Bài học thời mở cửa
lượt xem 13
download
Cuối tuần qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (R.I.T) Nguyễn Đức Chi đã bị bắt với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ước lên tới 165 tỷ đồng. Hậu quả của vụ việc này không chỉ là khả năng Dự án Khu nghỉ mát Rusalka (Khánh Hòa) do Chi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị bị rút giấy phép, chấm dứt hoạt động..., mà hàng loạt nạn nhân là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhà thầu xây dựng đứng trước nguy cơ bị mất vốn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học thời mở cửa
- Bài học thời mở cửa Cuối tuần qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (R.I.T) Nguyễn Đức Chi đã bị bắt với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ước lên tới 165 tỷ đồng. Hậu quả của vụ việc này không chỉ là khả năng Dự án Khu nghỉ mát Rusalka (Khánh Hòa) do Chi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị bị rút giấy phép, chấm dứt hoạt động..., mà hàng loạt nạn nhân là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhà thầu xây dựng đứng trước nguy cơ bị mất vốn, dẫn đến khả năng phá sản. Bằng những nỗ lực của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang cố gắng tìm ra những phương án nhằm giảm thiểu tác hại của vụ việc, thu hồi tiền của về cho Nhà nước... Chân dung “siêu lừa” Nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cho biết, Nguyễn Đức Chi sinh ngày 2/9/1969 tại Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1988, Chi thi vào Trường đại học An ninh và sau đó được cử sang Liên Xô tu nghiệp. Sau khi Liên Xô tan rã, Chi ở lại Nga và chuyển sang làm ăn kinh tế. Năm 1998, Chi về nước làm thủ tục thành lập Công ty TNHH Quốc tế LCM do 3 công dân Việt Nam định cư tại Nga góp vốn, với số vốn pháp định là 2,1 triệu USD. Sau đó, Công ty Quốc tế LCM đã thuê lại tòa nhà của Công ty Điện tử Giảng Võ ở 168 Ngọc Khánh, Hà Nội để vừa làm trụ sở, vừa đầu tư thành Trung tâm Thể thao giải trí Cosmos, với giá thuê nhà 18.000 USD/tháng. Những ngày tháng làm ăn tại Việt Nam sau đó của Chi đã gắn liền với những vụ lừa đảo mà nạn nhân chính là những DNNN nhẹ dạ, cả tin. Nạn nhân đầu tiên của Chi có lẽ là Công ty Điện tử Giảng Võ, với số tiền thuê nhà chưa thanh toán từ năm 1998 đến cuối năm 2003 là 24 tỷ đồng. Trước vụ việc bị Công ty Điện tử Giảng Võ kiện ra toà để đòi nợ, tháng 5/2004, Chi đã có văn bản đồng ý chuyển giao tài sản đã đầu tư tại Trung tâm Cosmos cho Công ty Điện tử Giảng Võ để trừ nợ tiền thuê nhà. Tuy nhiên, “siêu lừa” này trước đó đã kịp làm hợp đồng bán lại toàn bộ phần tài sản đầu tư tại Trung tâm Cosmos cho Công ty Lâm Viên (Bộ Quốc phòng) lấy 19 tỷ đồng. Mặc dù là người “mua trước”, nhưng Công ty Lâm Viên đã hoàn toàn trắng tay trước vụ lừa bán này, bởi khi trao tiền, Lâm Viên đã không được bàn giao những giấy tờ liên quan tới phần tài sản mình mua. Tuy nhiên, sự “ngây thơ” của Công ty Lâm Viên không chỉ có vậy. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Công ty này lại lún sâu hơn vào bẫy lừa của Chi. Nạn nhân đáng thương tiếp theo của Chi là Công ty Xuất nhập khẩu Lương thực Trà Vinh (gọi tắt là Công ty Trà Vinh). Nguyễn Đức Chi đã sử dụng các thủ đoạn đánh vào lòng tin lãnh đạo Công ty Trà Vinh, như việc dẫn Giám đốc Công ty Trà Vinh đi tham quan các dự án mà Chi giới thiệu là của Chi: Trung tâm Thể thao giải trí Cosmos (Hà Nội), Khu nghỉ mát Rusalka (Nha Trang), Nhà máy Giày Tula (Nga). Theo Đại tá Nguyễn Thế Bình, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, từ tháng 11/2000 đến tháng 3/2003, Chi đã mua của Công ty Trà Vinh 30.338 tấn gạo, trị giá trên 5,71 triệu USD đưa sang Nga tiêu thụ và đến nay mất khả năng chi trả. Trong vụ việc này, thủ đoạn của Chi là núp dưới danh nghĩa Giám đốc kinh doanh - Đại diện cho Công ty Arabela (Hoa Kỳ) ký hợp đồng mua gạo của Công ty Trà Vinh theo hình thức trả chậm trong vòng 90 ngày. Trong số gạo đã xuất đi, Chi chỉ thanh toán cho Công ty Trà Vinh đợt xuất gạo đầu tiên để làm tin là 523.100 USD, số tiền còn lại (gần 5,2 triệu USD) Chi tìm cách không thanh toán. Sau nhiều lần đòi nợ không được, vào trung tuần tháng 7/2003, Công ty Trà Vinh đã làm đơn tố cáo Chi gửi cơ quan công an. Áp lực này đã khiến Chi sau đó phải gán ngôi biệt thự ở phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM trị giá 700.000 USD và tiếp tục lừa Công ty Lâm Viên lấy 43,5 tỷ đồng để trả một phần nợ cho Công ty Trà Vinh. Số nợ còn lại khoảng 2,4 triệu USD cho đến nay vẫn không có khả năng chi trả. Cũng trong thời gian giải quyết vụ việc thanh toán tiền gạo với Công ty Trà Vinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã nhận được đơn của Công ty Prodgramma tố cáo Chi lừa đảo trong việc mua
- bán gạo, chiếm đoạt 1,1 triệu USD rồi bỏ trốn mà không giao gạo, hoàn trả tiền... “Ngây thơ” góp vốn Sau những quả lừa trực diện nói trên, Chi tìm cách lừa “gián tiếp” thông qua một dự án mà Chi đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Cụ thể, ngày 6/11/2000, Bộ KH&ĐT đã cấp phép cho Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch R.I.T (Giấy phép đầu tư số 2178/GP) xây dựng, điều hành và kinh doanh Khu nghỉ mát Rusalka tại Nha Trang, Khánh Hòa trên diện tích đất 32 ha, với số vốn đầu tư đăng ký là 15 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 4,5 triệu USD. Sau đó, ngày 3/5/2001, Bộ KH&ĐT đã điều chỉnh Giấy phép đầu tư của Dự án này theo hướng tăng diện tích sử dụng đất lên 45 ha (gồm 38 ha đất và 7 ha cải tạo bãi san hô). Ba nhà đầu tư góp vốn thực hiện Dự án này đều từ Nga và đều do Chi là người đại diện, đó là Công ty cổ phần dạng đóng “Elaitrox”; Công ty TNHH “Luzhniky Dhl” và Công ty TNHH “Dhl Cargo”, trong đó Công ty Elaitrox (do Chi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) góp tới 60% vốn pháp định, hai công ty còn lại mỗi công ty góp 20% vốn pháp định. Bộ KH&ĐT khi cấp giấy phép cho dự án này đã rất thận trọng và tuân thủ nghiêm túc pháp luật qua việc đặt ra một số điều kiện ràng buộc đối với chủ đầu tư. Cụ thể, tại Điều 7 của giấy phép đã ghi rất rõ rằng, trong thời gian triển khai xây dựng dự án, các chủ đầu tư không được chuyển nhượng vốn cho các đối tác khác và sau khi Khu nghỉ mát hoàn tất, chính thức hoạt động kinh doanh, nếu các chủ đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng vốn cho đối tác khác phải được Bộ KH&ĐT chấp thuận... Mặc dù đã bị một cái “khóa” to đùng như vậy, nhưng dưới áp lực phải thanh toán tiền mua gạo cho Công ty Trà Vinh, Chi đã không ngại dùng luôn Dự án để lừa Công ty Lâm Viên. Thủ đoạn của Chi là mời Công ty Lâm Viên góp vốn liên doanh - điều hoàn toàn trái với các quy định trong Giấy phép đầu tư - để cùng thực hiện Dự án Khu nghỉ mát Rusalka. Cụ thể, một thỏa thuận trái pháp luật đã ra đời theo hướng hai bên tự thống nhất tăng vốn đầu tư Dự án Khu nghỉ mát từ 15 triệu USD lên 27 triệu USD, trong đó vốn pháp định từ 4,5 triệu USD lên 10 triệu USD và Công ty Lâm Viên góp 5,5 triệu USD vốn pháp định để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Dự án (?). Không hiểu vì quá “ngây thơ” trước pháp luật hay vì “đâm lao phải theo lao” sau vụ bị lừa 19 tỷ đồng tiền mua Trung tâm Cosmos mà Công ty Lâm Viên ngay sau khi ký “hợp đồng liên doanh” với Chi đã chuyển trước 43,5 tỷ đồng để Chi trả nợ cho Công ty Trà Vinh (như đã nói ở trên). Có lẽ sau khi biết Dự án không được phép chuyển nhượng trong thời gian xây dựng cũng như việc liên doanh, tăng vốn không được pháp luật thừa nhận, Công ty Lâm Viên mới vỡ ra rằng, đã bị Chi lừa... Ngày 6/9/2004, ông Trần Nam, Giám đốc Công ty Lâm Viên đã làm đơn tố cáo Chi với cơ quan công an. Như vậy, kể cả vụ lừa bán Trung tâm Cosmos, Công ty Lâm Viên đã bị Chi chiếm đoạt 62,5 tỷ đồng. Nạn nhân trông chờ Bộ KH&ĐT Trước thực tế hàng hoạt doanh nghiệp bị lừa, mà trong đó có một phần vốn không nhỏ của Nhà nước, Bộ KH&ĐT đã phải ra tay tìm giải pháp khắc phục và thu hồi vốn về cho Nhà nước. Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc, với những vi phạm như không triển khai đúng tiến độ cam kết, vi phạm quy định của Giấy phép đầu tư trong việc góp vốn, cho người khác góp vốn thay trong khi chưa được chấp thuận chuyển nhượng vốn..., phương án dứt điểm nhất đối với Dự án Khu nghỉ mát Rusalka do Chi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị là chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, UBND tỉnh Trà Vinh (cơ quan chủ quản của Công ty Trà Vinh) và Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) trong các văn bản gửi Bộ KH&ĐT vào cuối năm 2004 đều có chung đề xuất Bộ KH&ĐT chấp thuận đề nghị của Chi là rút Giấy phép đầu tư 100% vốn nước ngoài của R.I.T và cấp phép đầu tư cho công ty liên doanh giữa hai công ty Nga còn lại với Công ty Trà Vinh hoặc pháp nhân khác có đủ năng lực để Dự án Khu nghỉ mát Rusalka tiếp tục đầu tư, hoàn thiện. Mục đích của đề xuất này là để tạo điều kiện cho Công ty Trà Vinh thu hồi được nợ, có
- nguồn trả nợ ngân hàng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế, ngày 25/3/2005, Bộ KH&ĐT đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận việc chuyển nhượng phần vốn của Chi trong Dự án Khu nghỉ mát Rusalka cho Công ty Trà Vinh để trừ nợ. Sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có kết luận không cho phép chuyển nhượng vốn theo đề xuất nói trên. Thế nhưng, do bức xúc trước thực tế số tiền gạo Chi nợ Công ty Trà Vinh là tài sản của DNNN vay từ các ngân hàng có giá trị rất lớn cần phải thu hồi triệt để, nên ngày 7/5/2005, đích danh Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Thái Bình, đã có cuộc gặp, làm việc với Bộ KH&ĐT để thuyết phục Bộ một lần nữa kiên trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao. Sau đó 2 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Trần Hoàn Kim, cũng đã có văn bản (số 854/UBT-KTTH) đề nghị Bộ KH&ĐT xem xét trình Thủ tướng phương án chuyển giao vốn để tháo gỡ khó khăn cho Công ty Trà Vinh, tránh gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá nông sản, thực phẩm của nông dân và kế hoạch xuất khẩu của tỉnh... Cũng trong ngày 9/5/2005, Bộ KH&ĐT còn nhận được văn bản của Tổng công ty Lương thực miền Nam với kiến nghị có nội dung tương tự như văn bản của UBND tỉnh Trà Vinh. Trước khi có các văn bản đề nghị nói trên, tháng 5/2005, Bộ KH&ĐT đã nhận được các văn thư của Công ty Bạch Lân (Hoa Kỳ) và công ty mẹ của Công ty Bạch Lân là Công ty Vietnam Partners LLC (Hoa Kỳ) về việc xin chuyển nhượng 60% vốn pháp định của Công ty Elaitrox và 5% vốn pháp định của Công ty Luznhiky để trở thành nhà đầu tư chiếm 65% vốn pháp định trong Dự án Khu nghỉ mát Rusalka. Không những thế, Công ty Vietnam Partners LLC trong các văn thư gửi Bộ KH&ĐT còn thông báo, đã tìm hiểu thực trạng của Dự án Khu nghỉ mát Rusalka cũng như những khoản nợ của ông Chi với các DNNN như Công ty Trà Vinh, Công ty Lâm Viên và các nhà thầu xây dựng. “Chúng tôi sẵn sàng mua 65% vốn của Công ty R.I.T với giá trị 5,25 triệu USD và ngay lập tức huy động nguồn vốn bổ sung cần thiết từ 12-13 triệu USD để thanh toán các khoản nợ hiện tại và hoàn thành Dự án”, Công ty Vietnam Partners LLC viết trong văn thư gửi Bộ KH&ĐT. Ngoài ra, Công ty này còn thiện chí đề xuất: “Khoản tiền 5,25 triệu USD nói trên sẽ được chuyển vào một tài khoản ký quỹ” và “khoản tiền đó sẽ thuộc về Chính phủ Việt Nam”, “Bộ KH&ĐT hoặc các cơ quan chức năng khác của Chính phủ sẽ quản lý tài khoản ký quỹ này và khoản tiền trong tài khoản sẽ được chuyển ra ngoài khi được sự chấp thuận của Chính phủ và khi các thủ tục với Công ty Trà Vinh và Công ty Lâm Viên được hoàn tất”... Xét thấy đề xuất của Công ty Vietnam Partners LLC nếu trở thành hiện thực sẽ có ưu điểm là Dự án Khu nghỉ mát Rusalka tránh được sự đổ bể, giải quyết ngay được việc thanh toán các khoản nợ nhà thầu, cũng như tạo điều kiện cho Công ty Trà Vinh và Công ty Lâm Viên thu hồi được nợ, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước, Bộ KH&ĐT một lần nữa lại có tờ trình Thủ tướng xem xét cho chuyển nhượng vốn theo tinh thần của Điều 34, Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để chắc chắn, Bộ KH&ĐT trong tờ trình cũng đã lưu ý một số vấn đề như cần kiểm tra năng lực của bên nhận chuyển nhượng vốn là Công ty Vietnam Partners LLC (thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam), đồng thời yêu cầu Công ty này phải cam kết rõ tiến độ thực hiện và các điều kiện ràng buộc nếu được phép nhận chuyển nhượng... Cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định cuối cùng đối với tờ trình nói trên của Bộ KH&ĐT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài học chớp cơ hội kinh doanh từ các doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc (Phần 1)
5 p | 312 | 100
-
Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo
4 p | 296 | 78
-
Bài học chớp thời cơ kinh doanh từ các doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc (Tiếp theo và hết)
6 p | 188 | 57
-
Mở rộng thương hiệu – Bài học từ Virgin.
2 p | 190 | 44
-
Mổ xẻ công cụ quảng cáo đang “ngập tràn” phố phường Việt Nam
17 p | 109 | 20
-
Tiếp thị thời khó
5 p | 75 | 14
-
Bài học kinh nghiệm từ thành công của một số loại hình bán lẻ tại các khu vực thành phố ở Việt Nam
4 p | 106 | 13
-
4 bài học ‘làm thương hiệu’ của Beckham
2 p | 83 | 11
-
Tiềm năng phát triển của quảng cáo trực tuyến
6 p | 97 | 10
-
Les Poochs tận dụng bài học mở rộng thương hiệu
2 p | 111 | 10
-
3 Bài học bạn nên biết trước khi mở công ty riêng
9 p | 48 | 7
-
Mô hình kinh doanh D2C của Nike và bài học cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam
18 p | 20 | 6
-
Các mô hình thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0
10 p | 53 | 5
-
Mô hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Kinh nghiệm châu Phi và bài học cho Việt Nam
7 p | 49 | 4
-
Tác động của thảm họa thiên nhiên đối với an ninh lương thực giai đoạn 2010-2016 tại vùng nông thôn Việt Nam: Kết quả từ phương pháp ước lượng bán tham số GAM
9 p | 25 | 4
-
Ngày tận thế' thành mỏ vàng marketing
5 p | 57 | 3
-
Năng suất làm việc từ xa và bài học trong quản lý cho các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới
9 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn