Bài tập lớn Văn học: Theo anh (chị), vì sao hầu hết các câu đố thú vị đều sử dụng phép “lạ hóa”? Hãy phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hóa” mà chúng sử dụng.
lượt xem 2
download
Bài tập lớn Văn học "Theo anh (chị), vì sao hầu hết các câu đố thú vị đều sử dụng phép “lạ hóa”? Hãy phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hóa” mà chúng sử dụng" có nội dung trình bày về khái niệm của phép “lạ hóa”; câu đố và đặc trưng của câu đố; câu đố thú vị thường sử dụng phép “lạ hóa”;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập lớn Văn học: Theo anh (chị), vì sao hầu hết các câu đố thú vị đều sử dụng phép “lạ hóa”? Hãy phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hóa” mà chúng sử dụng.
- BÀI TẬP LỚN VĂN HỌC Theo anh (chị), vì sao hầu hết các câu đố thú vị đều sử dụng phép “lạ hoá” ? Hãy phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hoá” mà chúng sử dụng. 1.“Lạ hoá” là gì ? “Lạ hoá” là toàn bộ những thủ pháp trong nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lí …) được dùng để đạt đến một kết quả nghệ thuật. Theo đó, hiện tượng miêu tả hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên như một cái gì mới mà chưa quen, khác lạ. 2. Câu đố và đặc trưng của câu đố * Khái niệm câu đố: Câu đố là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là phản ánh sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hoá (chuyển vật nọ thành vật kia), được người dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết của mọi người và mua vui, giải trí. * Câu đố có những đặc trưng sau: Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm ra đặc trưng và chức năng của từng đồ vật cá biệt và phản ánh nó thông qua sự so sánh, hình tượng hoá. Hình tượng đó là một quá trình chuyển hoá giữa tư duy logic và tư duy hình tượng. Ví dụ: Về việc “sàng gạo”. Người đố quan sát cái sàng thấy có “hàng trăm cái lỗ”, sau đó là những “hạt gạo được sàng” tạo lên sự liên tưởng có tính ẩn dụ là: “Vô số trẻ con, đua nhau chạy tròn, chen nhau chui xuống”. Chính sự quan sát sự vật, hiện tượng khác nhau mà câu đố có những đặc điểm khác nhau. Có những câu đố nói về nguồn gốc sự vật. Ví dụ: Thân em xưa ở bụi tre, mùa đông xếp lại màu hè nở ra . (Cái quạt)
- Phổ biến hơn, câu đố nói lên đặc điểm như (hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị, hoạt động…) của sự vật. Ví dụ: (1) Sừng sững mà đứng giữa nhà Hễ ai động đến thì òa khóc lên. (Cái cối xay thóc) Về bản chất, câu đố là một bài toán có lời giải đúng. Các sự vật, hiện tượng được miêu tả trong câu đố thường là những gì quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống hang ngày. Nhờ câu đố, chúng được tái hiện trong tư duy, nhận thức của con người. * Câu đố sử dụng nghệ thuật: Câu đố thường ngắn gọn nhưng bảo đảm sự cân đối, nhịp nhàng. Ví dụ: Mẹ gai góc, con trọc đầu. (Quả bưởi) Câu đố thường dùng biện pháp ẩn dụ, nhân cách hoá những vật vô tri, vô giác. Ví dụ: Tự nhiên cắt cổ đem chôn Bữa sau sống lại đẻ con từng bầy. (Dây khoai lang) Một số câu đố miêu tả trực tiếp (vị trí, trạng thái đang hoạt động của sự vật). Ví dụ: Con gì cánh mỏng đuôi dài Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều dương (Con chuồn chuồn) Một số câu đố xây dựng trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ dân tộc như: nói lái, dùng từ đồng âm, từ trái nghĩa.
- Ví dụ: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. (Con ngựa) Đục rồi lại cất rồi đục. (Cục đất) Về hình thức thể hiện: Câu đố sáng tạo ra một hình tượng thế giới ẩn dụ bằng việc sử dụng phép “lạ hoá”. Với mục đích đánh lạc hướng tư duy của người giải đố. Câu đố dẫn người ta đi thật xa đối tượng bằng những ẩn dụ kì ảo. Do đó, câu đố càng trừu tượng bao nhiêu thì càng hấp dẫn bấy nhiêu. 3. Câu đố thú vị thường sử dụng phép “lạ hoá” vì : * Trong câu đố thường sử các hình ảnh trong hai mối quan hệ: Xét trong mối quan hệ với vật đố, tức là cách biểu thị vật đố ra sao, hình ảnh ở lời đố thường được sử dụng theo lối “lạ hoá” (gọi là tính lạ hoá của hình ảnh). Xét trong quan hệ với người sử dụng, một số hình ảnh được lặp đi lặp lại ở nhiều lời đố khác nhau đã phần nào cho thấy sự nhìn nhận về các vấn đề khác nhau, phản ánh quan niệm của hình ảnh khác nhau. * Miêu trả cách sử dụng hình ảnh trong câu đố như sau: + Ở mức độ chung, trên tổng thể văn bản lời đố, tính lạ hóa được thể hiện theo hai hướng: miêu tả một vật đố bằng nhiều dạng vẻ không giống nhau và sự miêu tả khác thường một vật đó tạo nên một thứ kì dị. Ví dụ: (1) Tám sào chống cạn Hai nạng chống xiên Con mắt láo liên; Cái đầu không có !” (2) Tám thằng dân vần cục đá tảng, Hai ông xã xách nạng chạy theo”
- > Hai câu đố trên là hình ảnh liên quan đến việc chèo chống và sự nhộn nhịp của đám người khiêng vật nặng, đều cùng đố về con cua và con ghẹ. Những thứ khác biệt nhau được dùng để đố về cùng một vật, khi tập hợp lại, cho ta thấy chúng luôn mới lạ. Tất nhiên, không phải bất kì sự vật, hiện tượng nào khi trở thành vật đố đều có nhiều lời đố. Do vậy, “lạ hoá” cần được xem xét từ cấu tạo của lời đố. Ở đó, không khó tìm thấy sự miêu tả khác thường, chúng tạo nên hình ảnh kì dị so với thế giới hiện thực. Ví dụ: Cái đầu một tấc, Cái đuôi một thước; Đi một bước, nhảy một cái. (Cái cuốc) Trong câu đố, hình ảnh ẩn dụ còn được tìm thấy bởi những sự kết hợp không bình thường về ngữ pháp, thường gặp là sự đánh lẫn đối tượng ở vai chủ thể của một hành động. Ví dụ: Đi thì nằm, nằm thì đứng. (Bàn chân) + Ở mức cụ thể, chi tiết: Tính lạ hoá của hình ảnh thường thông qua các kiểu dạng như sau: Sử dụng hình thức tung hoả mù: Bao gồm những âm thanh, hình ảnh gây nhiễu. Những âm thanh, hình ảnh này có thể được bố trí ở đầu hay cuối lời đố, và có thể độc chiếm một, hai dòng. Ví dụ: Thiên bao lao, địa lao lao, Giếng không đào làm sao có nước, Cá không ở được, là tại làm sao ? (Quả dừa)
- Kiểu phóng đại: Là cách làm cho sự vật được miêu tả không chỉ được phóng to mà còn bị làm cho biến dạng, méo mó đi. Ví dụ: (1) Giữa cầu, hai đầu giếng. (Gánh nước) (2) Lên trời xuống đất, Chớp giật, sấm ran, Sét đánh có ngần So chi chẳng kém. (Pháo thăng thiên) Kiểu tráo hình ảnh, muốn nói bằng hình ảnh cùng trường nghĩa (thường là trường nghĩa rộng), cùng hình dạng (cùng có dáng vẻ, hình vóc giống nhau hoặc là một hình ảnh so sánh. Ví dụ: (1) Nhà đen đóng đố đen sì Trên thì sấm động, dười thì đèn chong. (Nồi cơm đang sôi) (2) Có cây mà chẳng có cành, Có hai ông cụ dập dềnh hai bên. (Cây ngô) Kiểu tên riêng được (tên người, tên đất) được dùng theo cách cùng âm, cùng nghĩa. Ví dụ: Gia Cát đánh nhau với Đông Ngô, Đông Ngô thua, Đông Ngô bỏ chạy, Gia Cát dồn quân đánh lại trận sau.
- (Rang ngô) Kiểu dùng lời Hán Việt: Dùng lời Hán Việt thay dùng lời thuần Việt để miêu tả vật đố, trong bối cảnh hầu hết người sử dụng câu đố chỉ biết bập bõm một chút từ Hán Việt. Ví dụ: Thân trường xích thốn, > Mình dài một tấc Y phục thậm đa, > Quần áo quá nhiều; Sinh vô ngôn ngữ, > Sống chẳng biết nói Tử động sơn hà. > Chết la vang trời. (Cái pháo) * Tác dụng của câu đố: Tạo ra đặc trưng phản ánh sự vật của câu đố, phục vụ cho mục đích đố giải. Phép “lạ hoá” khiến cho câu đố đạt hai yêu cầu: Vừa miêu tả sinh động, chính xác đối tượng; vừa đánh lạc hướng người giải đố. Hệ quả của nó làm cho câu đố trở nên đa nghĩa, hấp dẫn. Câu đố là trò chơi trí tuệ vừa có tác dụng phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện tư duy logic, vừa giúp trẻ khả năng phát hiện ra thế giới xung quanh. 4. Phân tích một số câu đố để làm rõ vai trò của phép “lạ hoá” mà chúng sử dụng Ví dụ 1 Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. (Đố là cái gì ?) Câu đố trên đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh trên mối quan hệ tương quan về hình ảnh: “bát cơm có màu trắng”. Dựa vào số lượng “một gia đình ăn cơm phải có nhiều bát”, dựa vào chức năng “bát để dùng trong bữa ăn cơm”. Khi ăn
- xong những chiếc bát được rửa sạch sẽ rồi úp gọn vào chạn hoặc giá đựng bát để cho róc nước, khô bát. Từ đó, người sáng tạo câu đố quan sát hình ảnh sự vật đố thông qua phép so sánh, liên tưởng giống như đàn cò trắng và ngược lại. Yếu tố “lạ hoá” ở đây là “những chiếc bát ăn cơm được ví von trắng như đàn cò”. Hình ảnh nhân hoá “ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm” nhằm mục đích khơi dậy trí tò mò, khả năng phát hiện trên cơ sở “tuy lạ” nhưng mà “rất quen” cho các em. Đó là những chiếc bát được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Một trong những đồ vật rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân. Ví dụ (2) Tên em chẳng thiếu, chẳng thừa Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh. (Đố là quả gì ?) Hình ảnh vật đố là một loại quả hiện lên trước mắt mọi người với các đặc điểm: về tên gọi (chẳng thiếu, chẳng thừa), về màu sắc (khi chín có màu vàng bắt mắt), về mức độ của quả (ngon ngọt). Cái “lạ hoá” của câu đố này đòi hỏi người giải đố phải suy nghĩ, liên tưởng vật đố, suy đoán vật được đố thông qua tư duy logic. Người giải đố cần có sự suy diễn từ đặc điểm “tên gọi”, đến “màu sắc” đến “độ ngọt” của loại quả đó. Dựa vào các đặc điểm của loại quả trên, học sinh có thể đoán được đó là “quả đu đủ”. Ví dụ (3): Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng. (Đố là con gì ?) Câu đố trên có hai vế. Vế thứ nhất, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh về kích thước của con vật “vừa bằng hạt đỗ”. Một hình ảnh rất xa lạ với các em. Vế thứ hai dùng hình ảnh phóng đại “ăn giỗ cả làng”. Hai vế đối có cấu trúc cân xứng về từ ngữ, kết cấu ngữ pháp. Từ đó muốn suy diễn được vật đố được giấu đi bằng biện pháp ẩn dụ và giải đố được đó là con gì thì học sinh cần phải tư duy logic trên trường liên tưởng rộng theo đặc điểm: về kích thước (rất nhỏ bé), về đối tượng quen thuộc gần gũi với các em, có thói quen (con vật hay đậu trên mâm cơm), nhất là mâm cơm có nhiều thịt, cá. Con vật này thường sinh sống ở nhiều nơi (trong các gia đình, các nơi khác…). Từ những liên tưởng thú
- vị dựa trên các đặc điểm trên, học sinh có thể giải được câu đố, đó là “con ruồi”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THU HOẠCH về “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
12 p | 4313 | 707
-
BÀI THU HOẠCH - Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
7 p | 693 | 200
-
Bài tập lớn môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin họa Chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa Tư bản độc quyền - Vận dụng về vấn đề nghiên cứu trên phân tích công ty Toyota
26 p | 1851 | 139
-
GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -5
11 p | 236 | 62
-
Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực - Bùi Mạnh Hùng
19 p | 176 | 16
-
Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
19 p | 103 | 13
-
Văn hóa Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
645 p | 83 | 10
-
Đặng Huy Trứ - tác gia lớn của thế kỷ 19
5 p | 135 | 6
-
Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay
11 p | 97 | 6
-
Một vài suy nghĩ về nhà ngữ âm học lớn nhất Việt Nam
4 p | 114 | 4
-
Tư tưởng văn hóa phương Tây hiện nay từ một góc nhìn
8 p | 79 | 4
-
Một số biện pháp nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn
5 p | 41 | 3
-
Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học
5 p | 95 | 3
-
Hệ thống hỗ trợ cố vấn học tập trên thiết bị di động
12 p | 54 | 3
-
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
5 p | 9 | 3
-
Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm
7 p | 29 | 2
-
Dấu ấn văn hóa của người Nam bộ biểu hiện qua nhóm từ đánh giá sự vật
6 p | 87 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn