intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài kiểm tra cuối khóa môn Kỹ năng thuyết trình - Mã 06

Chia sẻ: Vo Danh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

115
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở mọi thời đại,mọi xã hội,giao tiếp ứng xử giữa con người và con người diễn ra liên tục trên mọi lĩnh vực của cuộc sống,trong sinh hoạt đời thường cũng như trong công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài kiểm tra cuối khóa môn Kỹ năng thuyết trình - Mã 06

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC &ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG TRUNG CAÁP BEÁN THAØNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP
  2. TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH LỚP: TC24T GV: NGUYỄN ĐẶNG DUNG SV: NGUYỄN THỊ LÊ NA Bài tiểu luận: Kỹ năng LẮNG NGHE
  3. Mục lục: Lời mở đầu I. Khái niệm II. Tầm quan trọng III. Lơi ích của việc lắng nghe IV. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe V. Mức độ lắng nghe VI. Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả VII. Kết luận VIII.
  4. I, Lời Mở Đầu Ở mọi thời đại,mọi xã hội,giao tiếp ứng xử giữa con người và con ng ười di ễn ra liên tục trên mọi lĩnh vực của cuộc sống,trong sinh hoạt đời thường cũng như trong công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương” Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp.Giao tiếp v ừa là m ột khoa học,vừa là một nghệ thuật. muốn thành công trong giao tiếp chúng ta không những cấn nắm vững kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này mà cần ph ải v ận d ụng nh ững ki ến thức đó vào thực tiễn hoạt động giao tiếp của mình.Trong đó việc lắng nghe góp ph ần lớn đem lại nhiều lợi ích của giao tiếp: “có mắt không đồng nghĩa với nhìn th ấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa v ới vi ệc bi ết l ắng nghe”. Ngạn ngữ Nga cũng có câu: "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe".
  5. II, Khái niệm Nói là gieo,nghe là gặt. Nghe thấy Nghĩa Sóng âm Não Màng nhĩ Lắng nghe Chú ý - Hiểu - - Hồi đáp - Ghi nhớ Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ng ữ nghĩa. "Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe". Có mi ệng không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được h ọc nói, học đ ọc, h ọc viết rất nhiều. Vậy ta học lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chi ếm đ ến 53% thời gian giao tiếp lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đ ọc, d ạy vi ết rất nhiều. Nhưng lắng nghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con ph ải bi ết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được dạy. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn. "Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng h ơn m ột n ửa th ời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là... chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. N ếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất ti ềm năng 75% này. Không phải ngẫu nhiên mà câu thành ngữ "Nói là bạc, im lặng là vàng, l ắng nghe là kim cường" được mọi người công nhận là đúng. Biết lắng nghe - đi ều này có v ẻ đ ơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát tri ển k ỹ năng nghe của mình.
  6. Lắng nghe là tập trung vào việc phản ánh một loại âm thanh nào đó,các âm thanh khác bỏ ngoài tai. III, Tầm quan trọng Lắng nghe quan trọng như thế nào? Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn? Ai mà chẳng biết lắng nghe! Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nh ất mà mỗi người cần có. Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh h ưởng rất lớn đ ến công vi ệc và mối quan hệ với những người chung quanh. Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu th ập thông tin, hi ểu đ ược đi ều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi. Với những mục đích trên, bạn nghĩ khả năng lắng nghe của bạn đã tốt lắm rồi. Nhưng các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết người ta chỉ có thể nhớ khoảng 25% đến 50% những gì họ đã nghe. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay thậm chí với vợ chồng của chúng ta trong vòng 10 phút, thì họ chỉ thật sự nghe được từ 1 đến 5 phút là tối đa. Ngược lại, điều đó cũng có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người khác, bạn cũng không nghe hết những gì họ nói. Bạn chỉ có thể nắm bắt được khoảng 25-50% những điều quan trọng đó. Rõ ràng lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.
  7. Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và lâu dài với mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kì khó khăn để tập trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình. Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe. Chúng ta ch ưa h ọc được cách lắng nghe có hiệu quả vì thế khi một ai đó hỏi chúng ta v ề nh ững đi ều v ừa nghe thì họ sẽ nhận được những câu trả lời lộn xộn, không đúng với nội dung câu hỏi. Hoặc trong khi giao tiếp, nếu chúng ta cứ "thao thao bất tuy ệt" s ẽ gây s ự nhàm chám với người đối diện. Lắng nghe một cách hiệu quả là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình và thăng tiến. Mục đích của việc lắng nghe là nắm bắt được nội dung vấn đ ề, thu th ập đ ược nhi ều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua l ại trong quá trình di ễn đ ạt. Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích m ới tích c ực v ề c ảm xúc h ơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia s ẻ s ự cảm thông v ới ng ười khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen. Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; b ằng s ự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và h ọ cũng s ẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề s ẽ được tháo g ỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nh ận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
  8. IV, Lợi ích của việc lắng nghe   Trong giao tiếp thông thường, lắng nghe có những lợi ích sau : 1, Thoả mãn nhu cầu của đối tượng. Không có gì chán bằng khi mình nói mà không ai thèm nghe. Vì vậy, khi bạn lắng nghe người ta nói, chứng t ỏ b ạn bi ết tôn trọng người khác và có thể thoả mãn nhu cầu tự trọng của anh ta. 2, Thu thập được nhiều thông tin hơn. Bằng cách khuy ến khích người ta nói b ạn sẽ có được nhiều thông tin, từ đó có cơ sở mà quyết định. Bạn càng có được nhi ều thông tin thì quyết định của bạn càng chính xác. 3, Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi một người tìm được một người có cảm tình lắng nghe thì sẽ nảy sinh một mối quan hệ tốt đẹp. Lắng nghe giúp tình bằng hữu tăng trưởng và kết quả sẽ là sự hợp tác trong hoạt động. 4, Tìm hiểu được người khác một cách tốt hơn. Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tính cách, tính nết và quan điểm của họ, vì h ọ sẽ bộc l ộ con ng ười c ủa h ọ trong khi nói. 5, Giúp người khác có được một sự lắng nghe có hiệu quả. Bằng cách t ạo d ựng một không khí lắng nghe tốt, bạn sẽ thấy rằng những người nói chuyện với bạn trở thành những người lắng nghe có hiệu quả. 6, Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề, nhiều sự mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì hai bên không ch ịu lắng nghe đ ể hiểu nhau. Bằng sự cởi mở của mình và bằng cách khuy ến khích ng ười ta nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và cùng nhau đưa ra các giải pháp để thoát sự xung đột đó.
  9. V, Những yếu tố cản trở việc lắng nghe Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa th ời gian giao ti ếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%.V ậy đi ều gì làm ta nghe không hi ệu quả. Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn • nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương • án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn b ị l ắng nghe c ả. Không chu ẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả. Những yếu tố tác động khác: • Tốc độ suy nghĩ Mọi người cứ tưởng rằng khi người ta nói mình nghe rất chăm chú, nh ưng th ực t ế t ốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người ta nói, nên rất dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường được dùng để suy nghĩ về một cái gì khác. Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ không tập trung đ ược t ư duy và là lý do của những thói quen nghe kém. • Sự phức tạp của vấn đề Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích và nh ững v ấn đ ề mà mình quan tâm hơn. Khi có sự khó khăn trong sự theo dõi một vấn đ ề, ng ười ta th ường ch ọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nó nữa. • Không được tập luyện Đa số người ta nghe không có hiệu quả vì không bao giờ được dạy về cách lắng nghe. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, thường thì người ta dành nhiều thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, chứ còn tập lắng nghe thì không. Đó là m ột ngh ịch lý, vì nh ư chúng ta đã biết vì trong giao tiếp thì thời gian để nghe rất nhiều. • Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ý nghĩ của người khác, ho ặc không h ợp với họ, làm cho nhiều người trở thành nghe kém. Với tình cảm như vậy thì các t ừ s ẽ đi từ tai này sang tai kia và bay luôn ra ngoài.
  10. • Thiếu sự quan sát bằng mắt Khi nghe cần phải nắm bắt được cả những thông tin không bằng lời, như ánh mắt, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…, để biết thêm về thái độ và cảm nghĩ của đối tượng. • Những thành kiến tiêu cực Thường người ta có khuynh hướng lắng nghe một cách chủ quan, nên nh ững thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắng nghe n ữa. Nh ững thành ki ến đó có th ể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên ngoài, giọng nói, cách sử d ụng từ ng ữ… của đối tượng. Chủng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở t ới vi ệc l ắng nghe. Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường dùng thì gi ờ tìm nh ững lý l ẽ đ ể bác bỏ và những câu hỏi để gây cản trở cho người nói. Những việc làm đó đều làm ngăn cản sự lắng nghe. • Uy tín của người nói Thường uy tín làm tăng sức ám thị, nên khi chúng ta nghe một người có uy tín nói v ề những vấn đề mình quan tâm, thì chúng ta dễ m ất tính phê phán và nghe m ột cách mù quáng. • Do những thói quen xấu khi lắng nghe Giả bộ chú ý, hay cắt ngang, đoán trước thông điệp, nghe một cách máy móc, buông trôi sự chú ý. Những nguyên nhân khiến chúng ta sao nhãng việc lắng nghe: - Lười lắng nghe: Như đã nói ở phần trên, phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra)... Chính những phản xạ có điều kiện này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn - Thái độ lắng nghe thiếu tích cực : Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái tôi của bạn quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại. Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu quả từ thái độ này: bạn sẽ chẳng có thêm chút kiến thức
  11. nào cả, nếu có chỉ là sự hài lòng một cách ngộ nhận về kiến thức của bản thân; bạn sẽ làm mếch lòng rất nhiều người nếu thái độ này tiếp diễn ngày càng nhiều và điều này sẽ tệ hơn khi bạn gặp một người nói có bản lĩnh cũng phản bác lại ý kiến mà bạn đã chống đối họ một cách xác đáng, lúc này bạn sẽ vô cùng ê chề giống như chúa sơn lâm bị một con kiến quật ngã. - Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi họp và để cho tư tưởng của bạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì người khác nói mà là những gì bạn nghĩ rằng người ta lẽ ra phải nói. Những rào cản lắng nghe: Có rất nhiều rào cản khi lắng nghe. Thiên kiến là một trong những rào cản phổ biến và khó vượt qua nhất khi lắng nghe bởi vì nó là một tiến trình tự đ ộng hóa. Con ng ười không thể hoạt động trong cuộc sống mà không có một số quan ni ệm nào đó. Tuy nhiên trong các tình huống mới, những quan niệm này có thể là không đúng. Ngoài ra, một số người lắng nghe một cách phòng thủ, coi mọi lời nhận xét là m ột s ự t ấn công cá nhân. Nếu một người nào đó nói, “Anh Phú, ở đây rất ấm” thì những ng ười l ắng nghe phòng thủ có thể cho rằng người ta đang trách anh ta đã điều ch ỉnh sai nhi ệt đ ộ. Phản ứng tức thời của họ là chứng minh rằng người khác thì sai còn h ọ đúng. Đ ể b ảo vệ sự tự trọng của họ, họ có thể xuyên tạc thông tin bằng cách loại bỏ bất cứ cái gì không theo quan điểm của mình. Nhiều người lắng nghe cũng phạm phải sai lầm là ích kỷ/vị kỷ (chỉ nghĩ đến bản thân mình). Chẳng hạn như vào giây phút diễn giả đề cập tới v ấn đ ề c ủa di ễn gi ả thì những người lắng nghe vị kỷ kiểm soát cuộc đàm thoại và nói chuy ện v ề v ấn đ ề c ủa họ. Họ coi thường mối quan tâm của diễn giả bằng cách cho thấy rằng nh ững v ấn đ ề của họ còn lớn hơn gấp đôi. Dù thảo luận về bất cứ vấn đề gì, h ọ cho r ằng h ọ hi ểu biết nhiều hơn diễn giả. Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi h ọp và để cho t ư t ưởng c ủa b ạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây cho b ạn chú ý tr ở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì diễn giả nói mà là nh ững gì bạn nghĩ rằng thuy ết trình viên lẽ ra phải nói.(12)
  12. Một trong những nguyên nhân tại sao tâm trí của con người có khuynh h ướng suy nghĩ lan man là vì họ suy nghĩ nhanh hơn là họ nói. Hầu hết người ta nói khoảng 120-150 từ trong một phút trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, các cuộc nghiên c ứu cho thấy rằng tùy từng chủ đề và từng cá nhân, con người có thể xử lý thông tin khoảng 500-800 từ trong một phút.(13) Sự chênh lệch giữa tốc độ nói và tốc độ suy nghĩ cho phép tâm trí của người nghe suy nghĩ lan man. VI, Mức độ lắng nghe Các bước lắng nghe:         Lắng nghe không phải là bản năng mà là ngh ệ thu ật, kỹ năng c ần ph ải rèn luy ện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song l ại ít người bi ết đ ược đi ều đó. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà th ật ít ng ười tranh nhau đ ể lắng nghe. Để có một kỹ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu trình lắng nghe:  Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là t ập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm ch ỉ làm một vi ệc. Nhi ều ng ười giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truy ền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn.  Tham dự: Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi m ắt, nh ững cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ điệm như: dạ, vâng ạ, th ế ạ, thật không?...  Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp c ủa ng ười gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đ ặt câu h ỏi đ ể xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không? Hoặc ý anh là thế này…?  Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì h ỏi t ự ti làm gì là nguyên tắc cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao ti ếp b ạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn ph ải bi ết ch ọn
  13. lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truy ền tải. Cách tốt nh ất đ ể bạn không quên đi những thông tin cơ bản của m ột cu ộc giao ti ếp là tr ước m ỗi cuộc giao tiếp bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan trọng nhất giúp bạn ghi nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp.  Hồi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều gi ữa người g ửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe. Sơ đồ sau đây mô t ả quá trình hồi đáp thông điệp trong giao tiếp:  Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là m ột quá trình. Quá trình hối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao ti ếp và tìm hi ểu thông đi ệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình m ới. Chu trình lắng nghe được mô tả như trên là một mô hình khép kín và di ễn ra liên tục theo chiều xoáy chôn ốc đi lên. Lắng nghe có hiệu quả: “nghe” với năm mức độ khác nhau: lơ: Thực sự không nghe gì cả. ­ Làm - Giả vờ nghe: để làm người khác quan tâm bằng cách lặp đi lặp lại một cách máy móc và đôi khi không đúng chỗ như: “ừ, đúng, đúng…”.
  14. - Từng phần: tức là chỉ nghe một phần lúc nói chuyện. - Chú ý nghe: tập trung chú ý và sức lực vào những lời mình nghe được. - Nghe thấu cảm: còn rất ít người thực hiện mức độ nghe này, đây là hình thức nghe cao nhất, là đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu đ ược h ọ có c ảm nghĩ như thế nào. Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi sâu vào ý ki ến c ủa ng ười khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ. VII, Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả Lắng nghe như thế nào cho hiệu quả? "Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ". Để nghe hiệu quả bước đầu chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ: Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu • không muốn lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích. • Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói th ể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe. Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: "Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt hóng hớt, đầu gật như lạy phật". • Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đế: "Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi!..."; ti ếng đệm: "Dạ! Vâng!..."; hoặc câu hỏi: "Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Th ật không? Gì nữa?...". Đơn giản hóa ta có thể tổng kết bằng một câu: "Thế á! Thật không? Ối giời ơi!". Những phương pháp lắng nghe hiệu quả Khi muốn thay đổi một điều gì đó thì cần ph ải có th ời gian, ở đây cũng v ậy, b ạn không cần phải trở thành người biết lắng nghe ngay tức thì, kiên nh ẫn là đ ức tính c ần được phát huy tối đa ngay lúc này. Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì kết quả bạn đ ạt được sẽ là những "trái ngọt" xứng đáng. Sau đây là những chiến lược để bạn rèn luyện: - Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không, hoặc
  15. bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là hãy c ố gắng đ ể đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau. - Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết. - Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin. - Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến gần tới người nói chuyện hơn. - Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc, ý kiến và ví dụ, bằng chứng và lập luận. - Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước nh ững gì họ sẽ nói và suy nghĩ v ề những gì họ đã nói. - Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Th ường thì gi ọng nói ho ặc cách di ễn t ả c ủa di ễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là bằng lời. - Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Nh ững khái ni ệm có được minh họa bằng sự kiện không? - Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày. - Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có th ể gây lo ra trong khi b ạn đang n ỗ l ực đ ạt t ới trọng điểm của vấn đề. - Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người nói. - Hãy đưa ra ý kiến phản hồi. Hãy để họ biết bạn đang theo dõi cu ộc nói chuy ện v ới họ. Hãy nhìn thẳng vào họ. Hãy lặp lại và tóm tắt nội dung c ủa ng ười nói sau khi h ọ nói xong. - Hãy ghi nội dung một cách ngắn gọn.
