intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học kinh doanh từ Billy Beane và

Chia sẻ: Bun Bunmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học kinh doanh từ Billy Beane và "Moneyball" .Với một bộ phim dựa trên câu chuyện có thật như Moneyball thì ẩn chứa bên trong đó là những triết lý nhân sinh sâu sắc mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng để đưa ra những quyết định sáng suốt cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tuần cuối của tháng 9/2011, bộ phim "Moneyball" do Brad Pitt thủ vai chính mới bắt đầu được chính thức được công chiếu trên khắp các rạp của Mỹ. Bộ phim này được chuyển thể cứ cuốn tiểu thuyết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học kinh doanh từ Billy Beane và

  1. Bài học kinh doanh từ Billy Beane và "Moneyball"
  2. Với một bộ phim dựa trên câu chuyện có thật như Moneyball thì ẩn chứa bên trong đó là những triết lý nhân sinh sâu sắc mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng để đưa ra những quyết định sáng suốt cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tuần cuối của tháng 9/2011, bộ phim "Moneyball" do Brad Pitt thủ vai chính mới bắt đầu được chính thức được công chiếu trên khắp các rạp của Mỹ. Bộ phim này được chuyển thể cứ cuốn tiểu thuyết cùng tên nói về tổng giám đốc của đội bóng chày Oakland Athletics – Billy Bean. Với một bộ phim dựa trên câu chuyện có thật thì ẩn chứa bên trong đó thường là một bài học hay một tấm gương. Moneyball cũng là một loại phim kiểu như thế. Nó gửi gắm những triết lý nhân sinh sâu sắc mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng để đưa ra những quyết định sáng suốt cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Song, thấy và làm là hai điều hoàn toàn khác nhau. Từ những gì đã thấy, bạn có thể có thêm một cách nhìn mới và mở lòng với những quyết định khác. Nhưng để tạo được sự khác biệt, bạn nhất thiết phải làm được những điều bạn đã thấy. Biết khi nào phải lột xác
  3. Người ta nói 'điên rồ' là khi lặp đi lặp lại cùng một hành động với hy vọng kết quả sẽ khác. Ấy thế nhưng không ít những lãnh đạo và chủ doanh nghiệp không hề 'điên' nhưng lại làm y hệt thế: mắc đi mắc lại một sai lầm và làm đi làm lại theo đúng một trình tự mà không suy nghĩ xem điều họ làm đã là tốt nhất chưa. Trong cuộc sống, những quyết định khó khăn nhất là những quyết định thay đổi, có thể là thay nghề nghiệp, thay đổi công ty hay thay đổi cách làm việc. Thay đổi khó bởi vì bạn phải bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình. Và nhiều khi để biết khi nào cần thay đổi cũng không phải là điều dễ dàng. . Ở đây, "lột xác" không chỉ ám chỉ sự thay đổi bên ngoài mà cả lối tư duy bên trong bạn nữa. Đây chính là điều mà tổng giám đốc Billy Beane đã làm được với đội Oakland A của mình vào năm 2002. Trong phim Moneyball, Billy Beane (Brad Pitt) ngồi cùng một nhóm có thể nói là chuyên gia trong làng bóng chày. Họ tranh luận xem làm thế nào để thay thế những cầu thủ trụ cột đã bỏ sang đội khác sau khi hết hạn hợp đồng. Những người mang tư tưởng truyền thống muốn "săn" cầu thủ theo cách cũ. Nhưng Billy Beane không đồng ý. Anh quyết định đã đến lúc phải thay đổi. Anh muốn sử dụng phương pháp chọn cầu thủ khác với kiểu truyền thống và đang gây nhiều tranh tranh cãi – đó là dựa vào phân tích số liệu. Trong bài báo có tên "The Revolutionary" (nhà cách mạng) của Howard Bryant đăng trên ESPN.com ngày 15/1/2010, Billy Beane đã chia sẻ: "Vấn đề tựu trung lại là đánh giá được năng lực và định giá năng lực ấy". Con đường phía trước thật nhiều chông gai nhưng Beane hiểu rằng ở tình thế một
  4. đội bóng mức lương thấp nhất trong làng bóng chày anh cần phải có một lợi thế cạnh tranh. Trong bài báo của mình, Bryant viết: "Kể từ khi Beane tiếp quản Oakland A, cách đội bóng đánh giá cầu thủ - và có lẽ quan trọng hơn là đối tượng được thuê để thực hiện việc đánh giá đó ở cấp quản lý – không còn như xưa nữa". Kết quả là đội Oakland đã làm nên lịch sử khi thắng liên tiếp 20 trận đấu năm đó. Xác định vấn đề và quyết tâm thay đổi Trong phim, vẫn ngồi ở cái bàn đó nhưng không chuyên gia nào đủ khả năng để chỉ ra vấn đề cho Beane. Họ nhắc đi nhắc lại sự cần thiết phải lấp đầy những chỗ trống và mải mê tìm kiếm những cầu thủ đã là ngôi sao thay vì những cầu thủ có khả năng thành sao. Họ không hiểu là có một điều còn quan trọng hơn – đó là thay đổi cách họ tiếp cận những quyết định mà họ đã đưa ra. Trong cuốn sách "Xây dựng kỹ năng quản lý" của David A. Whetten và Kim S. Cameron, tác giả đã viết: "Xác định vấn đề có lẽ là bước quan trọng nhất để tiến tới giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Một khi đã xác định được vấn đề thì chuyện giải quyết vấn để đó thường trở nên hết sức giản đơn". Điều Beane đã làm được là hiểu anh không cạnh tranh trên một sân chơi bằng phẳng. Anh biết mình cần tìm kiếm những cầu thủ giá thấp nhưng có điểm đánh giá cao, biết học hỏi và có tư tưởng cầu tiến. Anh cần phát huy hết thế mạnh của họ và biến họ thành những cầu thủ xuất sắc đúng như những gì mà anh thấy trước ở họ.
  5. Trong cuốn sách "144 cách để giữ lời" (144 Ways to Walk the Talk) của Eric Harvey và Alexander Lucia, các tác giả đã đưa ra chiến lược trong thực tiễn quản lý và có một cầu đúc kết rất hay ở phần "huấn luyện người khác", đó là bạn không nên tập trung vào nhưng "siêu sao" hay những sao đã "lặn" mà phải tập trung vào những sao "ở giữa". "Hầu hết mọi người đều tỏa sáng đâu đó ở phần giữa đó" – cuốn sách nêu. Vai trò của người chủ và lãnh đạo doanh nghiệp là thuê được những người có tham vọng. Họ phải xây dựng được một đội ngũ chứ không đơn thuần chỉ là chắp vá. Trong câu chuyện này, tìm được đúng cầu thủ là vấn đề cốt lõi nhất. Nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh, hãy chơi theo cách riêng của mình. Hãy đưa ra những quyết sách đúng đắn cho doanh nghiệp, tổ chức của mình. Đừng chạy theo những quan điểm, nguyên tắc của số đông mà hãy chọn những gì bạn thấy đúng. Hãy nhớ: "Khi kẻ thù của bạn mắc sai lầm, hãy tránh con đường của họ đi". Đấy mới là bài học tốt trong kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2