intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư duy hệ thống: Chương 3 - PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh

Chia sẻ: Tằng Túy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

343
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 3 - Phương pháp luận tư duy hệ thống. Các nội dung chính trong chương này gồm: Vài nét khái quát về tư duy cơ giới, khái niệm tư duy hệ thống, đặc điểm tư duy hệ thống, các thành phần của tư duy hệ thống, phân loại phương pháp tư duy hệ thống, các nguyên tắc cơ bản của phương pháp tư duy hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư duy hệ thống: Chương 3 - PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh

  1. Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN TƯ DUY HỆ THỐNG
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Vài nét khái quát về Tư duy cơ giới 2. Khái niệm tư duy hệ thống 3. Đặc điểm tư duy hệ thống 4. Các thành phần của tư duy hệ thống 5. Phân loại phương pháp tư duy hệ thống 6. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp tư duy hệ thống
  3. 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY CƠ GIỚI Tư duy cơ giới là tư duy một chiều, hiểu bộ phận để hiểu toàn thể, tuyệt đối hóa quy luật nhân quả. Với cách nhìn một chiều, tư duy cơ giới đã và đang gây nguy hại nhiều mặt cho đời sống của con người (học tập, sản xuất, môi trường ...).
  4. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu mối liên hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu sa ẩn dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng như riêng rẽ.
  5. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG 1. Giúp con người thấy được bức tranh chính xác hơn của hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ. 2. Khuyến khích con người suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. 3. Tư duy hệ thống là tư duy động.
  6. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG 
  7. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy môi trường - bối cảnh, tư duy toàn thể Để hiểu một sự vật, hiện tượng thấu đáo, cần quan tâm tới cả chi tiết và bối cảnh xung quanh các chi tiết đó, mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng với môi trường.
  8. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy mạng lưới Chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng hơn là từng sự vật hiện tượng riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ thống.
  9. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy tiến trình Muốn thay đổi kết quả, trước hết cần thay đổi tiến trình dẫn tới kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình hơn là kết quả.
  10. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hồi quy Kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi phản hồi để đi đến tận cùng vấn đề.
  11. 2. KHÁI NIỆM TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy hệ thống vận dụng các luận điểm của khoa học hệ thống nói chung vào các giai đoạn của quá trình thực hiện giải quyết vấn đề và ra quyết định để góp phần làm tăng hiệu quả tư duy sáng tạo và năng lực đổi mới của con người.
  12. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG Tính Phẩm chất toàn thể hợp trội Tính đa chiều Tính có mục tiêu
  13. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TÍNH TOÀN THỂ 1. Toàn thể không phải là tổng gộp các thành phần riêng lẻ, rời rạc mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau. 2. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một thể thống nhất, không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều có mối liện hệ và tác động qua lại với nhau.
  14. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG PHẨM CHẤT HỢP TRỘI 1. Phẩm chất trội của hệ thống là phẩm chất được tạo nên bởi sự tương tác giữa các thành phần tham gia vào hệ thống. 2. Phẩm chất hợp trội là thuộc tính của toàn thể, là một hiện tượng siêu tổng cộng chứ không phải là tổng số đơn giản các phẩm chất của từng thành phần. 3. Từng thành phần trong hệ thống đều đóng góp phần mình vào phẩm chất hợp trội của toàn thể thông qua sự tương tác với các thành phần khác, và ngược lại, phẩm chất hợp trội sẽ làm tăng giá trị, phẩm chất của từng thành phần trong hệ thống.
  15. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TÍNH ĐA CHIỀU 1. Tính đa chiều là có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau về cùng một đối tượng. 2. Tính đa chiều là một cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ khi tìm hiểu các hệ thống. 3. Tính đa chiều của tư duy hệ thống là sự cố gắng phát hiện các đặc điểm giống nhau trong những đặc điểm khác nhau, và đặc điểm khác nhau trong những đặc điểm giống nhau. 4. Tìm các đặc điểm giống nhau trong các đặc điểm khác nhau sẽ hướng tới tính phổ biến, tính có quy luật của sự vật, hiện tượng. 5. Tìm các đặc điểm khác nhau trong các đặc điểm giống nhau sẽ hướng tới phong cách riêng, sắc thái cảm thụ riêng.
  16. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG Tư duy theo Tư duy theo mô hình tương quan Chỉ đạo hệ thống Tư duy động
  17. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY THEO MÔ HÌNH Chọn một dạng biểu diễn thích hợp là điểm mấu chốt của tư duy hệ thống.
  18. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY THEO TƯƠNG QUAN 1. Phác họa mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. 2. Tính tới các kết quả gián tiếp, mạng lưới nguyên nhân và hậu quả, chu trình phản hồi và việc phát triển của các cấu trúc như vậy qua thời gian. 3. Công cụ biểu diễn thích hợp là biểu đồ chu trình nhân quả: công cụ đơn giản và linh hoạt để ghi lại các vấn đề tương quan.
  19. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TƯ DUY ĐỘNG Tư duy hệ thống là tư duy động - nhìn vấn đề dựa trên những kiểu mẫu hành xử theo thời gian, tập trung vào nguyên nhân, xem nguyên nhân như một quá trình chứ không chỉ là sự kiện xảy ra một lần; kết quả ảnh hưởng trở lại nguyên nhân và những nguyên nhân ảnh hưởng lẫn nhau.
  20. 4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG CHỈ ĐẠO HỆ THỐNG Giải quyết các vấn đề của hệ thống: suy nghĩ về hệ thống và quan tâm tới hành động hướng theo hệ thống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2