Bài tập hidrocacbon
lượt xem 724
download
Tài liệu tham khảo về các câu hỏi trắc nghiệm hoá phần hidrocacbon dành cho học sinh hệ trung học phổ thông ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học-cao đẳng tham khảo ôn tập và củng cố kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập hidrocacbon
- 1. Cho các câu sau: a) Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có các liên kết đơn. b) Ankan là hidrocacbon no mạch cacbon không vòng. c) Hidrocacbon no là hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là C và H. d) Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon. Những câu đúng là A, B, C hay D? A. a, b, d B. a, c, d C. a, b, c D. a, b, c 2. Hidrocacbon no là A. những hợp chất hữu cơ chỉ có liên kết đơn trong phân tử. B. hidrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử. C. hidrocacbon có liên kết đơn trong phân tử. D. hidrocacbon có ít nhất một liên kết đơn trong phân tử. 3. Anken là hidrocacbon A. mà phân tử có chứa 1 liên kết đôi C=C. B. có công thức phân tử CnH2n. C. không no mạch hở trong phân tử có chứa 2 liên kết pi. D. không no, có công thức tổng quát CnH2n. 4. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nhóm ankyl có công thức chung là CnH2n+1-. B. Các ankan từ C4 trở lên có đồng phân cấu tạo về mạch cacbon. C. Các ankan hợp thành dãy đồng đẳng metan, có công thức CnH2n+2. D. Ankan không phân nhánh có chứa nguyên tử C bậc III và IV. 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Điều kiện thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí. B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan nói chung đều giảm theo phân tử khối. C. Các ankan không tan trong nước nhưng tan tốt trong dầu mỡ. D. Các ankan đều là chất không màu và nhẹ hơn nước. 6. Hexan có thể tan tốt trong A. nước nguyên chất B. dd H2SO4 C. dd NaOH D. benzen nguyên chất 7. Khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ, người ta thường lau rửa bằng A. nước máy B. dd NaOH C. benzen nguyên chất D. dd H2SO4
- 8. Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Phân tử ankan chỉ chứa liên kết σ bền vững, nên các ankan tương đối trở về mặt hóa học. B. Ở nhiệt độ thường, các ankan có thể phản ứng với các axit, bazơ và các chất oxi hóa mạnh. C. Do nguyên tử C trong ankan đã bão hòa nên ankan không tham gia phản ứng cộng. D. Khi có ánh sáng, xúc tác hoặc nhiệt độ, ankan tham gia các phản ứng thế, tách và oxi hóa. 9. Cho các câu sau: a) Ankadien là những hidrocacbon không no mạch hở, có 2 liên kết đôi trong phân tử. b) Những hidrocacbon có 2 liên kết đôi trong phân tử là ankadien-1,3. c) Ankin là những hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có 1 liên kết ba C≡C. d) Ankin không có đồng phân cis-trans. e) Ankadien liên hợp là những RH không no mạch hở trong phân tử có 2 liên kết đôi cạnh nhau. Những câu đúng là: A. a, b, c B. a, d, e C. c, d, e D. a, c, d 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng với anken? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng theo phân tử khối. B. Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dầu mỡ. C. Đều nhẹ hơn nước và là những chất không màu. D. Nhiệt độ sôi cao hơn nhiều các xicloankan có cùng số nguyên tử C. 11. Công thức chung cho dãy đồng đẳng etilen là A. CnH2n+2 B. CnH2n C. CnH2n-2 D. CnH2n-6 12. Nhận xét nào dưới đây không đúng với anken? A. Do phân tử có liên kết π kém bền nên các anken có hoạt tính hóa học cao. B. Phản ứng đặc trung của anken là cộng, trùng hợp và oxi hóa. C. Các anken cộng được với hidro, halogen, axit, nước. D. Các anken chỉ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh và trong điều kiện khắc nghiệt. 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Ankadien là hidrocacbon chưa no, mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi. B. Công thức chung của ankadien là CnH2n-4. C. Ankadien liên hợp có 2 liên kết đôi các nhau nhiều liên kết đơn. 14. Sự khác nhau cơ bản về tính chất hóa học giữa ankadien liên hợp và anken là A. Ankadien liên hợp có thể tham gia phản ứng cộng. B. Ankadien liên hợp tạo được các sản phẩm cộng -1,2 và -1,4. C. Ankadien liên hợp có thể tham gia phản ứng trùng hợp. D. Ankadien liên hợp dễ bị oxi hóa.
- 15. Cho các câu sau: a) Benzen thuộc loại ankan vì có khả năng tham gia phản ứng thế. b) Benzen tham gia phản ứng thế với halogen dễ hơn ankan. c) Benzen có khả năng tham giả phản ứng thế tương đối dễ hơn phản ứng cộng. d) Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đung nóng. e) Hạt nhân của tất cả nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng. Các câu đúng là: A. a, b, c, d B. a, b, d, e C. b, c, d, e D. c, d, e 16. Cho các câu sau: a) Stiren còn có tên là vinylbenzen. b) Stiren còn có tên là phenylaxetilen. c) Stiren vừa có tính chất giống anken vừa có tính chất giống benzen. d) Stiren không làm mất màu dung dịch KMnO4 e) Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Những câu đúng là A. a, c, e B. a, b, c C. c, d, e D. a, b, d 17. Cho các câu sau: a) Ankan có đồng phân mạch cacbon. b) Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau. c) Hidrocacbon no là hidrocacbon làm mất màu dung dịch brom. d) Hidrocacbon no là hidrocacbon không có mạch vòng. e) Hidrocacbon no là hidrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử. f) Axetilen và đồng đẳng có công thức tổng quát CnH2n-2. g) Liên kết ba trong phân tử ankin gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π. Những câu đúng là A. a, b, c, f, g B. b, c, e, f, a C. a, b, c, d, g D. a, e, f, g 18. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Aren là những hidrocacbon mà trong phân tử có vòng benzen. B. Các hidrocacbon thơm có công thức chung là CnH2n-6. C. Các phân tử hidrocacbon thơm đều có độ không no bằng nhau. D. CÁc aren đều có tính chất chung là dễ thế, khó cộng vào nhân thơm. 19. Thêm một tí pen-2-en và một ống nghiệm đựng nước brom dư (màu vàng nhạt), sau đó lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là A. tạo hai lớp chất lỏng đều không màu. B. tạo hai lớp chất lỏng, lớp phía dưới màu vàng. C. tạo hỗn hợp đồng nhất không màu. D. tạo hỗn hợp đồng nhất có màu vàng. 20. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của ankan? A. Làm khí đốt, xăng dầu cho động cơ, thắp sáng và đun nấu.
- B. Làm dung môi, dầu mỡ bôi trơn, chống gỉ, nến, giấy nến, giấy dầu. C. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác. D. Tổng hợp trực tiếp các polime có nhiều ứng dụng trong thực tế. 21. Nhóm chất khí đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2 là: A. etilen, axetilen, cacbon đioxit. B. etilen, axetilen, lưu huỳnh đioxit C. etilen, etan, lưu huỳnh đioxit D. etilen, axetilen, etan. 22. Nhóm chất khí đều có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím là: A. etilen, axetilen, cacbon đioxit, sunfuro B. etilen, sunfuro, hidroclorua, axetilen C. etilen, xiclopropan, lưu huỳnh ddioxxit, hidroclorua D. etilen, axetilen, etan, hidroclorua. 23. Khi cho neohexan tác dụng với Cl2 (1:1) có ánh sáng khuếch tan, số sản phẩm monoclo thu được là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 24. Cho dãy phản ứng: 1500oC +H2 +H2O/H+ [O] trung hop A B C D E G I A, B, I là: A. CH4, C2H2, cao su Buna B. CH4, C2H2, polivinylaxetat C. C2H6, C2H2, polivinylaxetat D. C3H8, C2H2, polivinylclorua 25. Để điều chế trực tiếp CH3-CHX-CH3 từ propan với hiệu suất cao nhất, nên chọn X là nguyên tố nào? A. Iot B. Clo C. Brom D. Flo 26. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) chất hữu cơ X hoặc Y đều thu được 17,6 gam CO2. Một thể tích của X hoặc Y đều nặng hơn một thể tích nito 2 lần (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). X và Y đều làm mất màu dung dịch Br2. X tác dụng với H2/Ni có thể tạo 2 sản phẩm, còn Y tác dụng với H2O/H+ chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. CTCT của X và Y là: A. Xyclobutan và But-2-en B.Buten-1 và xylobutan C.But -2-en và xylcobutan D.Metylxyclopropan và but-2-en
- 27. Cho hidrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với Ag2O/NH3 thu được kết tủa Y có MY > MX là 214 đvC. Trong phân tử X, hidro chiếm 4% về khối lượng. Lựa chọn công thức cấu tạo đúng của X. A. CH≡CH B. CH≡C-CH3 C. CH≡C-CH=CH2 D. HC≡C-C≡CH 28. Cho hidrocacbon X tác dụng với brom thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br) trong đó tỷ khối của Y đối với H2 là 54,5. Hãy cho biết X là chất nào trong số các chất sau: A. etan B. etilen C. metan D. propan 29. Có bao nhiêu ankadien đồng phân của nhau khi cộng hidro dư, xúc tác niken tạo thành 2-metylpentan? A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 30. Cho dãy chuyển hóa sau: +Br2 +NaOH X Y CH2OH - CH2 - CH2OH A. propan B. xiclopropan C. propen D. propin 31.Cho X, Y, Z là những hidrocacbon. Biết: Từ Z có thể điều chế Y. Từ Y có thể điều chế X. X không tác dụng với Br2, không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dưới tác dụng của tia lửa điện, chất X bị phân hủy làm tăng thể tích gấp 3 lần. Trong công nghiệp người ta dùng chất Y để sản xuất ancol etylic, dùng Z để điều chế cao su. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là: A. CH3CH3, CH2=CH2, CH≡CH B. CH2=CH-CH3, CH3CH2CH3, CH3CH2CH2CH3 C. CH3CH3, CH3Cl, CH4 D. CH2=CH2, CH≡CH, CH4 32. Trong phản ứng oxi hóa anken CnH2n bằng dung dịch thuốc tím có tổng hệ số các chất lúc cân bằng là: A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 33. Khi cho 1-etyl-1,2-đimetylxiclopropan tác dụng với brom (dd) thu được mấy sản phẩm cộng mở vòng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 34. Cho các khí sau: C2H4, CO2, SO2, H2S, C3H6 (xiclopropan), C3H8. Chọn nhận xét đúng: A. Có 4 khí làm mất màu dung dịch brom và 3 khí làm mất màu dung dịch thuốc tím. B. Có 2 khí tạo kết tủa với Pb(NO3)2 và 1 khí trùng hợp tạo polime. C. Trừ CO2, các khí khác đều dễ cháy. D. Chỉ có C3H8 mới phản ứng với khí Cl2 để tạo ra HCl. 35. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với Ag2O trong NH3? A. axetilen, propilen, vinyl axetilen C. butin-2, phenyl axetilen, propin B. butin-1, propin, vinyl axetilen D. metyl clorua, axetilen, propin
- 36. Aren X có công thức phân tử là C8H10. Khi cho X tác dụng với Cl2 (xt bột Fe, to) thu được 1 dẫn xuất monoclo. Hãy cho biết tên gọi của X. A. o-xilen B. m-xilen C. p-xilen D. etylbenzen 37. X là một aren. Trong phân tử X, cacbon chiếm 90% khối lượng. Khi cho X tác dụng với clo (xt Fe, to) thì thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất là X có phân tử khối là 154,5. Hãy lựa chọn tên gọi của X. A. 1,3,5-trimetylbenzen B. iso-propylbenzen C. p-xilen D. đáp án khác. 38. Hidrocacbon X có CTPT là C8H10 không làm mất màu nước brom. Khi đun X với thuốc tím tạo ra Y có CTPT C7H5O2K. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo hợp chất C7H5O2. X có tên gọi nào dưới đây: A. Etylbenzen B. 1,2-đimetylbenzen C. 1,3-đimetylbenzen D. 1,4-đimetylbenzen 39. Cho sơ đồ sau: X → axetilen → Y → Z → 1-brom-3-nitrobenzen. X, Y, Z lần lượt là: A. CaC2; C6H6; C6H5NO2 B. CH4; C6H6; C6H5Br C. CaC2; C6H5CH3; C6H5CH2NO2 D. CH4; C6H5CH3; C6H5CH2Br 40. Hidrocacbon X có CTPT là C6H12. Biết X không làm mất màu dung dịch brom và khi tác dụng với brom khan thì thu được dẫn xuất monobrom duy nhất. X là chất nào sau đây? A. 1,2-đimetyl xiclobutan B. 1,3-đimetyl xiclobutan C. 1,2,3-trimetyl xiclopropan D. Xiclohexan 41. Khi etilen có lẫn SO2, CO2. Để làm sạch etilen, làm như sau: A. Dẫn hỗn hợp đi qua nước brom dư. B. Dẫn hỗn hợp đi qua dd BaCl2 dư C. Dẫn hỗn hợp lần lượt đi qua dd NaOH dư và H2SO4 đặc D. Dẫn hỗn hợp lần lượt đi qua dd brom dư và H2SO4 đặc 42. Hóa chất dụng nhận biết khí xiclopropan và propen là: A. dd Br2 B. dung dịch thuốc tím C. khí clo D. ankadien 43. Hóa chất nào có thể sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen, stiren. A. KMnO4 B. dung dịch Br2 C. khí H2 D. đáp án khác 44. Có 4 chất khí: pentan, propen, axetilen, amoniac. Có thể dùng nhóm các thuốc thử theo thứ tự thích hợp nào sau đây để nhận biết 4 chất khí trên A. nước, dd AgNO3 trong NH3 B. Axit HCl, dd AgNO3 trong NH3, dd nước brom C. khí clo, dung dịch KOH D. dung dịch thuốc tím, nước 45. Có các khí sau đựng trong các bình riêng biệt: etan, etilen, vinylaxetilen, clo. Sử dụng nhóm hóa chất nào sau đây để nhận biết các khí đó? A. dd Br2, Ag2O trong NH3, dd KI + hồ tinh bột B. dd KMnO4, H2O/xúc tác H+, quỳ C. dd Br2, dd KMnO4, dd KI + hồ tinh bột. D. không thể nhận biết nếu chỉ dùng hóa chất trên
- 46. Có các bình mất nhãn chứa các khí sau: CO2, SO2, C2H4, C2H2, SO3. Hãy cho biết có thể sử dụng dãy các thuốc thử nào để nhận biết các khí đó: A. dd NaCl, dd H2SO4, dd Ca(OH)2 và Ag2O/NH3 B. dd Ba(OH)2, dd H2SO4, nước brom và Ag2O/NH3 C. dd Ba(OH)2, dd Na2SO4, nước brom và Ag2O/NH3 D. dd HCl, dd Na2SO4, nước brom và Ag2O/NH3 47. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 ở 1700C thì khí sinh ra có lẫn CO2 và SO2. Chất nào sau đây có thể loại bỏ tạp chất để thu được C2H4 tinh khiết? A. dd Br2 B. dd KMnO4 C. dd KOH D. dd K2CO3 48. Để phân biệt etylbenzen, vinylbenzen, vinylaxetilen, thứ tự các hóa chất cần sử dụng: A. dd AgNO3 (NH3), dd Br2 B. dd KMnO4, dd Br2 C. dd Br2, dd AgNO3 (NH3) D. dd NaOH, dd Br2 49. Để phân biệt stiren và phenylaxetilen, người ta dùng hóa chất A. dd KMnO4 B. dd Br2 C. dd AgNO3 (NH3) D. dd NaOH 50. Có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau khi cộng H2 dư, xúc tác Ni tạo thành 3- metylhexan? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 51. Từ axetilen có thể điều chế trực tiếp (bằng 1 phản ứng) được chất nào sau đây: A. metan B. rượu etylic C. benzen D. butadien-1,3 52. Trùng hợp isopren có thể thu được polime có mấy kiểu mắt xích: A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu 53. Để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm người ta thực hiện phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây? > 2000oC a) CaO + C b) CaC2 + H2O → 1500oC, lam lanh nhanh CaO, to c) CH4 d) CH3COONa + NaOH 54. Phương pháp nào điều chế 2-brombutan tinh khiết nhất: A. butan+Br2 (as) B. buten-1+HBr C. metyl xiclohexan+HBr D. buten-2+HBr 55. axetilen có thể được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây: A. metan B. rượu etylic C. benzen D. butadien-1,3 56. Có các chất sau đây: buta-1,3-dien, but-1-en, butan, toluen, etin. a) Các chất đều có thể dùng làm monome để điều chế trực tiếp polime ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác là: A. buta-1,3-dien, but-1,en, butan B. buta-1,3-dien, but-1-en C. buta-1,3-dien, but-1-en, toluen, etin D. buta-1,3-dien, but-1-en, etin, butan b) Chất được dùng làm monome để điều chế trực tiếp cao su buna là:
- A. buta-1,3-dien B. but-1-en C. butan D. etin c) Chất được dùng làm nguyên liệu điều chế anken, dùng làm gas để nấu ăn là: A. buta-1,3-dien B. but-1-en C. butan D. toluen d) Chất được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì hoặc làm nguyên liệu để điều chế nhựa PVC là: A. buta-1,3-dien B. but-1-en C. toluen D. etin 57. Để điều chế 5,1617 lit axetilen ở đktc, hiệu suất phản ứng là 95% cần lượn canxi cacbua chứa 10% tạp chất là: A. 17,6g B. 15g C. 16,54g D. Kết quả khác 58. Trùng hợp etilen thu được polietilen (PE). Nếu đốt cháy toàn bộ lượng polietilen đó sẽ thu được 8800g CO2. Hệ số trùng hợp n của quá trình là: A. 100 B. 200 C. 150 D. 300 59. Nguồn nguyên liệu nào dưới đây có thể dùng điều chế cao su buna: A. dầu mỏ B. khí thiên nhiên C. tinh bột D. A và B 60. Một dẫn xuất A mạch hở chứa clo. Biết rằng 0,01 mol chất này làm mất màu dd có 1,6g brom. CTPT của A là: A. C4H5Cl B. C3H7Cl C. C3H5Cl D. C4H9Cl 61. Đốt cháy một hỗn hộp hidrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7g H2O thì thể tích O2 đã tham gia pứ cháy (đkc) là A. 4,48 lít B. 3,92 lít C. 5,6 lít D. 2,8 lít E. Kết quả khác 62. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua hai bình : bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. % thể tích hỗn hợp X là A. 10% và 90% B. 50% và 50% C. 30% và 70% D. 40% và 60% 63. Cho 6,72 lít đktc hỗn hợp 2 khí axetilen và propan lội từ từ qua 0,2 lít dung dịch Br2 0,5M (dung môi CCl4) thấy dung dịch mất màu hoàn toàn, khí đi ra khỏi bình có thể tich 5,5 lít đo ở 25oC và 760 mmHg. Khối lượng sản phẩm cộng brom là. A. 1,95gam B. 16gam C. 23,8gam D. 17,95gam 64. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propylen và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, khối lượng nước thu được là bao nhiêu g ? A. 27g B. 18g C. 9g D. 4,5g 65. Tách nước hoàn toàn hỗn hợp rượu no X ta thu được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76g CO2 thì khi đốt cháy hoàn toàn Y, tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là: A. 2,94g B. 2,48g C. 1,76g D. 2,76g
- 66. Chia hỗn hợp ankin làm hai phần bằng nhau. Phân 1 đem đốt cháy thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch Br2 thì lượng Br2 tham gia phản ứng là A. 6,4 gam B. 1,6 gam C. 3,2 gam D. 4 gam 67. Chia hỗn hợp X gồm H2 và nhiều hidrocacbon dư có thể tích 4,48 lít (đktc) cho hỗn hợp qua Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thấy còn lại 3,36 lít hỗn hộp Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 18. a. Khối lượng (g) H2 có trong X là : A. 0,15 B. 0,1 C. 0,36 D. 0,72 E. Không xác định được b. Khối lượng của hidrocacbon trong hỗn hợp X ban đầu là : A. 7,2g B. 1,8g C. 5,3g D. Không tính được 68. Có một hỗn hợp khí A gồm C2H4 và H2 (dA/H2 = 7,5). Đung nóng hỗn hợp A với Ni làm xúc tác, sau một thời gian được hỗn hợp khí B (dB/H2 = 12,5). Hiệu suất phản ứng đã xảy ra: A. 80% B. 60% C. 70% D. 50% 69. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích V(C2H2) : V(H2) = 2:3) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là : A. 0,4g B. 0,8g C. 1,6g D. 0,6g 70. Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm C2H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Vậy m có giá trị là A. 6 gam B. 8 gam C. 10 gam D. 12 gam 71. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hidrocacbon X và H2, với Ni xúc tác. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Biết VA = 3VB. Công thức của X là A. C2H4 B. C3H4 C. C2H2 D. C3H6 72. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (đktc) một hidrocacbon A. Toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55g kết tủa và khối lượng dd giảm 19,35g. Vậy CTPT của A là: A. C2H2 B. C2H6 C. C3H4 D. C3H6 73. 0,3 mol hỗn hợp gồm propin và 1 ankin X, phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO3 trong NH3. Trong các chất sau, chất nào có thể là X A. axetilen B. butin-1 C. butin-2 D. pentin-1 74. Cho hidrocacbon A và oxi (oxi được lấy gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy hoàn toàn A) vào bình dung tích 1 lít ở 406o5K và áp suất 1at. Sau khi đốt áp suất trong bình (đo cùng nhiệt độ) tăng 5%, lượng nước thu được 0,162g. CTPT của A là A. C2H6 B. C3H8 C. C4H8 D. C4H10
- 75. Người ta trộn hidrocacbon A mạch hở với lượng dư khí H2 được hỗn hợp khí B ở đk thường. Đốt cháy hết 4,8g B tạo ra 13,2g khí CO2 ; mặt khác 4,8g hỗn hợp đó làm mất màu dd chứa 32g brom. Công thức phân tử A là A. C3H4 B. C2H2 C. C3H6 D. C4H8 76. Hỗn hợp khí X gồm một hidrocacbon A mạch hở và lượng H2 dư. B có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X qua ống chứa bột Ni rồi đung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 8. CTPT của A là A. C3H4 B. C4H6 C. C4H8 D. C4H10 77. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7g. Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là A. C2H2 và C4H6 B. C2H2 và C4H8 C. C3H4 và C4H8 D. C2H2 và C3H8 78. Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là A. 20 B. 40 C. 30 D. 10 79. Hỗn hợp gồm hidrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hidro bằng 19. CTPT của X là A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C3H4 80. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon cần có 8,96 lít O2 (đktc). Cho sản phẩm cháy đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. CTPT của hidrocacbon là A. C5H10 B. C6H12 C. C5H12 D. C6H14 81. Cracking 11,6g C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất khí là : C4H8, C3H6, C2H4, C2H6, CH4, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít không khí ở đktc. Giá trị V là A. 136 lít B. 145,6 lít C. 112,6 lít D. 224 lít 82. Khi cracking butan thu được hỗn hợp A gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2, C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A này thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8g H2O. Số mol C4H10 mang cracking là A. 0,12 B. 0,02 C. 0,2 D. 0,21 83. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 7,392 lít CO2 và 4,14g H2O. Khi cho hỗn hợp hidrocacbon tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3 dư thu được 15,12g kết tủa. CTPT phù hợp của 2 hidrocacbon là: A. CH≡CH, CH≡C-CH3 B. CH≡C-CH3, CH≡C-CH2-CH3 C. CH≡C-CH3, CH3-C≡C-CH3 D. đáp án khác 84. Đốt cháy hoàn toàn 2,12g aren A sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 8,84g và trong bình có m gam kết
- tủa. Lựa chọn giá trị đúng của m. A. 1,62g B. 18g C. 1,98g D. 16g 85. Đun nóng 5,8g hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình tăng 1,2g và còn lại hỗn hộp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là A. 4,6g B. 7,0g C. 2,3g D. Kết quả khác 86. Đốt cháy hết 1,12g một hidrocacbon A1 mạch hở rồi cho sản phẩm qua dd Ba(OH)2 thu được 3,94g kết tủa và dd B. Đung nóng dung dịch B thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 4,59g chất rắn. CTPT hidrocacbon là A. C5H12 B. C4H8 C. C3H4 D. C6H10 87. Hỗn hợp A gồm 2 ankan đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với hidro là 17,8. CTPT 2 ankan và % thể tích là: A. C2H6 : 40% và C3H8 : 60% B. C3H8 : 60% và C4H10 : 40% C. C2H6 : 60% và C3H8 : 40% D. C3H8 : 40% và C4H10 : 60% 88. Trộn hơi hidrocacbon A với lượng vừa đủ oxi để đốt cháy hết A trong một bình kín ở 120oC. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn A. Sau phản ứng đưa nhiệt độ bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất không thay đổi so với trước phản ứng. A có đặc điểm: A. Chỉ có thể là ankan B. chỉ có thể là anken C. phải có số H bằng 4 D. phải có số C bằng 4 89. Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon ở thể tích khí thì thấy thể tích các chất tạo thành sau phản ứng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng. Hỏi hidrocacbon đó có thể có bao nhiêu CTPT phù hợp ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 90. Hỗn hợp 2 anken ở thể tích khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp (đktc) thì thể tích CO2 và khối lượng nước tạo ra là A. 16,8 lít CO2, 9g H2O B. 2,24 lít CO2, 18g H2O C. 2,24 lít CO2, 9g H2O D. 16,8 lít CO2, 13,5g H2O 91. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 7,392 lít CO2 và 4,14g H2O. Khi cho hỗn hợp hidrocacbon tác dụng với dd Ag2O/NH3 dư thu được 15,12g kết tủa. CTPT phù hợp của 2 hidrocacbon là : A. CH≡CH, CH≡C-CH3 B. CH≡C-CH3, CH≡C-CH2-CH3 C. CH≡C-CH3, CH3-C≡C-CH3 D. đáp án khác 92. Hỗn hợp hidrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối với hidro bằng 19. CTPT của X là: A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C3H4
- 93. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho 6.72 lít hỗn hợp X qua dung dịch Br2, dung dịch Br2 mất màu và khối lượng bình tăng 4,2 gam. Sau phản ứng thấy có 4,48 lít khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu được 8,96 lít CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). Hãy xác định công thức của ankan A. CH4 hoặc C2H6 B. C2H6 hoặc C3H8 C. CH4 hoặc C3H8 D. Đáp án khác 94. Thực hiện phản ứng đềhidro hóa etan trong bình kín dung tích, nhiệt độ không đổi thấy áp suất bình tăng thêm 30%. Hiệu suất phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết chỉ xảy phản ứng tạo olefin. A. 15% B. 30% C. 60% D. 70% 95. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 1,76 gam CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là: A. 2,9g B. 2,68g C. 1,76g D. 2,76g 96. Hỗn hợp X gồm axetilen và một hidrocacbon không no mạch hở. Lấy 268,8 ml hỗn hợp X cho từ từ qua bình chứa nước brom dư thấy có 3,2 gam brom phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 268,8 ml hỗn hợp X thu được 1,408 gam CO2. Vậy hidrocacbon còn lại trong hỗn hợp X có công thức phân tử là: A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C4H6 97. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metan và một hidrocacbon mạch hở là chất khí ở nhiệt độ thường (tỉ lệ mol của các chất trong hỗn hợp là 1:1) thu được 0,15 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Hãy cho biết hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. anken B. Ankin C. Ankadien D.ankan 98. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol etilen, 0,1 mol propilen và 0,3 mol hidro. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có thể tích 8,4 lít. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,45 gam. Hiệu suất (%) của phản ứng hidro hóa của etilen (h1) và của propen (h2) lần lượt là: A. 60; 75 B. 66,67; 60 C. 75; 66,67 D. 66,67; 75 99. Chất X mạch hở công thức phân tử C3H4. Người ta trộn 1,6 gam X với 0,12 gam H2 qua bình đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có PTK là 31,273. Hiệu suất của phản ứng là A. 62,5% B. 75% C. 78% D. 80% 100. Crackinh hoàn toàn một thể tích ankan A thu được 3 thể tích hỗn hợp B cùng điều kiện. Trong B chỉ chứa các hidrocacbon có cùng số cacbon. A là A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C6H12 CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!.......!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập hidrocacbon_Vip2010
12 p | 715 | 349
-
Chuyên đề bài tập Hiđrocacbon không no
20 p | 1353 | 344
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH 10 DẠNG TRẮC NGHIỆM HIĐROCACBON
4 p | 706 | 247
-
Bài tập Hóa: Hidrocacbon
7 p | 600 | 235
-
Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 11: Phần 1
75 p | 901 | 189
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 2)
5 p | 541 | 187
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 6)
14 p | 407 | 166
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 3)
8 p | 466 | 161
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 5)
15 p | 377 | 159
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 7)
13 p | 441 | 154
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 8)
4 p | 331 | 150
-
Bài tập Hidrocacbon (Phần 4)
9 p | 315 | 141
-
Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 11: Phần 2
137 p | 323 | 119
-
Bài tập hidrocacbon mạch hở
4 p | 430 | 95
-
Ôn thi đại học môn Hóa học - Chuyên đề 4: Bài tập Hidrocacbon thơm và nguồn Hidrocacbon thiên nhiên
5 p | 387 | 93
-
Bài tập hidrocacbon mạch vòng
2 p | 205 | 59
-
Ôn thi đại học môn Hóa học - Chuyên đề 3: Bài tập Hiđrocacbon không no
25 p | 325 | 57
-
Bài tập ôn tập phần Hiđrocacbon
15 p | 344 | 42
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn