BÀI 12.<br />
<br />
SINH LÝ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU<br />
<br />
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:<br />
1. Trình bày được quá trình lọc ở cầu thận.<br />
2. Trình bày được hiện tượng tái hấp thu và bài tiết ở từng phần ống thận.<br />
3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu.<br />
3. Nêu được nguyên tắc, ýư nghĩa của một số phương pháp thăm dò chức năng thận.<br />
Thận có nhiều chức năng quan trọng. Thận tham gia điều hoà hằng tính nội môi bằng<br />
cách điều hoà thể tích và thành phần dịch ngoại bào và điều hoà thăng bằng acid –<br />
base thông qua chức năng bài tiết nước tiểu. Thận còn có vai trò nội tiết vì bài tiết<br />
hormon renin tham gia điều hoà huyết áp và sản xuất erythropoietin có tác dụng làm<br />
tuỷ xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm. Thận còn tham gia vào quá trình<br />
chuyển hoá vitamin D3 và chuyển hoá glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon<br />
trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính.<br />
Quá trình bài tiết nước tiểu bao gồm: Lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất (hình 12.2).<br />
1. CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG CỦA THẬN<br />
<br />
1.1. Đơn vị thận (nephron). Người bình thường có hai thận nằm ở phía sau trên<br />
khoang bụng. Mỗi thận nặng khoảng 150 gam và có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng<br />
của thận là nephron . Chỉ cần 25% số nephron hoạt động bình thường cũng đảm bảo<br />
được chức năng của thận. Mỗi nephron gồm cầu thận và các ống thận (hình 12.1).<br />
<br />
Hình 12.1. Sơ đồ các thành phần của nephron.<br />
<br />
214<br />
<br />
Hình 12.2. Quá trình tạo nước tiểu<br />
<br />
1.1.1. Cầu thận (hình 12.3) gồm:<br />
- Bọc Bowman là một túi lõm trong có búi mạch. Bọc Bowman thông với ống lượn<br />
gần.<br />
- Búi mạch gồm các mao mạch (khoảng 20 - 40) xuất phát từ tiểu động mạch đến cầu<br />
thận và ra khỏi bọc Bowman bằng tiểu động mạch đi. Tiểu động mạch đi có đường<br />
kính nhỏ hơn của tiểu động mạch đến. Biểu mô cầu thận dẹt, dày khoảng 4 micromét<br />
(1 m = 10-6 m).<br />
<br />
Hình 12.3. Cấu tạo màng lọc cầu thận.<br />
215<br />
<br />
1.1.2. Các ống thận gồm:<br />
- Ống lượn gần là đoạn tiếp nối với bọc Bowman, có một đoạn cong và một đoạn<br />
thẳng (part recta).<br />
- Quai Henle là phần tiếp theo ống lượn gần. Nhánh xuống của quai Henle mảnh,<br />
đoạn đầu nhánh lên mảnh và đoạn cuối dày.<br />
- Ống lượn xa tiếp nối quai Henle<br />
- Ống góp.<br />
Chiều dài một nephron là 35 – 50 mm. Tổng chiều dài của toàn bộ nephron của hai thận<br />
có thể lên tới 70 - 100 km và tổng diện tích mặt trong là 5 – 8 m2.<br />
Người ta chia nephron thành 2 loại:<br />
- Nephron vỏ: Có cầu thận nằm ở phần vỏ thận, có quai Henle ngắn và cắm vào phần<br />
ngoài của tuỷ thận. Khoảng 85% số nephron là nephron loại này.<br />
- Nephron cận tuỷ: Có cầu thận nằm ở nơi phần vỏ tiếp giáp với phần tuỷ thận, có<br />
quai Henle dài và cắm sâu vào vùng tuỷ thận. Các nephron này rất quan trọng đối với<br />
việc cô đặc nước tiểu nhờ hệ thống nhân nồng độ ngược dòng.<br />
1.2. Mạch máu thận (hình 12.2). Động mạch thận ngắn và xuất phát từ động mạch<br />
chủ, chia nhánh dần và nhánh nhỏ nhất chia thành các tiểu động mạch đến. Thận có<br />
hai mạng mao mạch nối tiếp. Mạng thứ nhất nằm giữa tiểu động mạch đến và tiểu<br />
động mạch đi (tức là búi mạch nằm trong bọc Bowman). Mạng thứ hai xuất phát từ<br />
tiểu động mạch đi, tạo thành mạng mao mạch bao quanh các ống thận. Mạng thứ nhất<br />
có áp suất cao có ảnh hưởng lên sự cấp máu cho vùng vỏ và quyết định áp suất lọc.<br />
Mạng thứ hai có chức năng dinh dưỡng và trao đổi chất. Ở người lớn bình thường, áp<br />
suất máu trong tiểu động mạch đến vào khoảng 100 mmHg, trong mao mạch cầu thận<br />
là 60 mmHg, trong mao mạch quanh ống thận chỉ còn 13 mmHg.<br />
Mỗi tiểu động mạch đến tạo thành một búi mao mạch nằm trong bọc Bowman. Nội<br />
mạc mao mạch là nội mạc có cửa sổ và có màng đáy không hoàn toàn, do đó mao<br />
mạch có sức cản yếu (dễ cho huyết tương đi qua) và có tác dụng như một màng sàng<br />
lọc (giữ lại các protein và huyết cầu). Các mao mạch trong bọc Bowman hợp lại và tạo<br />
thành tiểu động mạch đi. Sau khi ra khỏi bọc Bowman một đoạn ngắn, các tiểu động<br />
mạch đi lại phân chia và tạo thành các mao mạch bao quanh nhiều đoạn của các ống<br />
thận. Các mao mạch quanh ống thận xuất phát từ tiểu động mạch đi của nephron vỏ<br />
nối thông với mao mạch của nephron khác nhau, tạo thành một mạng lưới mao mạch<br />
có chức năng hấp thu nước và các chất hoà tan khuếch tán từ các ống thận. Các mao<br />
mạch thận có tính thấm cao (hơn mao mạch cơ xương tới 50 lần) nên sự trao đổi chất ở<br />
thận xảy ra rất nhanh. Các tiểu động mạch đi của các nephron tuỷ tạo thành các mạch<br />
thẳng (vasa recta) chạy theo quai Henle vào tuỷ thận rồi lại quay lại vùng cầu thận.<br />
Trên đường đi, các mạch này tạo nhiều mạng mao mạch bao quanh quai Henle. Tĩnh<br />
mạch thận được tạo thành từ các mao mạch quanh ống thận, ra khỏi thận ở rốn thận và<br />
đổ vào tĩnh mạch chủ. Giữa các tĩnh mạch có nhiều chỗ nối thông nhau.<br />
1.3. Cấp máu cho thận.<br />
Mỗi phút có khoảng 1200 ml máu tới thận (420 ml/100 gam mô/phút). Lúc nghỉ ngơi,<br />
lưu lượng máu thận chiếm khoảng 20% lưu lượng tim. Khi vận động, lượng máu tới<br />
<br />
216<br />
<br />
thận giảm do mạch thận co lại và máu tới cơ vân tăng. Ngoài việc cung cấp oxy và<br />
chất dinh dưỡng cho thận, máu tới thận còn cần thiết để đảm bảo quá trình lọc nhằm<br />
đào thải các sản phẩm chuyển hoá. Thận tiêu thụ nhiều oxy chỉ sau tim (xấp xỉ<br />
6 ml/100 gam/ phút). Mức tiêu thụ oxy của thận thay đổi tỷ lệ thuận với lưu lượng máu<br />
thận, liên quan chặt chẽ với sự hấp thu tích cực natri, đào thải hydro. Lưu lượng máu<br />
thận giảm làm giảm phân số lọc dẫn đến giảm lượng natriclorua (NaCl) được lọc và<br />
được tái hấp thu. Mức độ tiêu thụ oxy của thận chủ yếu phụ thuộc vào tái hấp thu natri<br />
ở ống thận nên khi máu tới thận giảm thì nhu cầu oxy cũng bị giảm theo. Lượng máu<br />
đến vùng vỏ và đến vùng tuỷ khác nhau. Phần tuỷ chiếm 20 – 25% trọng lượng thận<br />
còn vùng vỏ chỉ nhận khoảng 8 % lượng máu tới thận.<br />
1.4. Bộ máy cận cầu thận. Các ống lượn xa của mỗi nephron đi qua góc giữa tiểu<br />
động mạch đến và tiểu động mạch đi. Tại nơi tiếp xúc với thành mạch, các tế bào biểu<br />
mô của ống lượn xa biến đổi cấu trúc, dày hơn ở chỗ khác, tạo thành macula densa.<br />
Các tế bào của macula densa có chức năng bài tiết về phía động mạch đến. Ngoài ra, ở<br />
