Chương 3<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ ERP<br />
<br />
Nội dung<br />
I. ERP là gì?<br />
II. Quá trình hình thành và phát triển ERP<br />
III. Lợi ích và hạn chế của ERP<br />
IV. Kiến trúc cơ bản của một hệ thống ERP<br />
V. Phân loại phần mềm ERP<br />
VI. ERP kết nối với các đơn vị chức năng như thế<br />
nào?<br />
VII. Cách tiếp cận “Hệ thống tích hợp”<br />
VIII. Các module chức năng của ERP<br />
<br />
I. ERP là gì?<br />
<br />
ERP là gì?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Enterprise: là doanh nghiệp.<br />
Resource: là tài nguyên, những tài sản tồn tại trong<br />
hay liên quan đến công ty có sẵn hay những giá trị<br />
được tạo ra hàng ngày, nhân viên, nhà quản lý cũng có<br />
thể coi là một dạng tài nguyên.<br />
Planning là hoạch định, nhân viên các phòng ban trao<br />
đổi tương tác giải quyết công việc diễn ra thường<br />
xuyên hàng ngày. Quá trình này dù đơn giản hay<br />
phức tạp cũng tác động đến toàn bộ cơ sở tài nguyên<br />
của công ty.<br />
<br />
Định nghĩa ERP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đứng ở góc độ quản lý, ERP là “một giải pháp quản<br />
lý và tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật thông tin đối<br />
với những thách thức do môi trường tạo ra” (Laudon<br />
and Laudon, 1995).<br />
Hệ thống ERP là một phương thức quản lý dùng giải<br />
pháp kỹ thuật và tổ chức để giúp doanh nghiệp gia<br />
tăng và làm gọn nhẹ một cách hiệu quả xử lý kinh<br />
doanh nội bộ vì nó đòi hỏi phải tái cấu trúc quy trình<br />
hoạt động kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp cũng<br />
như thay đổi cách quản lý doanh nghiệp, nghĩa là nó<br />
tác động thay đổi quy trình quản lý, ảnh hưởng chiến<br />
lược, tổ chức và văn hóa của doanh nghiệp.<br />
<br />