intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư vấn giám sát - Chuyên đề 3: Phần B - ThS. Đặng Xuân Trường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

133
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư vấn giám sát - Chuyên đề 3: Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu - Phần B: Điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu, trình bày các kiến thức: điều kiện kỹ thuật thi công, quy định chung về nghiệm thu công trình,... Đây là tài liệu học tập và giảng dạy dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư vấn giám sát - Chuyên đề 3: Phần B - ThS. Đặng Xuân Trường

  1. B. Điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu I. Điều kiện kỹ thuật thi công 1. Khái niệm Điều kiện kỹ thuật thi công là văn bản kỹ thuật thi công được chủ đầu tư phê duyệt và cho phép thi công. Một điều kiện kỹ thuật thi công đã phê duyệt thì tất cả các bên phải thực hiện theo điều kiện kỹ thuật đó vì vậy khi đưa ra điều kiện nào cần đưa thêm phần trích dẫn của tiêu chuẩn hay văn bản pháp luật nào cho phép thì khi đưa ra áp dụng. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 66
  2. I. Điều kiện kỹ thuật thi công (cont.) 2. Cấu trúc của điều kiện KTTC a) Phạm vi công việc b) Định nghĩa – mô tả công việc c) Các quy phạm và tiêu chuẩn áp dụng d) Kiểm tra / kiểm soát chất lượng GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 67
  3. II. Quy định chung về nghiệm thu công trình 1. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 68
  4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành: Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 69
  5. 2. Nghiệm thu công việc xây dựng a. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng: Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 70
  6. 2. Nghiệm thu công việc xây dựng (cont.) b. Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 71
  7. 2. Nghiệm thu công việc xây dựng (cont.) c. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ. d. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 72
  8. 3. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng a. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng: Các tài liệu theo quy định và các kết quả thí nghiệm; Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu; Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 73
  9. 3. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (cont.) b. Nội dung và trình tự nghiệm thu: Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải; Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện; Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo quy định. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 74
  10. 3. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (cont.) c. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 75
  11. 4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng a. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng: Các tài liệu theo quy định; Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 76
  12. 4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (cont.) b. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng: Kiểm tra hiện trường; Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ; Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành; Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng; Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản nghiệm thu được lập theo quy định. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 77
  13. 4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (cont.) c. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm: Phía chủ đầu tư: Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: Người đại diện theo pháp luật; Người phụ trách thi công trực tiếp. Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: Người đại diện theo pháp luật; Chủ nhiệm thiết kế. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 78
  14. C. Quy định về đánh giá chất lượng CTXD GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 79
  15. Định nghĩa về chất lượng GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 80
  16. I. Quy định chung 1. Đối với các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: Các công trình xây dựng công cộng tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự; Nhà chung cư, nhà làm việc, khách sạn nhiều tầng; Các công trình hóa chất và hóa dầu, công trình kho chứa dầu, khí; Các công trình đê, đập, cầu, hầm lớn. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 81
  17. I. Quy định chung (cont.) 2. Các công trình quan trọng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải kiểm tra và chứng nhận chất lượng. 3. Khuyến khích thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng không thuộc các trường hợp quy định. 4. Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 82
  18. II. Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (thông tư số 16/2008/TT-BXD) 1. Đối tượng áp dụng: Các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng là công trình khi xẩy ra sự cố có nguy cơ gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường gồm: công trình tập trung đông người như nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự; nhà chung cư, công trình bệnh viện, nhà làm việc, công trình khách sạn, công trình hóa chất, hóa dầu, chế biến khí, kho chứa dầu, khí không phân biệt cấp và các công trình đê, đập, cầu, hầm từ cấp II trở lên; Các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; các tổ chức bán bảo hiểm; tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc quản lý công trình (gọi tắt là bên yêu cầu). GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 83
  19. II. Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (cont.) 2. Nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: Đối với đối tượng công trình chứng nhận chất lượng phù hợp có thể là một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau: An toàn về khả năng chịu lực của công trình; An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình; An toàn về phòng cháy và chữa cháy; An toàn môi trường. Phạm vi kiểm tra chứng nhận sự phù hợp là một bộ phận, một hạng mục hoặc toàn bộ công trình theo các tiêu chí chất lượng cụ thể do bên yêu cầu đặt ra. GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 84
  20. II. Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (cont.) 3. Điều kiện năng lực đối với tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng: Tổ chức chứng nhận chất lượng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động tư vấn xây dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng nhận chất lượng. Về kinh nghiệm tối thiểu đã từng tham gia một trong các hoạt động tư vấn xây dựng sau: quản lý dự án, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong thời gian liên tục 5 năm gần nhất và không có vi phạm trong hoạt động xây dựng. Các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc được phân công thực hiện. Các cá nhân này không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong thời gian 3 năm gần nhất. Cán bộ đảm nhận cương vị chủ trì công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng phải có trên 10 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp GV.NCS.ThS. Đặng Xuân Trường Wednesday, March 02, 2011 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2