Bài giảng Tin học căn bản: Chương 1.2 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
lượt xem 2
download
Bài giảng Tin học căn bản: Chương 1.2 Định dạng văn bản cung cấp cho người học những kiến thức như: Định dạng ký tự (Font); định dạng đoạn văn; kiểu dáng (style). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tin học căn bản: Chương 1.2 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
- Kiểm tra bài cũ (buổi 1) Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải là trình soạn thảo văn bản: a) Notepad b) Google Chrome c) Microsoft Word (2010) d) Google Docs
- Kiểm tra bài cũ (buổi 1) Câu 2. Trong Microsoft Word 2010, công dụng của tổ hợp phím Ctrl+O trong soạn thảo là: a) Mở một tập tin văn bản mới b) Đóng tập tin văn bản đang mở c) Mở một tập tin văn bản đã có d) Lưu tập tin văn bản đang mở
- Kiểm tra bài cũ (buổi 1) Câu 3. Trong Microsoft Word 2010, công dụng của tổ hợp phím Ctrl+C trong soạn thảo là: a) Tạo một tập tin văn bản mới b) Di chuyển khối văn bản c) Mở một tập tin văn bản d) Sao chép khối văn bản
- Kiểm tra bài cũ (buổi 1) Câu 4. Trong Microsoft Word 2010, tổ hợp phím nào để lưu tập tin: a) Ctrl + O b) Ctrl + A c) Ctrl + S d) Shift + S
- Kiểm tra bài cũ (buổi 1) Câu 5. Trong Microsoft Word 2010, để lưu tập tin vanban1.docx đang mở thành tập tin vanban2.docx, thực hiện như thế nào: a) Vào File Save b) Vào File Save as c) Bấm vào biểu tượng Save (đĩa mềm) trên thanh công cụ d) Bấm tổ hợp phím Ctrl + S
- CHƯƠNG 1: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN Tiết thứ: 5,6,7,8 1.3. Định dạng văn bản Giảng viên: ThS. Mai Ngọc Tuấn Email: tuanabba148@gmail.com Điện thoại - Zalo: 0938398997
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Định dạng ký tự tức là nói về các đặc tính cho từng ký tự riêng lẻ trong một tài liệu. Các đặc tính này là: Font chữ (Font), kiểu chữ (Font style: gạch dưới, in nghiêng, in đậm), cỡ chữ (Font size), màu chữ (Font color), ... Các cách định dạng: Định dạng ký tự bằng lệnh Định dạng ký tự bằng thanh công cụ (nút lệnh, biểu tượng) Định dạng chế độ nén/mở rộng cỡ chữ (Character Spacing) Định dạng nhanh bằng chổi sơn (Format Painter)
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Định dạng ký tự bằng lệnh: Vào Home Font (Ctrl + D)
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Font: Lựa chọn các font chữ Font style: Lựa chọn kiểu chữ Size: Lựa chọn cỡ chữ Font color: Lựa chọn màu chữ Underline style: Kiểu chữ gạch chân Effects: Hiệu ứng font chữ Set As Default: Thiết lập mặc định
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Định dạng ký tự bằng biểu tượng trên thanh công cụ Chọn font chữ (Ctrl+Shift+F) Chọn cỡ chữ (Ctrl+Shift+P) Tăng cỡ chữ (Ctrl + ]) Giảm cỡ chữ (Ctrl + [) Chuyển đổi chữ thường và chữ HOA trong văn bản Có thể dùng tổ hợp phím Shift+F3 để chuyển đổi qua lại giữa các kiểu chữ
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Xóa định dạng Chọn kiểu chữ: đậm (B) – tổ hợp phím Ctrl+B; nghiêng (I) – tổ hợp phím Ctrl+I; gạch chân (U) – tổ hợp phím Ctrl + U Tạo nét gạch ký tự Tạo chỉ số dưới (Ctrl+=) Tạo chỉ số trên (Ctrl+Shift+=) Tạo màu nền (hightlight) cho văn bản Tạo màu chữ cho văn bản
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.1 Định dạng ký tự (Font) Định dạng chế độ nén/mở rộng cỡ chữ (Character Spacing) Scale: dùng để đặt tỉ lệ hiển thị % Spacing: đặt chế độ định dạng • Normal: chế độ bình thường • Condensed: nén chữ • Expended: mở rộng chữ Position: Thiết lập vị trí định dạng Normal: bình thường Raised: định dạng dòng chữ lên trên Lowered: định dạng dòng chữ xuống dưới
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Các khái niệm liên quan: • Trong Word, khái niệm đoạn (Paragraph) được định nghĩa là một phần văn bản (có thể chỉ là một dòng trống) được kết thúc bởi một ký hiệu cuối đoạn (Paragraph mark). Dấu cuối đoạn được đưa vào bằng cách nhấn phím Enter. • Để bật / tắt dấu phân đoạn ta có thể dụng tổ hợp phím Ctrl+* • Trong trường hợp tuy văn bản chưa đến lề phải nhưng bạn muốn xuống dòng mới (nhưng không muốn sang đoạn mới) thì nhấn tổ hợp phím Shift + Enter
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Định dạng đoạn văn bản bằng lệnh: Vào Home Paragraph Thẻ Indents and Spacing Alignment: định dạng lề đoạn văn bản Indentation: định dạng đoạn văn bản sang trái hoặc phải Special: định dạng đầu dòng và toàn bộ các đoạn Spacing: định dạng khoảng cách các đoạn Line spacing: định dạng độ dãn dòng
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Định dạng đoạn văn bản bằng lệnh: Vào Home Paragraph Thẻ Line and Page Breaks Window/Orphan control: bật/tắt chế độ kiểm soát dòng đơn lẻ Keep with next: bật/tắt chế độ giữ các đoạn tiếp theo Keep line together: bật/tắt chế độ giữ các dòng liên tục Suppress line numbers: bật/tắt chế độ hiển thị dòng Don’t hyphenate: bật/tắt chế độ hiển thị dấu nối
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Định dạng đoạn văn bản bằng biểu tượng trên thanh công cụ: Canh lề trái (Ctrl+L) Canh lề giữa (Ctrl+E) Canh lề phải (Ctrl+R) Canh đều 2 bên (Ctrl+J) Định dạng độ giãn dòng
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Định dạng Tab Điểm dừng Tab (tab stop) là một vị trí tại đây điểm chèn văn bản sẽ dừng nếu bạn nhấn phím tab. Khi nhấn phím Tab, con trỏ sẽ dịch chuyển sang phải tới vị trí Tab stop đồng thời nếu bên phải điểm chèn văn bản có bất kỳ văn bản nào thì văn bản đó cũng di chuyển theo. Điểm dừng mặc định của Tab stop là 1.27 cm, tuy nhiên có thể thay đổi.
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Định dạng Tab Nhấn vào ký hiệu Tab tại vị trí giao nhau của thước dọc và ngang để chọn loại điểm tab Nhấn chuột vào các vị trí muốn đặt tab trên thước ngang Chú ý: Để thay đổi vị trí tab (nhấn kéo thả), để xóa (nhấn và kéo khỏi thước)
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Cách định dạng Tab Home nhóm Paragraph, xuất hiện hộp thoại Paragraph, chọn Tabs ở góc dưới bên trái + Tab stop position: nhập/chọn điểm Tab. + Alignment: chọn loại điểm dừng Tab. + Leader: Chọn loại ký tự dẫn. - Nhấn vào nút Set. - Tiếp tục lặp lại cho các điểm Tab khác. + Nút Clear: Xóa bỏ tab, Clear All: bỏ tất cả các điểm Tab. Chú ý: Để sử dụng được điểm dừng Tab trong bảng (Table) thì phải nhấn tổ hợp phím Ctrl + Tab.
- 1.3. Định dạng văn bản 1.3.2 Định dạng đoạn văn Đánh dấu và đánh số thứ tự (Bullets and Numbering) Bullet là một ký hiệu đồ họa nhỏ như dấu chấm nhỏ để giới thiệu một chỉ mục trong danh sách và được dùng khi thứ tự các chỉ mục là không quan trọng. Sử dụng số thứ tự khi bạn muốn nhấn mạnh tính liên tục như một chuỗi các bước. Nếu bạn thêm vào, di chuyển hoặc xóa các chỉ mục trong danh sách các số, Word sẽ tự động cập nhật các số.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tin học căn bản - Vũ Văn Huy
186 p | 110 | 23
-
Bài giảng Tin học căn bản: Phần 3
12 p | 141 | 14
-
Bài giảng Tin học căn bản - Bài 3: Một số phần mềm tiện ích
19 p | 31 | 7
-
Bài giảng Tin học căn bản & văn phòng: Chương 8 - Căn bản về Internet
30 p | 91 | 6
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 1): Chương 1 - Ngô Văn Linh
32 p | 69 | 5
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 1) - Ngô Văn Linh
10 p | 59 | 4
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 1): Chương 3 - Ngô Văn Linh
70 p | 55 | 4
-
Bài giảng Tin học căn bản & văn phòng: Chương 1 - Kiến thức chung về tin học
9 p | 86 | 4
-
Bài giảng Tin học căn bản: Phần 1 Chương 2 - KS. Lê Thanh Trúc
16 p | 88 | 4
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 1): Chương 2 - Ngô Văn Linh
93 p | 68 | 3
-
Bài giảng Tin học căn bản - Bài 2: Quản lý tài nguyên
31 p | 29 | 3
-
Bài giảng Tin học căn bản - Bài 1: Hệ điều hành
43 p | 26 | 3
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 2): Chương 1 - Nguyễn Hồng Phương
9 p | 71 | 3
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 3): Chương mở đầu - Ngô Văn Linh
4 p | 61 | 2
-
Bài giảng Tin học căn bản (Phần 1): Chương 6 - Ngô Văn Linh
24 p | 78 | 2
-
Bài giảng Tin học căn bản: Chương 1.3 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
44 p | 33 | 2
-
Bài giảng Tin học căn bản: Chương 1.1 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
45 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn