intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bải giảng Trùng roi đường ruột (Giardia intestinalis)

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

293
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả được đặc điểm sinh học và chu kỳ của Giardia intestinalis, phân tích được các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm Giardia intestinalis, trình bày được những tác hại và cơ chế gây bệnh của Giardia intestinalis, nêu được các phương pháp chẩn đoán bệnh do Giardia intestinalis... là mục tiêu hướng đến của Bải giảng Trùng roi đường ruột (Giardia intestinalis).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bải giảng Trùng roi đường ruột (Giardia intestinalis)

  1. Trùng roi đường ruột ( Giardia intestinalis ) 1
  2. I. Mục tiêu 1. Mô tả được đặc điểm sinh học và chu kỳ của Giardia intestinalis 2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm Giardia intestinalis. 3. Trình bày được những tác hại và cơ chế gây bệnh của Giardia intestinalis. 4. Nêu được các phương pháp chẩn đoán bệnh do Giardia intestinalis. 5. Nêu được nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng chống bệnh do G. intestinalis. 2
  3. II. Nội dung Giardia intestinalis còn có tên là Lamblia. Giardia do Lambl người Tiệp Khắc mô tả năm 1859. Đây là một loại đơn bào ký sinh ở ruột và gây bệnh cho người. 3
  4. 1. Hình thể và kích thước - Thể hoạt động, Giardia intestinalis có hình thể đối xứng, có 2 nhân như hai mắt kính, có 8 roi, kích thước từ 10-20m chiều dài và từ 6-10 m chiều ngang - Bào nang có hình bầu dục; kích thước dài từ 8-12 m, ngang từ 7-10 m. Có từ 2-4 nhân và có thể thấy được một số roi trong bào nang. 4
  5. 1. Hình thể và kích thước 5
  6. 2. Đặc điểm sinh học và chu kỳ Giardia intestinalis Trùng roi đường ruột sống ký sinh trên bề mặt niêm mạc ruột non, tá tràng, đôi khi thấy ở đường dẫn mật, trong túi mật. Chúng hấp thu thức ăn bằng cách thẩm thấu qua màng thân. Thể hoạt động thì luôn chuyển động nhờ có 4 đôi roi. Sinh sản vô giới bằng cách chia đôi cơ thể theo chiều dọc. Thể hoạt động chỉ gặp trong phân lỏng. Một số thể hoạt động theo thức ăn xuống cuối ruột non và tới đại tràng, phân dần dần trở nên rắn, thể hoạt động biến thành thể kén theo phân ra ngoại cảnh. Kén từ ngoại cảnh lại theo đường tiêu hoá xâm nhập vào cơ thể người, đến tá tràng xuất kén trở thành thể hoạt động, tiếp tục vòng đời ký sinh 6
  7. Trùng roi đường ruột phủ niêm mạc ruột non 7
  8. 3. Đặc điểm dịch tễ của bệnh * Nguồn bệnh và mầm bệnh - Nguồn bệnh: Là người lành có trùng roi trong cơ thể hoặc người bệnh - Mầm bệnh: Là thể bào nang. Bào nang sống được trong phân và đất ẩm tuần, trong nước 5 - 6 tuần * Các phương thức nhiễm bệnh theo đường tiêu hoá. - Nước uống và đồ dùng gia đình - Các loại rau, quả rửa chưa sạch - Sự tiếp súc trực tiếp do những người chế biến thức ăn bị bệnh - Do ruồi, gián vận chuyển bào nang vào thức ăn 8
  9. 3. Đặc điểm dịch tễ của bệnh * Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Giardia intestinalis: - Do môi trường đất, nước có mầm bệnh. Mầm bệnh Giardia intestinalis, bào nang có thể sống ở ngoại cảnh thời gian lâu hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, pH thích hợp... - Tập quán canh tác lạc hậu, còn dùng phân bắc tươi làm phân bón - Tập quán sinh hoạt, vệ sinh còn kém: - Thời tiết, khí hậu : - Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, dân trí còn thấp * Phân bố dịch tễ - Việt Nam tỷ lệ nhiễm ở người lớn từ 1-10%, ở trẻ em là15 % - Bệnh phân bố có tình toàn cầu với tỷ lệ khác nhau. 9
  10. 4. Đặc điểm gây bệnh của Giardia intestinalis Trùng roi ở ruột non thường gây viêm ruột: bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài, phân lỏng, có bọt, thường gặp ở trẻ em Người lớn đôi khi không có triệu chứng gì. Hậu quả của bệnh là trẻ em bị suy dinh dưỡng, do trẻ vừa bị viêm ruột, kém ăn, vừa bị nhiều trùng roi bám phủ kín niêm mạc ruột non làm giảm sự hấp thu thức ăn. Sản phẩm chuyển hoá của trùng roi gây độc với hệ thần kinh làm trẻ mất ngủ, biếng ăn Các triệu chứng rất khác nhau và không điển hình, có khi gây viêm ruột hoặc viêm tá tràng, tiểu tràng, đại tràng. Bệnh nhân viêm ruột thường hay gây tiêu chảy kéo dài và đau bụng. Một số trường hợp gây viêm túi mật, đường dẫn mật hoặc gan. Có người mang KST nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh 10
  11. 5. Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng khó phân biệt, nhất là trẻ em khi đã suy dinh dưỡng và còi xương. - Chẩn đoán xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động và thể bào nang. Các tuyến y tế cơ sở nếu có kính hiển vi đều làm được xét nghiệm này. - Xét nghiệm dịch tá tràng tìm thể hoạt động (chỉ dùng khi xét nghiệm phân không có hiệu quả) 11
  12. 6. Điều trị 6.1. Nguyên tắc điều trị - Dùng thuốc đặc hiệu - Điều trị đủ liều thuốc - Điều trị toàn diện(bổ sung vi ta min A,B,D,K ) 6.2. Điều trị cụ thể Dùng các thuốc sau - Metronidazol - Quinacrin - Tinidazol 12
  13. 7. Phòng bệnh 7.1. Nguyên tắc phòng bệnh - Tác động vào nguồn bệnh bằng cách điều trị người bệnh - Vệ sinh môi trường: Quản lý, xử lý phân, diệt ruồi - Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân bảo vệ nguồn cảm thụ 7.2. Biên pháp phòng bệnh - Quản lý và xử phân ddúng qui cách - Đảm bảo nguồn nước sạch - Thực hiện 3 sạch: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch - Phát hiện những người bị nhiễm để điều trị nhằm 13 ngăn chặn thải kém ra ngoại cảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2