intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập lớn Sức bền vật liệu - SVTH. Nguyễn Văn A

Chia sẻ: Vo Minh Hieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

224
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập lớn Sức bền vật liệu trình bày tổng quan về đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống lái xe ô tô; cơ sở khoa học và thực tiễn; tính toán kiểm tra hệ thống lái; những lỗi kỹ thuật thường gặp trong quản lý, sử dụng. biện pháp khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập lớn Sức bền vật liệu - SVTH. Nguyễn Văn A

GVHD: TS.<br /> Bài tập lớn môn học SBVL<br /> <br /> HVTH: Nguyễn Văn A<br /> <br /> CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ<br /> HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ.<br /> 1.1 ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA HỆ<br /> THỐNG LÁI XE Ô TÔ<br /> 1.1.1. Công dụng, yêu cầu, cấu tạo, đặc trƣng cơ bản của hệ thống lái xe ô tô<br /> 1.1.1.1 Công dụng<br /> Hệ thống lái ô tô dùng để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô.<br /> 1.1.1.2 Các phƣơng pháp chuyển động<br /> - Quay mặt phẳng bánh xe dẫn hướng. Đây là phương án phổ biến được áp<br /> dụng trên xe ô tô hiện nay.<br /> - Tạo ra vận tốc khác nhau giữa các bánh xe bên phải và bên trái.<br /> - Gấp thân xe.<br /> 1.1.1.3 Yêu cầu<br /> - Đảm bảo khả năng quay vòng với bán kính quay vòng càng nhỏ càng tốt.<br /> - Đảm bảo được động học quay vòng. Các bánh xe phải lăn trên các đường<br /> tròn đồng tâm.<br /> - Điều khiển nhẹ nhàng. Lực và hành trình điều khiển phải ứng với mức độ<br /> quay vòng.<br /> - Các bánh xe dẫn hướng có tính ổn định cao khi chuyển động thẳng.<br /> - Giảm lực va đập từ bánh xe lên vánh lái.<br /> - Các bánh xe dẫn hướng phải có động học phù hợp giữa hệ thống lái và hệ<br /> thống treo.<br /> 1.1.1.4. Cấu tạo: ( Hình 1.1.1.4)<br /> 14<br /> <br /> GVHD: TS.<br /> Bài tập lớn môn học SBVL<br /> Vành lái:<br /> <br /> HVTH: Nguyễn Văn A<br /> <br /> Vành tay lái (1) có hình tròn, lực của người lái tác dụng lên vành tay lái tạo ra<br /> mô men quay để hệ thống lái làm việc . Mô men tạo ra trên vành tay lái là tích số<br /> của lực lái do người lái tác dụng vào và bán kính của vành tay lái<br /> <br /> 1. Vành tay lái;<br /> 2. Trục lái;<br /> 3.Ống bọc trục lái;<br /> 4. Cơ cấu lái;<br /> 5. Đòn quay đứng;<br /> 6. Trụ đứng;<br /> 7. Đòn quay ngang;<br /> 8. Thanh bên hình thang lái;<br /> 9. Khớp nối;<br /> <br /> Hình 1.1.1.4 Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống lái.<br /> <br /> 10. Thanh ngang hình thang lái;<br /> 11. Đòn kéo dọc.<br /> Trục lái:<br /> - Trục lái (2) thường là một đòn dài (rỗng hoặc đặc) để truyền mô men quay từ<br /> vành tay lái đến cơ cấu lái.<br /> - Trục lái gồm có: Trục lái chính truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống<br /> cơ cấu lái và ống trục lái để cố định trục lái chính vào thân xe.<br /> - Đầu phía trên của trục lái chính được gia công ren và then hoa để lắp vô<br /> lăng lên đó và được giữ chặt bằng một đai ốc.<br /> Cơ cấu lái<br /> 15<br /> <br /> GVHD: TS.<br /> HVTH: Nguyễn Văn A<br /> Bài tập lớn môn học SBVL<br /> Cơ cấu lái (4) có nhiệm vụ biến chuyển động quay của vành tay lái thành<br /> chuyển động lắc của đòn quay đứng trong mặt phẳng đứng và đảm bảo tỉ số truyền<br /> theo yêu cầu cần thiết. Cơ cấu lái được bắt chặt trên xà dọc (phần được treo của ô<br /> tô). Cơ cấu lái liên kết với vành tay lái qua trục lái.<br /> Đòn dẫn động<br /> Dẫn động lái gồm có đòn quay đứng (5), trụ đứng (6), đòn quay ngang (7),<br /> đòn kéo dọc (11). Là phần liên kết từ cơ cấu lái tới các hình thang lái, dùng để<br /> truyền lực từ cơ cấu lái (và trợ lực lái) đến hình thang lái, đảm bảo tỉ số truyền nhất<br /> định và đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng có thể quay vòng với các góc khác<br /> nhau phù hợp với động học quay vòng của ô tô.<br /> Hình thang lái<br /> Hình thang lái thực chất là một hình tứ giác gồm 4 khâu: dầm cầu, thanh lái<br /> ngang va hai thanh bên. Hình thang lái sẽ đảm bảo động học quay vòng của các<br /> bánh xe đẫn hướng nhờ vào các kích thước của các thanh lái ngang, cánh bản lề và<br /> các góc đặt phải xác định.<br /> Đối với hệ thống lái của hệ thống treo độc lập chỉ khác so với hệ thống lái<br /> của hệ thống treo phụ thuộc ở phần dẫn động lái. Với những xe ô tô có sử dụng trợ<br /> lực lái về cơ bản cũng không khác nhiều so với cấu tạo chung. Chỉ có thêm một số<br /> cụm chi tiết tương ứng với việc sử dụng loại trợ lực nào.<br /> 1.1.2 Phân loại<br /> Tùy thuộc vào yếu tố căn cứ để tiến hành phân loại, hệ thống lái được chia<br /> thành các loại sau:<br /> 1.1.2.1 Theo cách bố trí vành lái<br /> - Hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái .<br /> 16<br /> <br /> GVHD: TS.<br /> Bài tập lớn môn học SBVL<br /> - Hệ thống lái với vành lái bố trí bên phải.<br /> <br /> HVTH: Nguyễn Văn A<br /> <br /> 1.1.2.2 Theo số lƣợng cầu dẫn hƣớng<br /> - Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước.<br /> - Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau.<br /> - Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở nhiều cầu.<br /> 1.1.2.3 Theo kết cấu của cơ cấu lái<br /> - Cơ cấu lái loại trục vít- cung răng.<br /> - Cơ cấu lái loại trục vít- con lăn.<br /> - Cơ cấu lái loại trục vít- chốt quay.<br /> - Cơ cấu lái loại trục răng- thanh răng.<br /> - Cơ cấu lái loại liên hợp.<br /> 1.1.2.4 Theo bộ phận trợ lực<br /> - Hệ thống lái có trợ lực.<br /> - Hệ thống lái không có trợ lực.<br /> 1.1.3 Nguyên lý hoạt động chung<br /> Khi người lái quay vành tay lái để điều khiển xe qua cơ cấu lái (4) làm cho<br /> đòn quay đứng (5) quay một góc thông qua đòn kéo dọc (11) và đòn quay ngang<br /> (7) làm bánh xe dẫn hướng bên trái dịch chuyển qua các đòn thanh bên (8) và thanh<br /> lái ngang hình thang lái (10) làm cho bánh xe dẫn hướng bên kia cũng dịch chuyển<br /> quanh trụ đứng (6), thực hiện quay vòng xe theo ý muốn của người lái.<br /> 1.2. ĐẶC ĐIỂM, KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG<br /> LÁI XE ZIL-131.<br /> 1.2.1 Dẫn động lái :<br /> 17<br /> <br /> GVHD: TS.<br /> HVTH: Nguyễn Văn A<br /> Bài tập lớn môn học SBVL<br /> Dẫn động lái cơ khí gồm : Vành lái, trục lái, vỏ trục vành lái, đòn quay đứng,<br /> đòn kéo dọc, thanh bên hình thang lái, thanh ngang hình thang lái, cam quay, đòn<br /> quay ngang, các khớp nối (rô tuyn), trục các đăng .<br /> 1.2.1.1 Vành lái (Hình 1.2.1.1):<br /> <br /> Hình 1.2.1.1 Kết cấu vành lái, vỏ trục lái<br /> 1- Đai ốc; 2- Đệm hãm; 3- Phớt làm kín; 4- ổ bi; 5- Cọc lái; 6- Vách ngăn; 7Trục lái; 8- ổ bi; 9- Vành hãm; 10- Then bán nguyệt; 11- Dây còi; Đai<br /> Vành lái là một vành tròn, có cốt thép và đựơc bọc nhựa, vành lái lắp với trục<br /> vành lái bằng mối ghép then và mối ghép ren, ở giữa vành lái có bố trí công tắc còi<br /> (núm còi).<br /> 1.2.1.2 Trục vành lái (Hình 1.2.1.1):<br /> Trục vành lái làm bằng thép bên trong rỗng và được gối trên 2 ổ bi cầu, bên<br /> trong luồn trục dây còi, trục vành lái được đặt trong vỏ trục vành lái và được bắt<br /> với trục các đăng lái thông qua mối ghép then (chốt ngang).<br /> 1.2.1.3 Trục các đăng (Hình 1.2.1.3):<br /> <br /> 18<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2