Bài giảng Rối loạn trí nhớ
lượt xem 2
download
Nội dung bài viết trình bày khái niệm, phân loại trí nhớ và rối loạn trí nhớ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Rối loạn trí nhớ
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ BsCKII. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
- KHÁI NIỆM Trí nhớ là một QTTL giúp ghi nhận, gìn giữ, tái hiện lại những kinh nghiệm và trí thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. gồm bốn quá trình cơ bản. 1. Quá trình ghi nhận: Quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước kích thích của thực tại; căng chú ý, căng thích thú với những kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu. 2. Quá trình bảo tồn: Quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của kích thích đã tác động vào bộ não, kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng bền vững.
- KHÁI NIỆM 3. Quá trình nhớ lại: Quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời đã nhận được hình thành và bảo tồn ở trong não gọi là nhớ lại. Nhớ lại tốt tức là quá trình bảo tồn tốt. xuất hiện dưới 2 hình thức: a. Nhận lại: thông qua các giác quan nhận được những đối tượng kích thích trước kia. Nhận lại bạn cũ xa nhau đã nhiều năm. b. Hiện lại: khái niệm và tri thức cũ, không cần thông qua giác quan, không cần có đối tượng kích thích trước kia, vẫn có thể hiện ra trong óc dưới dạng biểu tượng hay ý niệm. Hiện lại khuôn mặt bà mẹ đã mất. 4. Quá trình quên: là hiện tượng không tái hiện lại được thông tin vào thời điểm cần thiết… Quên có nhiều cấp độ: theo khối lượng thông tin có: quên cục bộ (từng phần), Toàn phần. Theo thời gian có: quên tạm thời, quên lâu dài.
- PHÂN LOẠI TRÍ NHỚ: 1. Dựa theo mức độ thông hiểu chia thành hai loại: Trí nhớ máy móc: Chỉ dựa vào mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng để nhớ (gần nhau, giống nhau, hay trái ngược nhau). Ví dụ: nhớ bảng cửu chương, các công thức toán học... Trí nhớ thông hiểu: vận dụng đến các mối liên hệ nội tại có tính chất qui luật giữa các hệ thống để nhớ. Trí nhớ thông hiểu chắc chắn hơn vì trong quá trình trí nhớ có sự tham gia của ý thức, sự chú ý, cảm xúc và nhất là trí tuệ, tư duy. Ví dụ: Nhớ nội dung một quyển truyện, một bộ phim...
- PHÂN LOẠI TRÍ NHỚ 2. Dựa theo thời gian có 3 loại Trí nhớ tức thì: Nhớ ngay 1 dẫy số được đọc bất kỳ Trí nhớ gần (nhớ hiện tại): nhớ các sự kiện vừa xảy ra Trí nhớ xa (trí nhớ cũ): nhớ các sự việc cũ trong quá khứ
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ 1. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ. a. Giám nhớ (hypomnesie) Khó nhớ lại những sự việc mới xảy ra hay những sự việc cũ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật: Ribot) Thường gặp ở mất trí, liệt toàn thể tiến triển, chấn thương sọ não, trầm cảm… b. Tăng nhớ ( hypermnésie ) Nhớ lại những sự việc rất cũ, cả những sự việc không có nghĩa, chi tiết vụn vặt …, gặp trong: hưng cảm, tình trạng nhiễm trùng, sảng rượu... Một số đối tượng khả năng nhớ đặc biệt trong một số lĩnh vực như: khả năng tính toán kỳ diệu, vô địch cờ vua, nhạc sĩ... Một số trường hợp CPTTT mức độ nhẹ có trí nhớ máy móc đặc biệt như các con số, tính nhẩm, nhớ ngày tháng... gọi là “Đần - Bác học”.
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ c. Mất nhớ hay quên (amnésie) - Chia theo mốc thời gian. Quên thuận chiều: quên những sự việc xẩy ra ngay sau khi bị bệnh, có thể quên, trong thời gian từ vài giờ - vài tuần. Thường gặp ở trạng thái lú lẫn, chấn thương sọ não, giai đoạn đầu của mất trí, nghiện rượu... Quên ngược chiều: Quên những sự việc xẩy ra trước khi bị bệnh, có thể quên từng phần hay toàn bộ. Có thể kéo dài vài ngày, vài tháng, vài năm. Thường gặp ở chấn thương sọ não, xơ vữa mạch, xuất huyết não... Quên trong cơn : Quên sự việc xẩy ra ngay trong cơn. Thường gặp ở trong cơn động kinh, rối loạn ý thức hoàng hôn. Quên vừa thuận vừa ngược chiều: quên cả sự việc cũ lẫn sự việc mới. Thường gặp ở loạn thần cấp có rối loạn ý thức, sa sút trí tuệ, chấn thương sọ não.
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ c. Mất nhớ hay quên (amnésie) - Chia theo sự việc: Quên toàn bộ: sa sút trí tuệ nặng. Quên từng phần: Tổn thương khu trú não, hoặc sau một tác động tâm lý mạnh. - Chia theo quá trình cơ bản của trí nhớ. Quên do ghi nhận kém: Thường quên thuận chiều. Quên do nhớ lại kém: Thường quên ngược chiều. - Chia theo tiến triển: Quên cố định: Không tăng, không giảm. Quên thoái triển: Nhớ lại dần. Quên tiến triển: Quên tăng dần (theo định luật Ribot) mới quên trước, cũ quên sau.
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ d. Loạn nhớ (paramnésie). - Nhớ giả (ảo tưởng về trí nhớ): dựa trên cơ sở sự vật có thật xẩy ra trong khoảng thời gian và không gian nào đó nhưng người bệnh lại nhớ vào lúc khác hoặc lẫn lộn sự việc này với sự việc khác. - Bịa chuyện (ảo giác trí nhớ): có thể là người bệnh quên toàn bộ và thay vào chỗ quên, người bệnh kể những sự việc không hề xảy ra với người bệnh, nhưng bản thân không biết là mình bịa, khảng định điều đó là có thật. Nội dung chuyện bịa có thể thông thường hay kỳ quái. Khi bịa chuyện kèm theo mất định hướng gọi là lú lẫn bịa chuyện. Trong thực tế khó phân biệt giữa nhớ giả hay bịa chuyện và phải hiểu chi tiết cuộc đời của người bệnh Thường gặp ở tổn thương thực thể não, tâm thần phân liệt, mất trí.
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ d. Loạn nhớ (paramnésie). - Nhớ nhầm. • Nhớ vơ vào mình: các ý tưởng, sáng kiến của người khác kể hoặc thấy ở đâu đấy lại tưởng là những cái của bản thân mình. • Nhớ việc mình thành việc người khác: sự việc, ý nghĩ của mình lại nhớ ra của người khác hay đã đọc, đã thấy ở đâu. • Nhớ đang sống trong dĩ vãng. Kết hợp với quên tiến triển, người bệnh tưởng mình đang sống thời kỳ dĩ vãng (cách đây 10 - 20 năm) người bệnh hành động như người trẻ lại, khi soi gương không nhận ra mình, cho là một cụ già nào đấy. Thường gặp ở phản ứng với stress cấp với rối loạn ý thức kiểu mê mộng, mất trí, tâm thần phân liệt, động kinh thái dương...
- RỐI LOẠN TRÍ NHỚ 2. Hội chứng Korsakov. Được mô tả năm 1887, trong nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh do thiếu vitamin B1. Tuy nhiên, còn gặp trong chấn thương sọ não (xuất hiện tạm thời), trong tổn thương thực thể não (không hồi phục), trong liệt toàn thể tiến triển, viêm não, tai biến mạch máu não... Đặc điểm : • Quên thuận chiều (ghi nhận kém) rối loạn định hướng và quên tất cả mọi sự vịêc vừa xẩy ra. • Loạn nhớ: (nhớ giả hay bịa chuyện, nhớ nhầm để thay vào quên) • Cái sự việc cũ (trước khi bị bệnh) còn nhớ được.
- Khám về trí nhớ a) Trí nhớ cũ : liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống từ thời trẻ - hiện tại, phỏng vấn người bệnh và những sự kiện xảy ra trong cuộc sống (thời trẻ con, từng học, du lịch, nghề nghiệp, sự kiện xảy ra với gia đình…) b) Kiểm tra trí nhớ hiện tại : Sự kiện sống trong ngày,, kiểm tra các sự kiện xã hội hiện tại, khi có thể xác định được thời điểm, bị RL, người nhà có thể chỉ rõ được quên thuận chiều, (quên cái sự việc xảy ra sau khi bị bệnh ). Hoặc quên ngược chiều (xẩy ra trước khi bị bệnh )
- Khám về trí nhớ c) Test thăm dò trí nhớ: Nghiệm pháp 10 từ Đọc 10 từ, bắt người bệnh nhắc lại từ không nhất thiết phải theo thứ tự ghi số từ đúng (lần 1), lần sau lại nhắc lại ghi số từ đúng, làm liên tục sau cùng quá 1h, yêu cầu người bệnh nhắc lại, phân tích không theo biểu đồ (Hàng số lẫn nhau, trong số lần nhắc đúng) • Với người khoẻ mạnh: thường sau lần 3 là đã có thể nhớ đủ 10 từ. • Tâm thần phân liệt: sau 4-5 lần người bệnh mới nhớ được 9 hoặc 10 từ. • Rối loạn liên quan đến stress: kết quả có tính giao động • Động kinh tâm thần: chỉ đạt 5-8 từ, Trắc nghiệm trí nhớ Weschler
- Cảm ơn sự theo dõi của các đồng nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Các rối loạn đông máu trong HSCC
38 p | 572 | 197
-
Bài giảng tim mạch - RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
7 p | 277 | 40
-
BÀI GIẢNG BASEDOW (Kỳ 2)
6 p | 133 | 13
-
Điều trị nội khoa - RỐI LOẠN LIPID MÁU và ĐIỀU TRỊ part 1
7 p | 84 | 12
-
Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu (Kỳ 1)
5 p | 151 | 11
-
Các thuốc tác động lên mạch máu não và hoạt hóa não
32 p | 116 | 9
-
CÁC BỆNH TÂM CĂN, CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ
18 p | 103 | 8
-
Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu (Kỳ 3)
5 p | 101 | 6
-
Bài giảng Hiểu biết chung của cộng đồng về rối loạn phổ tự kỷ
23 p | 33 | 6
-
Chống độc Ngộ độc các thuốc và hóa chất gây co giật
9 p | 107 | 6
-
Bài giảng bệnh Lupus đỏ - Lupus erythematosus part 5
5 p | 58 | 6
-
CÁC LOẠI RỐI LOẠN TƯ DUY
14 p | 117 | 5
-
Các loại thuốc điều trị sa sút trí tuệ
13 p | 95 | 5
-
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ
6 p | 102 | 5
-
Bài giảng Đại cương tâm thần học - ThS.BSNT. Lê Công Thiện
86 p | 10 | 3
-
Bài giảng Quản lý nguy cơ tim mạch chuyển hóa ở người đái tháo đường: Tiếp cận từ góc nhìn tim mạch - PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang
75 p | 53 | 2
-
Bài giảng Phòng ngừa biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 - GS.TS. Trần Hữu Dàng
31 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn