Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công (Chương trình Cao học)
lượt xem 7
download
Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: dịch vụ công và cung ứng dịch vụ công; quản lý cung ứng dịch vụ hành chính công; quản lý cung ứng dịch vụ sự nghiệp công;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công (Chương trình Cao học)
- CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NỘI QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG DUNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
- 4.1. DỊCH VỤ CÔNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Khái niệm về dịch vụ công Dịch vụ công (DVC): Những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của XH và người dân; Vì lợi ích chung của cộng đồng, của XH; Do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia
- Phân loại dịch vụ công Xét theo tính chất của dịch vụ công, chia thành: Dịch vụ công mang tính thiết chế (cảnh sát, quân đội, hộ tịch…), Dịch vụ công mang tính XH (giáo dục, y tế, cứu trợ…), Dịch vụ công mang tính kinh tế kỹ thuật (giao thông, viễn thông, năng lượng…).
- Phân loại dịch vụ công Xét theo mục đích sử dụng của dịch vụ công, chia thành: Dịch vụ hành chính công: hoạt động của cơ quan nhà nước để giải quyết các công việc của các tổ chức và công dân theo thẩm quyền hành chính – pháp lý được giao. Dịch vụ sự nghiệp công: các hoạt động phục vụ nhu cầu cơ bản để phát triển con người về vật chất và tinh thần. Dịch vụ công ích: các dịch vụ cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân.
- Đặc điểm của dịch vụ công DVC phục vụ lợi ích cộng đồng và nhu cầu của mọi công dân nhằm đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội. DVC có thể được cung cấp trực tiếp bởi Nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức hoặc cá nhân. Việc cung cấp dịch vụ công không hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Dịch vụ công mang lại ngoại ứng tích cực. Hầu hết các dịch vụ công không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ.
- Mô hình cung ứng dịch vụ công 1) Mô hình “Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC”. 2) Mô hình “Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC”. 3) Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và cung ứng HH-DVC”. 4) Mô hình “lấp chỗ trống”.
- Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC Nhà nước đóng vai trò tuyệt đối trong việc tổ chức cung ứng HH- DVC: Xây dựng các kế hoạch, cân đối việc sản xuất, Nguồn vốn NSNN tài trợ. Chỉ định các DNNN tổ chức cung ứng.
- Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC Ưu điểm: Hoàn thành các kế hoạch, chỉ đạo đã được Nhà nước xây dựng chi tiết trước đó Đảm bảo mọi điều kiện cần thiết cho các hoạt động XH. Hạn chế: Gia tăng áp lực vốn đối với NSNN Quá tải của Nhà nước trong việc cung ứng tất cả các HH-DVC Chất lượng của các HH-DVC không được đảm bảo.
- Mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC • Tư nhân đầu tư và tổ chức cung ứng HH-DVC. Nhà nước đóng vai trò điều tiết đảm bảo các doanh nghiệp khu vực này có thể bù đắp chi phí sản xuất hoặc có lãi khi tham gia hoạt động này. Thuế suất Các chính sách ưu đãi, khuyến khích hay trợ giá Đặt hàng tư nhân.
- Mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC • Ưu điểm: Tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân Cải thiện đáng kể chất lượng của các HH-DVC Gia tăng hiệu quả sản xuất. • Hạn chế: Nhiều lĩnh vực tư nhân không làm. Rủi ro.
- Mô hình nhà nước và tư nhân liên kết cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC Nhà nước và khu vực tư nhân sẽ cùng hợp tác đầu tư và sản xuất cung ứng HH-DVC. 3 hình thức hợp tác: Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ chức cung ứng HH-DVC Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung ứng HH- DVC Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư vốn và cùng cung ứng HH-DVC
- Mô hình lấp chỗ trống Hoạt động cung ứng DVC được thực hiện trên nguyên tắc, cái gì XH làm được thì “Nhà nước sẽ chuyển giao”. Nhà nước chỉ đảm nhận cung ứng các DVC cốt lõi mà không thể thay thế được. Nhà nước cung ứng dịch vụ công cốt lõi Tư nhân cung cấp dịch vụ công mở rộng
- Quản lý cung ứng dịch vụ công Khái niệm: Là các hoạt động của Nhà nước để thiết lập môi trường thể chế cho cung cấp dịch vụ công dựa trên các nhu cầu khách quan của xã hội nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của nhà nước, tạo nền tảng cho cung cấp dịch vụ công có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu của nhà nước. Mục tiêu: bảo đảm sự công bằng, tính hiệu quả cũng như kiểm soát chất lượng dịch vụ.
- Nội dung quản lý cung ứng dịch vụ công Tạo lập cơ sở pháp lý, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công Quy định tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá, phí… của dịch vụ công Phân định đối tượng cung cấp dịch vụ công. Xác định đối tượng chính sách xã hội thụ hưởng dịch vụ công để đảm bảo công bằng. Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công
- 4.2. QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG Dịch vụ hành chính công: những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
- Các loại dịch vụ hành chính công Các hoạt động cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hoạt động cấp đăng ký và giấy chứng nhận. Hoạt động công chứng, chứng thực. Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước. Các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính.
- Đặc trưng dịch vụ hành chính công Dịch vụ hành chính công nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước. Cung ứng dịch vụ hành chính công luôn gắn liền với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý. Dịch vụ hành chính công là những hoạt động không vụ lợi, Nhà nước trang trải chi phí thực hiện các hoạt động này bằng NSNN. Mọi người dân có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ hành chính công với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công Môi trường chính trị, pháp lý Thẩm quyền pháp lý, tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính công và chất lượng nguồn nhân lực. Yêu cầu của khách hàng. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để cung cấp dịch vụ hành chính công. Quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công.
- Nội dung quản lý dịch vụ hành chính công Xây dựng chiến lược và các chính sách, cơ chế về cung ứng dịch vụ hành chính công Phân cấp quản lý trong cung ứng dịch vụ công Chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công nhằm bảo đảm các mục tiêu của Nhà nước Tạo môi trường để tăng cường tiếng nói của người dân đối với các chính sách về dịch vụ hành chính công của Nhà nước
- Nội dung quản lý dịch vụ hành chính công Ban hành các cơ chế khuyến khích các cơ quan, đơn vị cung ứng cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công. Khuyến khích và thực hiện xã hội hoá các dịch vụ hành chính công. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo để tăng khả năng tiếp cận của họ đến các dịch vụ công. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng dịch vụ hành chính công.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý công: Tổng quan về quản lý công mới - Nguyễn Hữu Lam
12 p | 169 | 17
-
Bài giảng Quản lý công: Bài 2 - Nguyễn Hữu lam
15 p | 203 | 17
-
Bài giảng Quản lý công: Bài 1 - Nguyễn Hữu lam
12 p | 168 | 16
-
Bài giảng Quản lý công: Bài 6 - Nguyễn Hữu lam
13 p | 193 | 14
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 6: Chính phủ điện tử (tương lai)
14 p | 75 | 13
-
Bài giảng Quản lý công nghệ: Chương 8
14 p | 110 | 11
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 8: Văn hoá tổ chức
17 p | 74 | 10
-
Bài giảng Quản lý công: Bài 7 - Nguyễn Hữu lam
14 p | 144 | 9
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 4: Công với tư
14 p | 65 | 7
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 7: Bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức công
22 p | 57 | 7
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 5: Quản lý công: Mới và cũ
15 p | 74 | 6
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 2: Những câu hỏi lớn về quản lý công
17 p | 50 | 6
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 9: Động cơ phục vụ công
21 p | 41 | 5
-
Bài giảng Quản lý công - Chương 2: Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công (Chương trình Cao học)
15 p | 15 | 5
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 11, 12: Quản lý khung thời gian ngắn và dài hạn
25 p | 39 | 4
-
Bài giảng Quản lý công - Chương 1: Tổng quan về quản lý công (Chương trình Cao học)
28 p | 36 | 4
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 16: Quản lý hợp tác liên khu vực
16 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn