intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế: Chương 6 - Nguyễn Đặng Hải Yến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuế - Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu được những vấn đề liên quan đến thuế TNCN: khái niệm, thuế thu nhập cá nhân có vai trò gì đối với nền kinh tế, những đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân, các trường hợp chủ thể được miễn, giảm, hoàn lại thuế; nắm được phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân; nắm rõ quy trình kê khai thuế và nộp thuế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế: Chương 6 - Nguyễn Đặng Hải Yến

  1. ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM HỌC PHẦN THUẾ CHƯƠNG 6 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PERSONAL INCOME TAX GVGD: NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN Ngày cập nhật: T7/2020
  2. VĂN BẢN QUY ĐỊNH • Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH về Luật thuế Thu nhập cá nhân, ngày 11/12/2014 • Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC về Nghị định quy định chi tiết về Thuế thu nhập cá nhân, ngày 26/5/2015 • Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thi hành Thuế thu nhập cá nhân, ngày 14/3/2016
  3. MỤC TIÊU § Hiểu được những vấn đề liên quan đến thuế TNCN: khái niệm, thuế TNCN có vai trò gì đối với nền kinh tế, những đối tượng chịu thuế TNDN, các trường hợp chủ thể được miễn, giảm, hoàn lại thuế. § Nắm được phương pháp tính thuế TNCN. § Nắm rõ quy trình kê khai thuế và nộp thuế.
  4. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN • Khái niệm. • Qúa trình hình thành và phát triển. • Vai trò của thuế thu nhập cá nhân. II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM. III. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC. IV. CẢI CÁCH THU NHẬP CÁ NHÂN
  5. 6.1.1. KHÁI NIỆM § Là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập chịu thuế của cá nhân (cư trú và không cư trú tại Việt Nam) phát sinh trong kỳ tính thuế nhằm động viên một phần thu nhập đó vào ngân sách nhà nước. § Tên gọi tiếng Anh: • Personal Income Tax. • Income Tax (Anh). § Quốc gia đầu tiên áp dụng thuế TNCN là Anh. Ở Việt Nam, thuế TNCN ban hành năm 2007, chính thức được áp dụng 01/01/2009
  6. ĐẶC ĐIỂM § Là loại thuế trực thu. § Có độ nhạy cảm cao. § Có phạm vi điều chính rộng. § Mang tính lũy tiến so với thu nhập.
  7. 6.1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH § Năm 1990: ban hành pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. § Năm 1994: sửa đổi Pháp lệnh năm 1990. § Năm 1997: sửa đổi, bổ sung pháp lệnh năm 1990,1994 § Năm 1999: sửa đổi, bổ sung pháp lệnh. § Năm 2001: ban hành pháp lệnh mới. § Năm 2004: sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh năm 2001. § Năm 2007: ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân mới. § Năm 2012: sửa đổi, bổ sung luật thuế TNCN
  8. 6.1.3. VAI TRÒ q VAI TRÒ. • Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. • Thuế thu nhập cá nhân là công cụ để nhà nước thực hiện công bằng xã hội. • Thuế thu nhập cá nhân là công cụ để nhà nước quản lý thu nhập của người nộp thuế.
  9. 6.2. THUẾ TNCN HIỆN HÀNH 6.2.1 Người nộp thuế 6.2.2 Thu nhập chịu thuế 6.2.3 Phương pháp tính thuế 6.2.4 Miễn - giảm - hoàn thuế 6.2.5 Kê khai – nộp thuế 6.2.6 Khấu trừ thuế
  10. 6.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ • Cá nhân cư trú: nộp thuế cho các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. • Cá nhân không cư trú: nộp thuế cho các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Lưu ý: Thu nhập nhận được không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập, căn cứ vào nơi phát sinh thu nhập.
  11. 6.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có mặt tài VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính đủ 12 tháng liên tục kể từ ngày lần đầu tiên tới Việt Nam. - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn ( từ 183 ngày trở lên). Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng 1 trong 2 điều kiện trên.
  12. 6.2.1. NGƯỜI NỘP THUẾ LƯU Ý: Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, nếu không chứng minh được là người cư trú nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
  13. VÍ DỤ VD1: Ông Adam tới Việt Nam từ ngày 20/4/2014 rời khỏi Việt Nam vào ngày 20/6/2015. Yêu cầu: Xác định kỳ tính thuế thu nhập cá nhân cho Ông Adam. VD2: Ông Adam là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 20/4/2014 rời khỏi Việt Nam vào ngày 20/6/2015. Yêu cầu: Xác định kỳ tính thuế thu nhập cá nhân cho Ông này.
  14. 6.2.2. THU NHẬP CHỊU THUẾ 1. Thu nhập từ kinh doanh. 2. Thu nhập từ tiền lương. 3. Thu nhập từ đầu tư vốn. 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn. 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. 6. Thu nhập từ trúng thưởng. 7. Thu nhập từ bản quyền. 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thu nhập từ thừa kế. 10. Thu nhập từ nhận quà tặng.
  15. THU NHẬP TỪ KINH DOANH • Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ ( riêng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng...chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện để miễn thuế) • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. • Không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
  16. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG • Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công • Các khoản phụ cấp trợ cấp trừ một số khoản: - Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công. - Phụ cấp quốc phòng, an ninh. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. - Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định.
  17. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG • Các khoản phụ cấp trợ cấp trừ một số khoản: - Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mỗi lần sinh con hoặc nhận con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, và các khoản khác theo quy định. - Trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động. - Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật
  18. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG 6.2.2. THU NHẬP CHỊU THUẾ - THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG. • Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức: - Tiền hoa hồng môi giới. - Tiền tham gia các đề tài, dự án. - Tiền nhuận bút. - Các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác. • Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
  19. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG • Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: - Tiền nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo. - Khoản tiền tích lũy mua BHNT, BH không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do NSDLD mua hoặc đóng góp cho NLD. - Phí hội viên hoặc các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí... - Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
  20. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG • Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản thưởng sau đây: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng. - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2