  16. Để có một kỹ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu trình lắng nghe: Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là t ập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công vi ệc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hi ện tôn tr ọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn. Tham dự: Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham d ự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ điệm như: dạ, vâng ạ, thế ạ, thật không?... Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hi ểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu ng ười nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hi ểu như th ế này có đúng không? Hoặc ý anh là thế này…? Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi tự ti làm gì là nguyên t ắc c ơ b ản c ủa giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không quên đi những thông tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan tr ọng nhất giúp b ạn ghi nh ớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp. Hồi đáp:
  17. Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao ti ếp cũng như lắng nghe. Sơ đồ sau đây mô tả quá trình hồi đáp thông điệp trong giao tiếp. Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là một quá trình. Quá trình hối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình lắng nghe được mô t ả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy chôn ốc đi lên. Làm gì để lắng nghe hiệu quả : 1.Giữ yên lặng: Bạn không thể là một người lắng nghe tốt nếu bạn nói chuy ện trong khi đang nghe người khác nói. Cần biết khi nào thì nên yên lặng. Hãy kiểm soát “mong muốn được nói ngay” của mình để nghe cho thấu ý kiến, tình cảm, động cơ của người đang nói. 2. Thể hiện rằng bạn muốn nghe: Người nói sẽ cảm thấy được khích lệ nếu bạn thực sự lắng nghe nh ững gì h ọ đang nói. Lời nói hoặc cử chỉ của bạn sẽ cho người khác th ấy b ạn đang chăm chú l ắng nghe. Hãy gật đầu, mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt. Hãy đ ể khuôn m ặt b ạn th ể hi ện sự quan tâm của bạn. Hãy đưa ra những câu nói mang tính khích l ệ, nh ư “th ế à”, “mình hiểu”, “ hay quá”,.. 3. Tránh sự phân tán : Gõ bàn, vẽ nguệch ngoạc, hoặc sắp xếp giấy tờ sẽ cho người khác thấy là bạn không thực sự lắng nghe họ nói. 4. Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng : Hãy cố đặt mình vào địa vị của người nói và nhìn th ế giới theo cách nhìn c ủa người ấy. Hãy thể hiện rằng bạn tôn trọng những gì họ đang nói ra. 5. Kiên nhẫn : Khi người nói đang lúng túng hoặc diễn đạt không rõ ràng, b ạn có th ể nêu ra m ột số câu hỏi nhằm làm rõ hoặc giúp người nói tập trung vào điều muốn nói. 6. Giữ bình tĩnh:
  18. Nếu vì một lý do nào đấy mà bạn cảm th ấy mất tập trung hoặc n ổi gi ận thì hãy dành thời gian để bình tĩnh lại trước khi bạn tiếp tục lắng nghe. Một người nghe đang mất tập trung hay giận dữ thì không thể lắng nghe hoặc hiểu một cách thấu đáo. 7. Đặt câu hỏi Sử dụng những câu hỏi mở sẽ khuyến khích người nói và cho họ thấy bạn đang quan tâm đến lời nói của họ. Những câu hỏi của một người lắng nghe t ốt s ẽ giúp đ ược người nói khám phá những ý mới, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Ngược l ại, các câu hỏi không xuất phát từ việc lắng nghe tốt dễ gây ph ản ứng t ự v ệ ở ng ười nói hoặc lặp lại những gì đã nói. Đặt câu hỏi là cách tốt để khuy ến khích ng ười nói phát tri ển khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ. 8. Để những khoảng lặng Đôi khi người nói sẽ cảm thấy dễ dàng nói ra nh ững suy nghĩ sâu xa, tình c ảm và động cơ thực sự của mình khi có ít phút im lặng sau khi đã “x ả” xong nh ững đi ều “b ức xúc”. Bởi vậy người lắng nghe hãy dành những khoảng lặng cho người nói, với ngầm ý “tôi vẫn đang lắng nghe, bạn hãy nói tiếp đi”. VIII, Kết luận Lắng nghe một cách hiệu quả là lắng nghe như thể bạn là một bác sĩ đang ch ẩn đoán triệu chứng của bệnh nhân hoặc là môt phi công đang tiếp xúc v ới đài ki ểm soát trong một cơn bão. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, và lợi điểm là h ọ nắm được thông tin, c ập nh ật hóa thông tin, và giải quyết được vấn đề. Tóm lại, nói chỉ là một mặt của truyền thông giao tiếp trong cuộc sống. Còn lắng nghe lại là một phần rất quan trọng trong đời sống của tất cả chúng ta: sinh viên, cán b ộ công nhân viên, nhà kinh doanh, và nhất là các cấp quản trị lãnh đạo cơ quan. B ởi vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có m ột s ố ít ng ười quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe. Lắng nghe có hiệu quả đòi hỏi một sự nỗ lực có ý thức và ý chí. Biết lắng nghe là một cách tốt nh ất đ ể c ải thi ện kh ả năng giao tiếp và thăng tiến trong nghề nghiệp. Nó củng cố sự hoàn thành công tác và giúp b ạn cuộc sống. thành công trong “ Và cuối cùng tôi muốn gửi đến mọi người một thông điệp. Người biết lắng nghe nhất là người hạnh phúc nhất. Dù bạn làm nghề gì đi nữa nhất là những công việc liên quan đến con người thì lắng nghe là kỹ năng quan trọng đầu tiên mà bạn cần học. ”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2