intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học lớp 11: Tiêu hóa ở động vật - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh học lớp 11: Tiêu hóa ở động vật" được biên soạn với bao gồm các nội dung chính sau đây: Khái niệm tiêu hóa; Các hình thức tiêu hóa ở động vật; Đặc điểm tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học lớp 11: Tiêu hóa ở động vật - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ SINH HỌC
  2. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. TIÊU HÓA LÀ GÌ? II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT III. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
  3. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. TIÊU HÓA LÀ GÌ? Tiêu hóa ở động vật là gì? Vì sao ở động vật phải có quá trình tiêu hóa thức ăn? 1. Khái niệm: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản cơ thể hấp thụ được.
  4. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. TIÊU HÓA LÀ GÌ? 2. Quá trình tiêu hóa: - Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa Trùng roi – Tiêu hóa nội bào Chim bồ câu có ống tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. - Tiêu hóa ngoại bào: tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào ( trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa) Thủy tức có túi tiêu hóa
  5. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa - Ở động vật đơn bào, chủ yếu là tiêu hóa nội bào. - Thức ăn được thực bào và được biến đổi nhờ các enzim thủy phân chứa trong lyzosome.
  6. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa - Đại diện: ruột khoang, giun dẹp. - Cấu tạo của túi tiêu hóa: + Có hình túi, có 1 lỗ thông ra bên ngoài vừa là miệng vừa là hậu môn. + Trên thành túi có nhiều TB tuyến tiết enzim tiêu hóa. - Quá trình tiêu hóa thức ăn: + Tiêu hóa ngoại bào : TB thành túi tiết enzim tiêu hóa thức ăn trong lòng túi tiêu hóa. + Tiêu hóa nội bào: thức ăn được tiêu hóa bên trong TB của thành túi. + Ưu điểm: giúp ĐV ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn (do tiêu hóa ngoại bào)
  7. Ống tiêu hóa của côn trùng • CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa a. Cấu tạo của ống tiêu hóa: - Ở người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. - Ở giun đất và côn trùng: có thêm “diều” là 1 phần của thực quản biến đổi thành, là nơi chứa và làm mềm thức ăn. - Ở chim ăn hạt có thêm “ diều” và “dạ dày cơ” (mề : nghiền thức ăn dạng hạt)
  8. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
  9. Ống tiêu hóa của côn trùng • CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa b. Quá trình tiêu hóa thức ăn: - Tiêu hóa ngoại bào: diễn ra trong ống tiêu hóa nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa. - Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và hấp thụ vào máu.
  10. Ống tiêu hóa của côn trùng • CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT II. CÁC HÌNH THỨC TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa c. Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật: - Cấu tạo ngày càng phức tạp: Từ không có cơ quan tiêu hóa  có cơ quan tiêu hóa (từ túi tiêu hóa  ống tiêu hóa). - Sự chuyên hóa về chức năng : Sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa  tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. - Từ tiêu hóa nội bào  tiêu hóa ngoại bào.
  11. III. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở ĐV ĂN THỊT VÀ ĐV ĂN THỰC VẬT Thú ăn thịt Sự khác biệt giữa thú ăn thịt và thú ăn thực vật: - Bộ răng Thú ăn thực vật - Dạ dày - Ruột non - Manh tràng
  12. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT III. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở ĐV ĂN THỊT VÀ ĐV ĂN THỰC VẬT Tên bộ Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật Răng - Răng cửa: gặm và lấy thịt ra khỏi - Răng cửa và răng nanh giống nhau: xương. giúp giữ và giật cỏ. - Răng nanh: nhọn, cắm và giữ mồi. - Răng trước hàm và răng hàm: có - Răng trước hàm và rang ăn thịt lớn: cắt nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. thịt thành những mảnh nhỏ. Dạ dày - Dạ dày đơn. - Dạ dày đơn: Thỏ, ngựa - Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa - Dạ dày 4 ngăn: Trâu, bò, dê (gồm 4 học giống như trong dạ dày người. ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế). Ruột nom - Ngắn - Dài Manh tràng - Ruột tịt không phát triển và không có - Manh tràng rất phát triển, có nhiều chức năng tiêu hóa thức ăn. vi sinh vật cộng sinh.
  13. Vai trò của mỗi ngăn trong dạ dày của động vật nhai lại? - Dạ cỏ: có VSV cộng sinh hỗ trợ tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ. - Dạ tổ ong: hỗ trợ đưa thức ăn lên miệng để nhai lại. - Dạ lá sách: hấp thụ nước. - Dạ múi khế: tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có DẠ DÀY 4 NGĂN CỦA ĐỘNG VẬT NHAI LẠI ở VSV và cỏ.
  14. CỦNG CỐ Câu 1. Đánh dấu (x) vào cột tiêu hóa cơ học và cột tiêu hóa hóa học về các bộ phận của ống tiêu hóa ở người? Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già
  15. CỦNG CỐ Câu 2. Tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong A. không bào tiêu hóa B. túi tiêu hóa C. ống tiêu hóa D. Không bào tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa
  16. CỦNG CỐ Câu 3. Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu B. Ngựa, thỏ, chuột C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, trâu D. Trâu, dê, cừu
  17. CỦNG CỐ Câu 4. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính của động vật nhai lại? A. Dạ cỏ B. Dạ lá sách C. Dạ múi khế D. Dạ tổ ong
  18. DẶN DÒ HỌC THUỘC BÀI HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP . ĐỌC TRƯỚC BÀI “ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0