HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
KHOA DU LỊCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC<br />
Thực hành các phương pháp nghiên cứu<br />
hành vi cá nhân trong tổ chức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên: Trần Hiền Tân<br />
<br />
Lớp: 43K03.2<br />
<br />
Mã sinh viên: 171121703236<br />
<br />
GVHD: Cao Trí Dũng<br />
<br />
<br />
Đà Nẵng, ngày 7 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Mối quan hệ với sinh viên thực hiện bài tập: Giáo viên dạy kèm tiếng Nhật<br />
Tên: Bùi Nguyên Minh Hằng<br />
Tuổi: 24<br />
Nghề nghiệp: Giáo viên tiếng Nhật tự do.<br />
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Sử dụng kết hợp có hiệu quả cả ba phương pháp nghiên cứu chính của hành vi tổ <br />
chức :<br />
Phương pháp Quan sát <br />
Nghiên cứu tương quan (bảng hỏi, phỏng vấn …)<br />
Nghiên cứu thực nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
C. NỘI DUNG<br />
I. THÁI ĐỘ VÀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC:<br />
<br />
1. Quan sát để phát hiện các thành tố của thái độ đối với cá nhân được <br />
nghiên cứu:<br />
<br />
Quan sát thái độ của chị Hằng về công việc hiện tại<br />
Khi được hỏi về công việc hiện tại thì chị trả lời: “Công việc tuy không ổn định <br />
về mặt thu nhập, tuy nhiên, do chị lựa chọn làm công việc tự do, cụ thể ở đây là <br />
tự mở lớp dạy ở nhà, cho nên thời gian rất linh hoạt, không mấy áp lực nhiều vì <br />
những lớp này là chị tự mở, tự điều tiết số lượng học viên và sắp xếp chương <br />
trình học cho phù hợp với trình độ học sinh, chị nghĩ chị sẽ tiếp tục làm công việc <br />
này một cách lâu dài và nghiêm túc”. <br />
Câu phát biểu của chị Hằng như vậy cho thấy thái độ của chị đối với công việc <br />
hiện tại. Trong đó thể hiện rất rõ ràng, ba thành phần của thái độ. <br />
Thành phần nhận thức : “Công việc tuy không ổn định về mặt thu nhập’’ <br />
thành phần thể hiện quan điểm hoặc niềm tin của thái độ. <br />
<br />
Thành phần cảm xúc: “cho nên thời gian rất linh hoạt, không mấy áp lực <br />
nhiều” thành phần thể hiện cảm xúc hoặc cảm giác của thái độ.<br />
<br />
Thành phần hành vi: “chị nghĩ chị sẽ tiếp tục làm công việc này một cách lâu <br />
dài và nghiêm túc” ý định cư xử với ai hoặc việc gì theo một cách nhất định.<br />
<br />
2. Sử dụng bảng câu hỏi để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong <br />
công việc của chị Hằng:<br />
<br />
Phán đoán trước các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự hài lòng trong câu việc, <br />
sau đó lên bảng câu hỏi, rồi từ đó lọc ra các yếu tố thật sự ảnh hưởng để vẽ sơ <br />
đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Sử dụng thang đo likert <br />
gồm 5 điểm đi từ Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý <br />
và Hoàn toàn đồng ý.<br />
Bảng câu hỏi sẽ gồm các yếu tố được dự đoán là : Tiền lương, Công việc, Đào <br />
tạo và thăng tiến, Điều kiện làm việc. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
Hoàn <br />
NHÂN toàn Không Bình <br />
Đồng ý Hoàn toàn đồng ý<br />
TỐ không đồng ý thường<br />
đồng ý<br />
Lương cơ bản phù hợp với tính <br />
X<br />
chất công việc;<br />
Tiền Yên tâm với mức lương hiện <br />
X<br />
lương tại<br />
Tiền lương tương xứng với <br />
X<br />
mức độ đóng góp<br />
Công việc thể hiện vị trí xã hội X<br />
Công việc cho phép sử dụng tốt <br />
X<br />
các năng lực cá nhân<br />
Công việc phù hợp với học vấn <br />
X<br />
và trình độ chuyên môn<br />
Công việc tạo điều kiện cải <br />
Công thiện kỹ năng và kiến thức X<br />
việc Áp lực công việc X<br />
Nhân viên được đào tạo cho <br />
công việc và phát triển nghề X<br />
Đào nghiệp<br />
tạo và Nhân viên được hỗ trợ về thời <br />
thăng gian và chi phí đi học nâng cao X<br />
tiến trình độ<br />
Cơ hội thăng tiến của nhân <br />
X<br />
viên<br />
Thời gian làm việc hợp lý X<br />
Điều <br />
Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt X<br />
kiện <br />
Môi trường làm việc an toàn, <br />
làm <br />
thoải mái; địa điểm thuận lợi X<br />
việc<br />
để di chuyển.<br />
(Do công việc của chị đặc thù là freelance) Qua câu trả lời, có thể rút ra được sơ <br />
đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của chị là:<br />
Tiền lương<br />
Điều kiện làm việc<br />
Đào tạo vằ thăng tiến<br />
Công việc<br />
<br />
4<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
II. TÍNH CÁCH VÀ GIÁ TRỊ:<br />
1. Cách nghiên cứu tính cách của chị Hằng:<br />
<br />
Sử dụng mô hình tính cách MBTI gồm 50 câu hỏi, gửi form cho chị Hằng trả lời <br />
để có cơ sở chắc chắn về tính cách, bảng câu hỏi được chia thành 2 phần và sau <br />
đây là bảng câu hỏi, câu trả lời và kết quả nhận lại được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
kết quả bài test MBTI<br />
<br />
Chị Hằng thuộc nhóm tính cách: INTP<br />
I (Hướng nội hơn Hướng ngoại): INTPs thường có xu hướng thích yên <br />
tĩnh, dè dặt. Họ thích tương tác với một vài người bạn hơn quan hệ xã hội <br />
rộng rãi.<br />
N (Trực giác hơn Cảm nhận): INTPs thường có xu hướng trừu tượng. <br />
Họ tập trung vào tổng thể hơn là chi tiết, quan tâm đến những điều sẽ xảy <br />
ra hơn là hiện tại.<br />
T (Lý trí hơn Tình cảm): INTPs khi đưa ra quyết định thường chú ý đến <br />
logic, tính hợp lý. Đặt những mục tiêu có giá trị lên trên sở thích cá nhân.<br />
P (Linh hoạt hơn Nguyên tắc): INTPs không thích các nguyên tắc logic, <br />
khi giải quyết vấn đề họ rất linh hoạt, thường có xu hướng trì hoãn đưa ra <br />
các quyết định quan trọng. Họ thích các "lựa chọn mở" có thể thay đổi dễ <br />
dàng tùy hoàn cảnh.<br />
<br />
8<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
INTP là những cá nhân trầm tính, chu đáo, có niềm đam mê mãnh liệt với phân <br />
tích logic, hệ thống phức tạp và thiết kế. Họ thường tò mò và thích tìm hiểu <br />
về các hệ thống, lý thuyết phức tạp và cách mọi thứ hoạt động. INTP thông <br />
thường không phải kiểu người truyền thống, họ có những suy nghĩ riêng và <br />
không chạy theo đám đông. Do tính chất độc lập nên họ thích làm việc tách <br />
biệt hơn là trong một nhóm, tuy nhiên họ có thể thể hiện kỹ năng vượt trội <br />
trong việc giải thích các khái niệm, ý tưởng phức tạp cho người khác. <br />
<br />
Những người thuộc nhóm INTP thường có lối sống chủ đạo tư duy hướng nội, <br />
nghĩa là họ thường giải quyết vấn đề bằng lý trí và logic. Ngoài ra, nhóm <br />
INTP còn có lối sống nữa là thiên về trực giác hướng ngoại, họ thường nắm <br />
bắt mọi thứ thông qua trực giác của chính mình.<br />
Nhóm INTP thường có một vài nét đặc trưng sau:<br />
Yêu thích lý thuyết và ý tưởng trừu tượng.<br />
Người đi tìm kiếm sự thật : Họ luôn muốn hiểu rõ vấn đề bằng biện <br />
pháp phân tích các nguyên tắc và cấu trúc ở bên trong.<br />
Xem trọng kiến thức và năng lực hơn những thứ còn lại.<br />
Họ có tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc, điều mà họ luôn áp <br />
dụng cho chính bản thân mình.<br />
Độc lập và lập dị, cũng có thể gọi là khác người.<br />
Hiệu quả tốt nhất khi họ được làm việc một mình và rất coi trọng tự <br />
do.<br />
Không có muốn làm lãnh đạo hay đi theo những người khác.<br />
Không thích các chi tiết nhàm chán.<br />
Đặc biệt không quan tâm tới các ứng dụng thực tế của những sáng tạo <br />
của chính họ.<br />
Sáng tạo và thật sâu sắc.<br />
Luôn hướng đến tương lai.<br />
Họ thường thông minh và mưu trí.<br />
Tin vào sự sáng suốt và ý kiến của chính mình là trên hết.<br />
Sống nội tâm, dường như tách biệt và không muốn liên can đến những <br />
người xung quanh.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
Nhận xét: Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với chị Hằng (qua việc học <br />
kèm trực tiếp môn Tiếng Nhật) em nhận thấy chị là một người khá tận tâm <br />
trong công việc giảng dạy. Bình thường, chị khá dễ tính với những người <br />
nhỏ tuổi hơn mình, có lòng trắc ẩn và luôn quan tâm, thông cảm cho học trò, <br />
ít khi khắt khe với học trò. Tuy vậy, những lúc học trò ồn, cầm điện thoại <br />
chơi game, lướt facebook, không chịu học từ vựng, nghỉ học quá nhiều, chị <br />
vẫn nhắc nhở rất nghiêm khắc, ít nhưng đúng lúc. Chị cũng cho rằng bản <br />
thân còn cứng nhắc trong một vài chuyện như: nấu ăn phải đúng các quy <br />
trình, quy tắc, học bài phải đi từ từ vựng đến ngữ pháp đến nghe nói. Nếu <br />
không làm đúng những quy trình trên thì chị thường không ăn những món ăn <br />
đó, hoặc nhất quyết không dạy những bài tiếp theo nếu chưa học thuộc <br />
thực sự những từ vựng hay cấu trúc trước đó.<br />
2. Giá trị:<br />
Sử dụng bảng khảo sát giá trị của Rockeach, chị Hằng chọn lựa:<br />
Đối với GIÁ TRỊ TỚI HẠN, xếp theo thứ tự là (xếp theo thứ tự ưu tiên 1 là <br />
quan trọng nhất):<br />
1. Một cuộc sống thoải mái (một cuộc sống thịnh vượng)<br />
<br />
2. An ninh cho gia đình (chăm sóc những người thân)<br />
<br />
3. Tự do (độc lập, tự do lựa chọn)<br />
<br />
4. Hạnh phúc (sự mãn nguyện)<br />
<br />
5. Tự tôn (lòng tự trọng)<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với GIÁ TRỊ PHƯƠNG TIỆN, xếp theo thứ tự là:<br />
1. Có khả năng (tài năng, có hiệu quả)<br />
2. Đầu óc rộng mở (cởi mở)<br />
3. Sạch sẽ (gọn gàng, ngăn nắp)<br />
4. Trung thực (chân thành, trung thực)<br />
5. Dũng cảm (đứng lên cho niềm tin của bạn)<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
III. NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN:<br />
Trong hầu hết các trường hợp, chị Hằng cho biết chị hay sử dụng MÔ HÌNH TRỰC <br />
GIÁC hoặc sử dụng kết hợp MÔ HÌNH TRỰC GIÁC với mô hình lý tính để ra quyết <br />
định cá nhân: vì hầu hết chị ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm. Quy trình này <br />
rất nhanh, giống như khi chị ra quyết định nào thì rất quyết đoán, nhanh gọn, hiếm <br />
khi thay đổi khi đã chọn lựa. Nó dựa trên những suy xét toàn diện, tổng thể hoàn cảnh <br />
vấn đề lúc đó, hay là liên kết giữa các loại thông tin khác nhau, những quyết định của <br />
chị thường chịu tác động của cảm xúc, kéo theo cảm xúc của lúc gặp tình huống đó.<br />
<br />
IV. ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC:<br />
theo tháp nhu cầu Maslow:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhu cầu sinh học: Chị có gia đình gồm ba mẹ và anh trai, cuộc sống đầy đủ, <br />
ấm no, hạnh phúc; có người yêu nghề nghiệp ổn định, chuẩn bị có kế hoạch <br />
đám cưới trong 6 tháng tới đây, anh trai đã đi làm có công ăn việc làm ổn <br />
định, sống với gia đình nhưng chưa chưa lập gia đình riêng. Ba mẹ đã về hưu, <br />
vẫn còn khả năng lao động nhưng chủ yếu làm những công việc nhà nhẹ <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
nhàng, hàng tháng có tiền lương hưu chu cấp đầy đủ, không lo về tài chính, chị <br />
không bị áp lực phải chu cấp hay phải chăm sóc cho bất cứ ai trong gia đình.<br />
Nhu cầu an toàn: Có xe máy riêng nhưng ít/ không dùng, do tính chất công việc <br />
là làm việc tại nhà, thỉnh thoảng đi chơi với bạn bè đã có bạn bè, người thân, <br />
người yêu chở đi; tích lũy được một số tiền kha khá trong tài khoản; …<br />
Nhu cầu xã hội: Mặc dù làm việc tại nhà nhưng chị có mối quan hệ bạn bè <br />
khá rộng từ những người nhỏ tuổi hơn đến những người lớn tuổi và có vai vế <br />
trong xã hội như thầy giáo tại trường đại học, cô giáo cấp 3, bạn bè mở cửa <br />
hàng…, mối quan hệ với họ hàng trong gia tộc cũng rất tốt, thể hiện ở chỗ <br />
thường xuyên qua lại, lui tới hỏi thăm khi chị gặp phải vấn đề. Học trò luôn <br />
hỏi thăm, nhắn tin, gọi điện thể hiện sự quan tâm.<br />
Nhu cầu được tôn trọng:Nhận được sự tôn trọng cũng như ngưỡng mộ từ mọi <br />
người vì với tuổi còn trẻ nhưng khá thành công trong sự nghiệp, hiện nay chị <br />
giảng dạy cho tầm 80 học trò từ lớp 6 đến lớp 12, học sinh chủ yếu của chị là <br />
cấp 3, ít nhất là học sinh thuộc cấp bậc đại học và học sinh thi chọn trường <br />
đại học.<br />
Nhu cầu tự hoàn thiện: Do công việc dạy thêm tiếng nhật ở nhà là tự phát. <br />
Hiện nay, không có ai san sẻ, không có đồng nghiệp để chia bớt khối lượng, <br />
tần suất các lớp học ra, hay chủ nhật cũng phải dạy dựa trên yêu cầu của học <br />
sinh, nên hầu hết chị không có thời gian ban ngày, chủ yếu thời gian rảnh là <br />
buổi tối, nên không có thời gian làm những công việc cần thời gian dài liên tục <br />
trong vòng 23 ngày. Sắp tới đây chị mong muốn đi du lịch nước ngoài để mở <br />
mang thêm đầu óc, tư duy vì chị chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, <br />
chị đang học thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Trường Đại Học Duy <br />
Tân Đà Nẵng vào các buổi tối trong tuần và cả ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần <br />
để mở mang thêm kiến thức.<br />
<br />
<br />
<br />
V. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN<br />
1. http://www.tracnghiemmbti.com/ <br />
<br />
2. http://quantri.vn/dict/details/8791-cac-dang-gia-tri<br />
<br />
3. https://www.tracnghiemmbti.com/mbti-tinh-cach-estj-nguyentacthanhcong.html<br />
<br />
4. Slide môn hành vi tổ chức trên elearning<br />
<br />
13<br />
HÀNH VI TỔ CHỨC KÌ II NĂM HỌC 20182019<br />
<br />
5. Một số phần trích dẫn sách giáo trình Hành vi tổ chức của Stephen P.Robbins.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />