi<br /> là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nghĩa là nó diễn ra thông qua sự lĩnh hội và tái<br /> hiện vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh.<br /> Ví dụ: Trẻ tái hiện lại vẻ đẹp của các sự vật qua các mảng màu, qua đường nét<br /> và cách thể hiện bố cục…<br /> - Trẻ em quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh bằng mắt và đối với trẻ mọi<br /> sự vật hiện tượng đều rất mới lạ, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Trẻ xuất hiện nhu cầu tìm<br /> hiểu khám phá và nhu cầu tạo hình.<br /> - Trẻ em có tay để cầm nắm và trẻ hoạt động liên tục (cầm nắm, vứt…) đây là<br /> hoạt động rất cần thiết bởi vì:<br /> + Phát triển thị giác cho trẻ<br /> + Nâng cao nhận thức về sự vật và hiện tượng trong cuộc sống mà hàng ngày<br /> chúng được tiếp xúc.<br /> + Tạo điều kiện cho cơ bắp, khớp hoàn thiện và phát triển<br /> + Giúp trẻ tự làm ra sản phẩm đa dạng<br /> Như vậy, hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải có sự thống nhất của 3 quá trình, tự<br /> giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình<br /> phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp, ghi nhớ,<br /> tưởng tượng và tái tạo lại.<br /> 1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ MN<br /> 1.2. 1. Hình thành và phát triển động cơ tạo hình<br /> - Để hình thành và phát triển động cơ tạo hình của trẻ, trước hết cần hình thành<br /> ở trẻ hứng thú, cảm xúc được chơi và khám phá các loại vật liệu, các thao tác thử<br /> nghiệm.<br /> - Hình thành khả năng xác định mục đích của hoạt động tạo hình<br /> Ví dụ: Trẻ biết xác định trước là mình sẽ tạo hình cái gì.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2