YOMEDIA
ADSENSE
Bài kiểm tra môn Kinh tế Phát triển
237
lượt xem 65
download
lượt xem 65
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ cấu kinh tế giữa 2 nhóm quốc gia mà điển hình là Việt Nam và Hàn Quốc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài kiểm tra môn Kinh tế Phát triển
- Trường Đại học Ngân Hàng Lớp: Tại chức 32B2 Tên sinh viên: Nguyễn Bá Đăng BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề bài: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ cấu kinh tế giữa 2 nhóm quốc gia mà điển hình là Việt Nam và Hàn Quốc. Bài làm * So sánh cơ cấu kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc: Việt Nam Hàn Quốc 1953 Năm bắt đầu đổi 1986 mới (sau chiến tranh Triều Tiên) 65 tỉ USD (2007) 897.4 tỉ USD (2006) GDP Tỉ lệ tăng GDP 8.2% (2006) 5.1% (2006) GDP đầu người 800 USD (ước tính 2007) 25000 USD (2007) Nông nghiệp 20.93% Nông nghiệp 3.2% Công nghiệp 40.97% Công nghiệp 39.6% GDP theo lĩnh vực Dịch vụ 38.1% Dịch vụ 57.2% (2006) (2006) Tỉ lệ lạm phát 7% (2006) 2.2% (2006) Lực lượng lao động 44.58 triệu (2006) 23.98 triệu (2006) Nông nghiệp 56.8% Nông nghiệp 6.4% Công nghiệp 37% Công nghiệp 26.4% Lao động theo nghề Dịch vụ 6.2% Dịch vụ 67.2% (2006) (2006) Tỉ lệ thất nghiệp 5.1% (2007) 3.3%(2006)
- Qua các số liệu trên, ta thấy rõ kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và cách xa kinh tế Việt Nam chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ bất ngờ nếu biết rằng Hàn Quốc đã từng là một nước nghèo nhất thế giới những năm chiến tranh Triều Tiên. Sau chiến tranh, kinh tế Hàn Quốc phát triền nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu người của đất nước này đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007 . Kinh tế Hàn Quốc vươn lên đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Để đạt được những thành tựu kinh tế như trên, Hàn Quốc đã có những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Việt Nam cũng là một quốc gia được đánh giá có tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và mạnh; rất được sự quan tâm chú ý và đ ầu tư của các nước. Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, tr ước hết là s ự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đ ường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Tuy nhiên nếu so về cơ cấu kinh tế thì Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều sự khác biệt,đó là do những nguyên nhân sau.
- * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ 1990 đến 2005, tỷ trọng của các khu vực kinh tế trên GDP: 1990 1995 2000 2005 2006 Nông 27.2% 25% 20.93% 38.7% 20.89% nghiệp Công 28.8% 34.1% 40.97% 22.7% 41.01% nghiệp Dịch vụ 38.6% 44% 40.9% 38.1% 38.1% So sánh với cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc: 2005 2006 Nông 3.7% 3.2% nghiệp Công 40% 39.6% nghiệp Dịch vụ 56.3% 57.2% Ta thấy có sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế giữa 2 quốc gia. Việt Nam có tỷ trọng ngành dịch vụ thấp trong khi so với Hàn Quốc, ngành dịch vụ chiếm hơn 50% tổng GDP. GDP nhóm ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng ngày càng giảm và tăng ở nhóm ngành dịch vụ. Trong khi ở Việt Nam, nhóm ngành công nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng, trong khi dịch vụ lại có nguy cơ chựng lại và suy giảm. Có sự khác biệt này là do Việt Nam chưa thực sự khai thác và phát huy được hết tiềm năng của các nhóm ngành dịch vụ. Chính phủ lại chưa có những chính sách mạnh và thắt chặt quản lý để giúp ngành dịch vụ phát triển. Ví dụ: ngành du lịch của Việt Nam: chúng ta có rất nhiều tiềm năng du lịch với nhiều bờ biển đẹp, các khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha…) nhưng việc khai thác tiềm năng du lịch còn nhiều hạn chế, đồng thời công tác quản lý sử dụng khai thác thế mạnh du lịch thực sự phải xem lại, có quá nhiều bất
- cập và phiền lòng cho khách du lịch… Mất đi thế mạnh về du lịch, đồng thời sẽ mất đi rất nhiều thế mạnh khác đi kèm theo như khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại… Đối với nhóm ngành nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng GDP. Điều đó phần nào là hợp lý vì Việt Nam được thiên nhiên ưu ái có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết thì nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn mang dáng dấp lạc hậu chưa hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, còn nhiều công đoạn thủ công, đặc biệt là lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (điều này sẽ phân tích ở phần sau), nếu lấy tỷ lệ giữa lao động và tỷ trọng ngành thì sẽ thấy tỷ lệ này rất thấp. Về phía Hàn Quốc, kinh nghiệm của họ cho thấy, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nhà nước giữ một vai trò quan trọng. Chính phủ Hàn Quốc không làm thay doanh nghiệp. Chính phủ xác định các mục tiêu cần đạt tới và hoạch định một chính sách ưu tiên đối với các ngành kinh tế then chốt phù hợp với yêu cầu phát triển của Hàn Quốc từng thời kỳ. Chẳng hạn trong 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, chính phủ Hàn Quốc chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp nặng với 3 trụ cột, luyện kim, hoá chất, ô tô. Các chính sách tài chính và tiền tệ được thực thi theo hướng hỗ trợ tích cực cho các nhà kinh doanh trong 3 nhóm ngành này, kích thích họ chú trọng kinh doanh hướng nội. Khi tình hình kinh tế thế giới biến động không thuận lợi (khủng hoảng dầu mỏ lần 1 (1973), và đồng đôla bị thả nổi (1972)), chính phủ Hàn Quốc điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong 3 nhóm ngành này hướng mạnh vào thị trường thế giới… Qua đó ta thấy, việc chuyển đổi cơ cấu thành công hay không đều phụ thuộc vào các chính sách và điều tiết của Nhà nước. Đây là điều còn thiếu cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam: những chính sách hợp lý và hiệu quả cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- * Chuyển dịch cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của Việt Nam: Tỷ trọng Tỉ lệ lao động ngành/GDP ngành Nông 17.17% 56.8% nghiệp Công 40.97% 37% nghiệp Dịch vụ 38.1% 6.2% (số liệu 2006) Theo số liệu trên, ta thấy ngành nông nghiệp chiếm 17.17% GDP trong khi đó lực lượng lao động trong nông nghiệp lại chiếm đến 56.8% tổng lực lượng lao động. Điều đó khẳng định, chúng ta vẫn chưa thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Chúng ta đã giảm được tỷ trọng GDP nông nghiệp trên tổng GDP cả nước (từ 38.7% năm 1990 giảm còn 17.17% năm 2006) nhưng số lao động trong nông nghiệp giảm không đáng kể. Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Muốn như vậy, phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch chuyển này bằng hai cách: hoặc là dịch chuyển tuyệt đối, tức là đưa về các KCN, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành phố - quy luật không thể tránh khỏi; thứ hai, dịch chuyển tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến 1 vấn đề đó là đối phó với sự dịch chuyển đó như thế nào, nên cả 2 cách dịch chuyển trên không thể thực hiện tốt được. Đây là một xu thế không thể nào đảo ngược đ ược. Nhà nước cần đầu tư cho đào tạo nghề trước khi diễn ra sự dịch chuyển đó. Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra quá nhanh nên việc đào tào nghề chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển, bên cạnh đó công tác giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều bất cập chưa thực sự hợp lý và phù hợp với thức tiễn.
- Hãy so sánh với cơ cấu lao động của Hàn Quốc: Tỷ trọng Tỉ lệ lao động ngành/GDP ngành Nông 3.2% 6.4% nghiệp Công 39.6% 26.4% nghiệp Dịch vụ 57.2% 67.2% Qua số liệu ta thấy Hàn Quốc thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động của các khối ngành phù hợp với tỷ tr ọng ngành và phù hợp với xu thế của nền kinh tế phát triển (tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp) Sau hơn 20 năm, với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước giàu có, Việt Nam vẫn còn có rất nhiều việc phải làm để có được một nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc và các nước phát triển khác, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa với những chính sách và sự điều hành hợp lý của chính phủ Việt Nam sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển và đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Nguồn số liệu: Bộ kế hoạch đầu tư: http://www.mpi.gov.vn - Bộ Ngoại giao Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn - Sở Ngoại vụ TPHCM: http://www.mofahcm.gov.vn -
- Và một số nguồn thông tin số liệu khác. -
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn