intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vấn đề xung đột lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy - GS.TS Trần Ngọc Đường

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:13

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Vấn đề xung đột lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy do GS.TS Trần Ngọc Đường biên soạn bao gồm những nội dung về thực chất của hoạt động lập pháp và lập quy là ban hành các thể chế (các quy định) điều chỉnh các quan hệ lợi ích; lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp – cá nhân; lợi ích toàn quốc và lợi ích địa phương; lợi ích cục bộ ngành và lợi ích chung của cả nước;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vấn đề xung đột lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy - GS.TS Trần Ngọc Đường

  1. VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG LẬP QUY GS.TS Trần Ngọc Đường Chuyên gia cao cấp Viện nghiên cứu lập pháp 1
  2. 1. Thực chất của hoạt động lập pháp và lập quy là ban hành các thể chế (các quy định) điều chỉnh các quan hệ lợi ích • Lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân công dân; • Lợi ích toàn quốc và lợi ích địa phương; • Lợi ích cục bộ ngành và lợi ích cả nước; • Lợi ích vùng và lợi ích từng địa phương 2
  3. 2. Lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp – cá nhân • Thành tựu trong lập pháp, lập quy: – Trao quyền tự chủ, tự quyết định hoạt động nhiều hơn cho Doanh nghiệp và cá nhân công dân; – Hạn chế sự ca nthiệp của Nhà nước vào sản xuất kinh doanh; • Tồn tại trong lập pháp, lập quy: – Chưa tạo lập được môi trường thật sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; – 3
  4. 2. Lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp – cá nhân (tiếp) – Cá nhân công dân chưa có cơ chế bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi bị cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâm hại tới; – Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và công dân chưa thật sự bình đẳng; – Chưa có cơ chế minh bạch hóa quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp 4
  5. 3. Lợi ích toàn quốc và lợi ích địa phương • Thành tựu: – Phân cấp trao quyền mạnh mẽ cho địa phương; – Các địa phương chủ động cải thiện môi trường kinh doanh • Tồn tại: – Thiếu cơ chế kiểm soát hiệu quả của chính quyền Trung ương đối với hoạt động lập quy của chính quyền địa phương; – Hoạt động lập quy có xu hướng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật chung của cả nước, muốn có cơ chế pháp lý riêng của địa phương mình gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương 5
  6. 3. Lợi ích toàn quốc và lợi ích địa phương (tiếp) • Tồn tại (tiếp): – Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa đại biểu chuyên trách ở trung ương và địa phương trong hoạt động lập pháp và lập quy; – Thiếu sự phối kết hợp giữa đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương với đại biểu HĐND trong hoạt động lập quy 6
  7. 4. Lợi ích cục bộ ngành và lợi ích chung của cả nước • Thành tựu: – Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã chú ý loại bỏ các quy định trong các dự án luật ẩn chứa lợi ích ngành; – Hạn chế các quy định mang tính nguyên tắc không có nội dung điều chỉnh giao cho Chính phủ hoặc Bộ cụ thể hóa • Tồn tại: – Thông tư, nghị định còn chứa đựng những lợi ích cục bộ của ngành trái với quy định của luật; – Còn các thủ tục hành chính có lợi cho ngành hơn là có lợi cho cá nhân và doanh nghiệp 7
  8. 5. Lợi ích vùng và lợi ích của từng địa phương • Thành tựu: – Chú trọng đến những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn để có những chính sách ưu tiên; – Tạo lập môi trường pháp lý cho sự ra đời của các đặc khu kinh tế • Tồn tại: – Chưa có pháp luật điều chỉnh vùng gồm các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đồng, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương ngay trong một vùng; – Hoạt động lập quy trong lĩnh vực kinh tế giữa các tỉnh trong một vùng kinh tế trọng điểm không thống nhất, trái ngược nhau 8
  9. 6. Phương hướng khắc phục những mâu thuẫn về lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy • Về hoạt động lập pháp: – Dân chủ hóa mạnh mẽ và thực chất các công đoạn của quy trình lập pháp, đặc biệt là ở khâu thẩm tra, xem xét và thông qua dự án luật; – Xây dựng khung pháp lý về vận động hành lang; – Kết hợp hài hòa lợi ích Nhà nước và lợi ích địa phương trong vai trò đại diện của đại biểu Quốc hội; – Nâng cao năng lực lập pháp, đặc biệt là năng lực xem xét, phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin của các báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật vào việc thẩm tra, thảo luận thông qua luật và giám sát sau khi Luật đó đi vào cuộc sống 9
  10. 6. Phương hướng khắc phục những mâu thuẫn về lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy (tiếp) • Về hoạt động lập pháp (tiếp): – Phát huy vai trò của đại biểu chuyên trách nhằm khắc phục tình trạng Luật khung, Luật ống không có nội dung điều chỉnh mà giao cho Chính phủ cụ thể hóa; – Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động lập pháp của Quốc hội bằng cơ chế bảo Hiến chuyên trách; – Tăng cường giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội đối với các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khắc phục kịp thời các quy định vì lợi ích cục bộ của địa phương ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương khác lợi ích vùng và lợi ích cả nước – Phối hợp chặt chẽ giữa ĐBQH chuyên trách ở Trung ương và đại biểu chuyên trách ở địa phương. 10
  11. 6. Phương hướng khắc phục những mâu thuẫn về lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy (tiếp) • Về hoạt động lập quy của Chính phủ và các bộ: – Nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách Quốc gia. Chính phủ phải là phủ ra chính sách; – Coi trọng việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách của các dự án Luật (RIA); – Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án luật; – Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ và Hội đồng nhân dân vì lợi ích cục bộ của ngành hoặc địa phương – Tăng cường công tác rà soát văn bản và hệ thống hóa pháp luật 11
  12. 6. Phương hướng khắc phục những mâu thuẫn về lợi ích trong hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy (tiếp) • Đối với hoạt động lập quy của Hội đồng nhân dân: – Kết hợp hài hòa lợi ích của địa phương mình với lợi ích vùng và cả nước trong việc ra các nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật; – Tăng cường mối liên hệ giữa HĐND các tỉnh trong cùng một vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đồng nhau trong hoạt động lập quy nhằm tạo lập môi trường pháp lý thống nhất trong cùng một vùng – Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ĐBQH chuyên trách ở địa phương với ĐBHĐND trong việc ban hành các nghị quyết của HĐND 12 12
  13. CHÚC HỘI THẢO THÀNH CÔNG XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2