chỗ tiếp xúc với macula densa, các tế bào cơ trơn ở thành tiểu động mạch đến và tiểu<br />
động mạch đi lại nở to và chứa các hạt renin ở dạng chưa hoạt động. Các tế bào này<br />
được gọi là tế bào cận cầu thận. Macula densa và các tế bào cận cầu thận tạo thành bộ<br />
máy cận cầu thận. Đây là các tế bào được biệt hoá, vừa có chức năng nhận cảm vừa có<br />
chức năng bài tiết các chất vào máu động mạch đến và đi khỏi cầu thận (hình 12.4).<br />
<br />
Hình 12.4. Cấu trúc bộ máy cận cầu thận.<br />
<br />
1.5. Thần kinh chi phối thận. Hệ thần kinh giao cảm có các tận cùng chi phối lớp cơ<br />
của mạch máu thận nên tham gia điều hoà lưu lượng tuần hoàn thận. Ở thận không có<br />
sợi phó giao cảm.<br />
2. LỌC Ở CẦU THẬN<br />
<br />
217<br />
<br />
2.1. Màng lọc ở cầu thận (hình 12.3). Dịch từ trong lòng mạch đi vào trong bọc<br />
Bowman phải qua màng lọc gồm ba lớp: (1) Lớp tế bào nội mô mao mạch; trên tế bào<br />
o<br />
<br />
này có những lỗ thủng (fenestra) có đường kính là 160 A; (2) Màng đáy, là một mạng<br />
o<br />
<br />
lưới sợi collagen và proteoglycan, có các lỗ nhỏ đường kính 110 A , tích điện âm và (3)<br />
lớp tế bào biểu mô (lá trong) của bao Bowman là một lớp tế bào biểu mô có chân, giữa<br />
o<br />
<br />
các tua nhỏ có các khe nhỏ có đường kính khoảng 70 - 75 A . Màng lọc là một màng có<br />
o<br />
<br />
tính thấm chọn lọc rất cao. Những chất có đường kính < 70 A (trọng lượng phân tử <br />
15.000 Dalton) đi qua được màng; những chất có đường kính và có trọng lượng phân<br />
tử lớn hơn 80.000 Dalton như globulin không đi qua được màng. Các phân tử có kích<br />
thước trung gian mà mang điện tích âm (ví dụ, albumin) khó đi qua màng hơn là các<br />
phân tử không mang điện tích. Các chất gắn với protein không qua được màng. Các<br />
chất bám vào màng sẽ bị thực bào.<br />
2.2. Áp suất lọc. Nước tiểu trong bọc Bowman (được gọi là nước tiểu đầu) có thành<br />
phần các chất hoà tan giống như của huyết tương, trừ các chất hoà tan có phân tử<br />
lượng lớn. Nước tiểu đầu được hình thành nhờ quá trình lọc huyết tương ở tiểu cầu<br />
thận. Quá trình lọc là quá trình thụ động, phụ thuộc vào các áp suất. Cụ thể là:<br />
2.1.1. Các áp suất trong mạch máu:<br />
- Áp suất thuỷ tĩnh (PH) có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan ra khỏi mạch. Bình<br />
thường, PH là 60 mm Hg ở đầu vào.<br />
- Áp suất keo của huyết tương (PK) có tác dụng giữ các chất hoà tan và nước. PK là 28<br />
mmHg (ở đầu vào) và 34 mmHg (ở đầu ra), trung bình là 32 mmHg.<br />
2.2.2. Các áp suất trong bọc Bowman: Áp suất keo của bọc (PKB) có tác dụng kéo<br />
nước vào bọc, áp suất thuỷ tĩnh của bọc (PB) có tác dụng cản nước và các chất hoà tan<br />
đi vào bọc. Bình thường, P KB bằng 0 (protein không qua được mao mạch để vào bọc<br />
Bowman); PB bằng 18 mmHg.<br />
Như vậy, quá trình lọc phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các yếu tố có tác dụng đẩy<br />
nước ra khỏi mạch máu (PH), yếu tố kéo nước vào bọc Bowman (PKB) và các yếu tố<br />
giữ nước lại trong mạch (P K), yếu tố cản nước vào bọc Bowman (P B). Sự chênh lệch<br />
về áp suất này tạo thành áp suất lọc ( Filtration Pressure PL):<br />
PL = PH – (PK + PB)<br />
Thay các trị số cụ thể vào công thức trên, ta có:<br />
P L = 60 – (32 + 18) = 60 – 50 = 10 mmHg<br />
Như vậy để lọc được thì P L=10 mmHg, nếu PL