Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
lượt xem 14
download
Bài giảng "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin - Chương 2: Khái quát về công nghệ thông tin trong dạy học" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
- Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 1
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khái niệm về thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. 2
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khái niệm về thông tin Thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang 3
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Khái niệm về công nghệ thông tin - Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. - Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu thập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. 4
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin. - Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội, giáo dục. - Công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội. 5
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Việt Nam sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Ngay từ năm 1993, Chính phủ ta đã khẳng định vị trí vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu, 6
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định lấy chủ đề năm học 2008 - 2009 là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)". Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về năm học 2008-2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học" 7
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành Chỉ thi số 07/CT-BCVT về “Định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” - Chỉ thị đã nêu: “Chiến lược cất cánh” cho giai đoạn 2011 – 2020 sẽ góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”. 8
- 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 3 năm 2013 với chủ đề “Công nghệ thông tin - Nền tảng của phương thức phát triển mới nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia”. - Mục tiêu của diễn đàn nhằm góp phần đổi mới tư duy, tăng cường nhận thức sâu sắc hơn ở các cấp, các ngành và toàn xã hội về quan điểm xác định công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng cho phương thức phát triển mới, hướng đến một xã hội tri thức, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh và bền vững. 9
- 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 10
- 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thay đổi mô hình giáo dục Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục. 11
- 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thay đổi chất lượng giáo dục CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn. Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm. CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. 12
- 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thay đổi hình thức đào tạo Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện Đào tạo từ xa: “Là một phương thức giáo dục – đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Giáo dục từ xa lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo”. Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) : là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa. 13
- 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thay đổi phương thức quản lý Khi máy tính chưa ra đời, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác quản lý và điều hành ở các cơ quan, trường học được thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã được thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các nhà trường trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học,…và ra quyết định. 14
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 15
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ứng dụng trong soạn thảo giáo án Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên soạn thảo giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word, MS PowerPoint. Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ: Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0 16
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ phương 17 tiện dạy học
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. 18
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng… Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. VD: - Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org), Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở. Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/ 19
- 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ứng dụng trong đánh giá Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu… Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Powerpoint nâng cao - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
63 p | 244 | 36
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - ThS. Nguyễn Văn Hiệp
7 p | 191 | 22
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Th.S. Phạm Minh Tú
20 p | 161 | 20
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Tìm hiểu công cụ - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
25 p | 111 | 16
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 04: Kỹ năng sử dụng bảng tính cơ bản
36 p | 76 | 14
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp – Giới thiệu môn học
16 p | 93 | 13
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp – Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin
39 p | 80 | 12
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 03: Xử lý văn bản cơ bản
73 p | 77 | 10
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Search engine - Tìm kiếm trên internet - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
29 p | 88 | 9
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 05: Sử dụng trình chiếu cơ bản
40 p | 83 | 9
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 06: Sử dụng internet cơ bản
34 p | 69 | 9
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
44 p | 119 | 9
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 01: Công nghệ thông tin căn bản
33 p | 82 | 8
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sư phạm Tin - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
19 p | 105 | 7
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin - Mô đun 02: Sử dụng máy tính căn bản
78 p | 70 | 7
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học GDCD: Chương 4 - Thiều Thanh Quang Phú
35 p | 76 | 6
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học GDCD: Chương 3 - Thiều Thanh Quang Phú
33 p | 91 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn