Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Thân cây)
lượt xem 64
download
Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng "Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Thân cây)" để nắm bắt được một số nội dung về thân cây, hình thái thân, các bộ phận của thân, các loại chồi, các dạng thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Thân cây)
- Chương III CƠ QUAN DINH DƯỠNG (Thân cây) Trần Thị Thanh Hương Khoa Khoa học
- THÂN CÂY • Là bộ phận của cây nối liền giữa lá và rễ. • Chức năng của thân: Nâng đỡ Vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện Tăng cường bề mặt đồng hoá Ngoài ra còn làm nhiệm vụ quang hợp và sinh sản dinh dưỡng
- Hình thái thân Các bộ phận của thân Các loại chồi Các dạng thân Các loại thân trong không gian Biến dạng của thân
- Các bộ phận của thân Hoa Chồi ngọn Mấu Lóng Chồi nách Nách lá Chồi của cành Hệ thân Cành Cuống lá Lá Phiến lá Gốc thân Thân chính Rễ chính Rễ bên Hệ rễ
- Các bộ phận của thân Thân chính: thường có dạng hình trụ, có thể phân nhánh hoặc không, mang lá và chồi. Cành: là những nhánh bên của thân chính. Mấu: là nơi lá đính vào thân hoặc cành. Nách lá: góc tạo bởi thân hoặc cành với cuống lá. Lóng (Gióng): khoảng cách giữa 2 mấu ở gần nhau nhất. Gốc thân: ranh giới giữa thân và rễ.
- Các loại chồi Chồi ngọn (chồi tận cùng): Nằm ở đầu tận cùng của ngọn thân hay cành, trong chồi ngọn có mô phân sinh ngọn. Chồi nách (chồi bên): Nằm ở các nách lá, cấu tạo giống như chồi ngọn, sẽ tạo ra cành hay hoa. Chồi ngủ: là chồi nách ở trạng thái nghỉ nhiều năm không thời hạn. Chồi đông: Ở các vùng ôn đới, các chồi ngọn và chồi nách ở trạng thái nghỉ kéo dài trong mấy tháng lạnh gọi là chồi đông. Chồi phụ: Có thể mọc từ nhiều vị trí và cơ quan khác nhau của cây. Ví dụ: Trên thân chính, trên cành, trên các mấu (tre, mía, lúa…), trên các rễ cây (xoan, hồng…), trên lá cây (thuốc bỏng).
- Các dạng thân Thân gỗ: là thân của những cây sống lâu năm, có cấu tạo cấp 2 rất phát triển, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định. Cây gỗ nhỏ: cao từ 5-15m . Ví dụ: Cây bưởi, ổi... Cây gỗ vừa hay trung bình: cao 15-25m. Ví dụ: Dẻ, Ngọc lan... Cây gỗ lớn: cao trên 25m . Ví dụ: Chò chỉ, Lim...
- Các dạng thân Thân bụi: cây gỗ sống nhiều năm, có cấu tạo cấp 2, thân chính kém phát triển, có sự phân cành bắt đầu từ gốc của thân chính. Ví dụ: Sim, Mua... Thân nửa bụi: cây sống nhiều năm, có thân hóa gỗ một phần ở phần gần gốc, phần ngọn không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ dinh dưỡng. Ví dụ: Cỏ lào, Dứa dại...
- Các dạng thân Thân thảo (Thân cỏ): Phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ ra hoa kết quả. Thân thảo 1 năm: bắt đầu và kết thúc đời sống của nó trong vòng một năm. Ví dụ: Lúa, ngô, lạc,... Thân thảo 2 năm: năm đầu phát triển cơ quan sinh dưỡng, năm sau cho ra cơ quan sinh sản. Ví dụ: cây cà rốt Thân thảo nhiều năm: Cây có thân ngầm phát triển dưới đất sống nhiều năm. Ví dụ: Cỏ tranh, cỏ may,...
- Các loại thân trong không gian Thân đứng: Thân mọc thẳng đứng. Hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây thân cỏ thuộc loại này. Thân bò:: Cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng mà phải bò lan sát mặt đất. Ví dụ: dâu tây, rau má, khoai lang…
- Các loại thân trong không gian Thân leo (dây leo): Cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc dựa vào giàn. Leo nhờ thân quấn: Bìm bìm, mồng tơi… Leo nhờ tua cuốn: Bầu, Bí… Leo nhờ gai móc: Cây mây Leo nhờ rễ bám: Trầu không, hồ tiêu…
- Biến dạng của thân Cành hình lá: Cành biến Giò thân: thân dày lên, chồi đổi thành lá trên đó có mang ngọn bị tiêu giảm chỉ mang những lá nhỏ hình vảy. một đến hai lá phát triển bình thường, từ chồi nách sẽ Ví dụ: Cây quỳnh phát triển thành giò mới. Ví dụ: Cây lan
- Biến dạng của thân Thân củ Thân củ ở trên mặt đất Thân củ ở dưới mặt đất (Ví dụ: Su hào) củ do (Ví dụ: củ khoai tây) củ thân biến đổi thành. do cành nằm dưới đất biến đổi thành.
- Biến dạng của thân Thân rễ: là loại thân Thân hành: là loại chồi ngầm dưới đất mà bề ngầm dưới đất, rút ngắn ngoài trông giống như thường có dạng dẹt, rễ chứa chất dự trữ. hình quả lê, hình cầu Ví dụ: Cỏ tranh, Gừng, dẹp. Ví dụ: Hành tây Chuối... Thân hành
- Biến dạng của thân Thân mọng nước: Thường gặp ở những loài sống ở các nơi khô hạn, thân thường dày lên chứa nhiều nước và diệp lục. Ví dụ: Thân cây các loài xương rồng, cành giao…
- CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA THÂN Thân và cành đều có cấu tạo giống nhau, đều có đối xứng qua một trục. Bao gồm: Cấu tạo sơ cấp (cấu tạo cấp 1) Thân cây hạt trần và thân cây 2 lá mầm Thân cây 1 lá mầm Cấu tạo thứ cấp (cấu tạo cấp 2) Thân cây hạt trần và thân cây 2 lá mầm
- Thân cây hạt trần và thân cây 2 lá mầm sơ cấp (cấp 1) Cấu tạo gồm 2 phần: Vỏ: mỏng Trụ giữa: dày
- Thân cây hạt trần và thân cây 2 lá mầm sơ cấp (cấp 1) Khí khổng VỎ Biểu bì Hậu mô Nhu mô vỏ Tầng sinh bột TRỤ GIỮA Trụ bì Bó libe Tượng tầng L-G Bó mạch Bó gỗ VỎ Nhu mô ruột Sơ đồ cấu tạo thân cây 2 lá mầm sơ cấp
- Thân cây 2 lá mầm sơ cấp (cấp 1) Phần vỏ Biểu bì: thường gồm một lớp tế bào sống không chứa lục lạp, có ít khí khổng, mặt ngoài thường được phủ một lớp cutin hoặc có lông hoặc có gai. Hậu mô: ngay dưới lớp biểu bì gồm các tế bào sống có vách dày lên không đều, làm thành một vòng liên tục hoặc tập trung ở các khía. Nhu mô vỏ: nằm phía trong hậu mô, gồm vài lớp tế bào sống, chứa lục lạp ở thân non, cành non. Tầng sinh bột: tương đương với nội bì của rễ cây. Cấu tạo bởi một lớp tế bào sống chứa nhiều tinh bột.
- Thân cây 2 lá mầm sơ cấp (cấp 1) Trụ giữa Trụ bì: gồm một hoặc một số lớp tế bào, xếp xen kẽ với tầng sinh bột. Bó mạch chồng chất hở gồm: Bó gỗ và bó libe xếp chồng chất, ở giữa có tượng tầng, hoặc chồng chất kép (Ví dụ: Họ khoai lang, bầu bí…). Xếp thành 1 vòng, có thể 2 vòng (Ví dụ: Bí ngô). Bó gỗ phân hóa li tâm. Nhu mô ruột: rất nhiều, chứa chất dự trữ bên trong, có mô tiết như tế bào tiết, ống tiết, ống nhựa mũ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Danh pháp và phân loại thực vật - ThS. Võ Hồng Trung
211 p | 372 | 77
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Lá cây)
34 p | 267 | 73
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Rễ cây)
35 p | 306 | 71
-
Bài giảng Đại cương về phân loại thực vật
133 p | 346 | 70
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 4: Cơ quan sinh sản (Hạt và quả)
30 p | 203 | 62
-
Bài giảng Đo ảnh và viễn thám: Chương 1 - Trần Trung Anh
21 p | 233 | 59
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 4: Cơ quan sinh sản (Hoa)
72 p | 223 | 54
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 1: Tế bào thực vật
29 p | 211 | 48
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 2: Mô thực vật
82 p | 154 | 44
-
Bài giảng Chương 5: Phản ứng của thực vật và các tác động của hormon thực vật
34 p | 137 | 15
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 9 - Nguyễn Hữu Trí
11 p | 72 | 6
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 8 - Nguyễn Hữu Trí
10 p | 69 | 5
-
Bài giảng Thực vật học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
86 p | 57 | 4
-
Bài giảng Vi sinh và ký sinh - Nguyễn Khánh Hoàng
99 p | 38 | 3
-
Bài giảng Thực hành Sinh học phân tử 1 - Nguyễn Quốc Trung
25 p | 33 | 2
-
Bài giảng Thực tập viễn thám (Practice of remote sensing): Bài 1 - ThS. Nguyễn Duy Liêm
7 p | 9 | 1
-
Bài giảng Mô thực vật
46 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn