intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 4: Cơ quan sinh sản (Hoa)

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

224
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 4: Cơ quan sinh sản (Hoa) giới thiệu đến các bạn những nội dung như khái niệm về hoa, các thành phần của hoa, sự phân tính, đối xứng của hoa, sự sắp xếp các thành phần của hoam,...Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 4: Cơ quan sinh sản (Hoa)

  1. Chương IV CƠ QUAN SINH SẢN (HOA) Trần Thị Thanh Hương Khoa Khoa học
  2. Một số khái niệm  Ngành hạt kín đặc trưng bởi tính chất hạt được giấu kín trong quả.  Hạt được phát triển từ noãn. Ở ngành hạt kín, lá noãn đã khép kín lại tạo thành nhụy trong chứa noãn.  Xung quanh các lá noãn và nhị có tập hợp một số lá biến thái và hình thành cơ quan sinh sản mới là hoa.
  3. HOA  Hoa là một chồi rút ngắn, sinh trưởng có hạn, có mang các lá biến thái tham gia vào quá trình sinh sản đó là nhị hoa và nhụy hoa, các lá không tham gia vào quá trình sinh sản đó là lá đài và tràng để tạo thành bao hoa.  Hoa thường mọc ra từ nách một lá gọi là lá bắc
  4. Các thành phần của hoa Một hoa điển hình gồm các thành phần sau:  Cuống hoa (cành mang hoa): dài hay ngắn tùy hoa, gắn vào thân, cành, có hoa không có cuống.  Đế hoa: nơi mang các thành phần của hoa. Có nhiều hình dạng khác nhau như lồi, phẳng, lõm.  Bao hoa: có 2 phần: Vòng ngoài: lá đài Vòng trong: tràng hoa (cánh hoa)  Nhị: nơi tạo ra giao tử đực  Nhụy: nơi tạo ra giao tử cái  Tuyến mật: ở vị trí khác nhau trên một hoa
  5. Nuốm Bao nhụy Nhị phấn Nhụy hoa Vòi nhụy hoa Chỉ nhị Bầu nhụy Noãn Cánh hoa Đế hoa Lá đài Cuống hoa Các thành phần của hoa
  6. Sự phân tính  Hoa lưỡng tính: mang cả nhị và nhụy  Hoa đơn tính: chỉ mang nhị hay nhụy  Cây mang hoa lưỡng tính gọi là cây lưỡng tính  Cây mang hoa đơn tính gọi là cây đơn tính, gồm 2 loại:  Nếu mang cả hoa đực và hoa cái gọi là cây đơn tính cùng gốc. Ví dụ: Bí, mướp, ngô...  Nếu chỉ mang hoa đực hay hoa cái, gọi là cây đơn tính khác gốc. Ví dụ: gai, chà là...  Cây mang cả hoa lưỡng tính, cả hoa đực và hoa cái gọi là cây đa tính. Ví dụ: đu đủ, chuối
  7. Sự phân tính Hoa lưỡng tính Hoa đơn tính cái Hoa đơn tính đực Cây lưỡng tính Cây đơn tính Cây đơn tính Cây đa tính cùng gốc khác gốc
  8. Đối xứng của hoa  Đối xứng qua 1 trục = đối xứng tỏa tròn = đối xứng phóng xạ Đó là các hoa đều. Ký hiệu:  Ví dụ: Hoa dâm bụt, hoa sứ...  Đối xứng qua một mặt phẳng Đó là các hoa không đều. Ký hiệu: ↑ Ví dụ: Hoa đậu, phượng, me...  Hoa không có mặt phẳng đối xứng Ví dụ: Hoa thuộc họ Mì tinh (chuối hoa, lá dong...)
  9. Đối xứng của hoa Đối xứng tỏa tròn Đối xứng qua một mặt phẳng
  10. Sự sắp xếp các thành phần của hoa  Xếp xoắn ốc: đây là kiểu sơ khai nhất, các thành phần của hoa đều xếp xoắn ốc Ví dụ: Hoa sen  Xếp xoắn vòng: Cánh hoa và lá đài xếp vòng. Nhị, nhụy xếp xoắn ốc. Ví dụ: Ngọc lan, Mãng cầu  Xếp vòng: đây là kiểu tiến hóa nhất. Các thành phần xếp vòng với số lượng vòng thường nhất định: 5 vòng hoặc 4 vòng.
  11. Các loại hoa Gọi tên theo số lượng các thành phần hoa  Hoa mẫu 3: các thành phần của hoa là 3 và bội số của 3. Đặc trưng cho hoa của cây 1 lá mầm  Hoa mẫu 4: các thành phần của hoa là 4 và bội số của 4. Đặc trưng cho hoa của cây 2 lá mầm  Hoa mẫu 5: các thành phần của hoa là 5 và bội số của 5. Đặc trưng cho hoa của cây 2 lá mầm
  12. Cấu tạo hoa  Đế hoa  Bao hoa  Nhị  Nhụy  Tuyến mật
  13. Đế hoa  Là phần cuối của cuống hoa, phình to ra, mang bao hoa và các bộ phận sinh sản.  Ở những dạng còn nguyên thủy, đế hoa thường dài, có hình nón. Ví dụ: hoa ngọc lan ta.  Trong quá trình phát triển, đế hoa thu ngắn lại thành đế phẳng hoặc lõm thành hình chén. Ví dụ: hoa hồng.
  14. Bao hoa (P: Perigonium) Gồm có lá đài và cánh hoa. Có các loại sau:  Hoa có bao hoa kép: lá đài và cánh hoa khác nhau. Đặc trưng cho hoa của cây 2 lá mầm  Hoa có bao hoa đơn: lá đài và cánh hoa hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng cho hoa của cây 1 lá mầm  Hoa vô cánh: bao hoa chỉ có 1 vòng lá đài Ví dụ: Bông giấy, Antigon  Hoa trần: không có bao hoa Ví dụ: Họ tiêu Piperaceae
  15. Lá đài (K: Calyx)  Là vòng ngoài của bao hoa, có thể rời hay hợp.  Thường nhỏ hơn cánh hoa, có vai trò bảo vệ hoa khi còn nụ.  Có thể rụng khi hoa nở, thông thường rụng cùng với cánh hoa, hoặc rụng trước cánh hoa (Ví dụ: Hoa sen). Đôi khi lá đài còn tồn tại và phát triển cùng với quả (Ví dụ: Cà chua, ớt,...)  Đài có thể biến thành lông (Ví dụ: Họ cúc) hoặc biến thành cánh (Ví dụ: Quả dầu)  Ở một số cây thuộc họ bông (Malvaceae), ngoài lá đài còn có thêm đài phụ. Ký hiệu: k. Ví dụ: Dâm bụt, đậu bắp...
  16. Cánh hoa (C: Corolla)  Là vòng trong của bao hoa, có thể rời hay hợp  Thường lớn hơn lá đài  Có vai trò bảo vệ cho nhị và nhụy, hấp dẫn sâu bọ giúp cho sự truyền phấn.  Cánh hợp có nhiều kiểu: hình ống, hình phểu, hình chuông, hình thìa lìa…
  17. Các kiểu hoa cánh hợp Cánh hợp hình thìa lìa Cánh hợp hình ống Cánh hợp hình chuông Cánh hợp hình phểu
  18. Tiền khai hoa Là thứ tự sắp xếp của cánh hoa và lá đài trước khi hoa nở.  Tiền khai hoa xoắn ốc. Ví dụ: Hoa sen, hoa quỳnh...  Tiền khai hoa van. Ví dụ: Hoa huệ, hoa cải...  Tiền khai hoa vặn. Ví dụ: Hoa dâm bụt, hoa sứ...  Tiền khai hoa lợp. Ví dụ: Hoa mận, ổi…, lá đài của hoa thuốc lá  Tiền khai hoa nanh sấu. Ví dụ: Hoa mù u, bồ hòn  Tiền khai hoa thìa. Ví dụ: Cây thuộc họ đậu (Fabaceae), phân họ vang: Caesalpinioideae  Tiền khai hoa cờ. Ví dụ : Cây thuộc họ đậu (Fabaceae), phân họ cánh bướm (Faboideae)
  19. Tiền khai hoa van Vặn Lợp Nanh sấu Cờ
  20. Nhị (A: Androecium)  Hình thái nhị  Chỉ nhị  Bao phấn  Chung đới  Cấu tạo bao phấn  Cấu tạo hạt phấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2