Bài tập môn Cơ khí đại cương: Tìm hiểu sản phẩm mặt bích
lượt xem 8
download
Bài tập môn Cơ khí đại cương: Tìm hiểu sản phẩm mặt bích trình bày các nội dung: Giới thiệu về sản phẩm, Vật liệu chế tạo và các đặc tính cơ bản của vật liệu, Phương pháp chế tạo sản phẩm, Phương pháp xử lí nhiệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập môn Cơ khí đại cương: Tìm hiểu sản phẩm mặt bích
- Họ tên : Trần Văn Quyền Mssv : 20171664 STT:70 Bài tập nhóm môn cơ khí đại cương Đề 10: Tìm hiểu sản phẩm mặt bích Chương 1 : Giới thiệu về sản phẩm Mặt Bích là gì ? Mặt bích là một sản phẩm cơ khí, là khối hình tròn hoặc vuông được chế tạo phổ biến từ phôi thép carbon hoặc phôi thép không rỉ (ngày nay mặt bích còn được chế tạo từ vật liệu đồng và vật liệu nhựa). Mặt bích là phụ kiện kết nối ống, máy bơm, van, và các phụ kiện đường ống khác với nhau thông qua mối liên kết bu lông trên thân để tạo thành một hệ thống đường ống dẫn công nghiệp Việc nghiên cứu chế tạo ra mặt bích giúp cho quá trình lắp ráp, thi công, thay thế trở nên vô cùng tiện dụng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Hiện tại mặt bích đã trở thành một thiết bị, chi tiết không thể thay thế trong quá trình thi công các công trình, nhà máy có sử dụng đường ống. Vì những đặc điểm dễ dàng lắp đặt, vận hành, điều chỉnh và bảo dưỡng nên mặt bích được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp: đường ống cấp thoát nước, xí nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng tòa nhà cao tầng, lĩnh vực dầu khí, hóa chất, khí nén, … Mặt bích ren – Threaded Flange (TF)
- - Mặt bích ren Threaded flange là loại mặt bích gắn kết với đường ống bằng mối ghép ren: mặt bích là ren trong còn ống là ren ngoài. - Mối ghép ren khá yếu và dễ rò rỉ khi phải chịu áp lực cao nhưng mặt bích ren Threaded flange là loại mặt bích được dùng trong các đường ống mà tại đó việc hàn nối không thể thực hiện được, thường được sử dụng cho đường ống có kích thước nhỏ và các khu vực dễ cháy mà việc hàn là rất nguy hiểm - Khi sử dụng mặt bích ren thì lưu ý đến độ dày thành ống: thành ống dày giúp dễ dàng gia công bước ren mà không làm mỏng ống gây đứt gãy vị trí nối ren với mặt bích. -Mặt bích ren được dùng trong trường hợp thực hiện việc hàn nối mặt bích không khả thi, dễ cháy, gãy đứt mối nối. Do đó ghép ren gia công dễ dàng và hiệu quả hơn cả. Chương 2: Vật liệu chế tạo và các đặc tính cơ bản của vật liệu 1.Thép Cacbon : Vật liệu được chọn để gia công chi tiết là thép C45: C45 là gồm Fe và C,trong đó nồng độ cacbon có trong thép là 0,45%, C45 được xếp vào loại vật liệu có tính cacbon trung bình, thường được dùng thiết kế trục,bánh răng... Khái niệm lý hóa của sắt cacbon như sau: Thép cacbon là một hợp kim có hai thành phần cơ bản chính là sắt và cacbon, trong khi các nguyên tỗ khác có mặt trong thép cacbon là không đáng kể.
- Thành phần phụ trợ trong thép cacbon là mangan (tối đa 1,65%), silic (tối đa 0,6%) và đồng (tối đa 0,6%). Lượng cacbon trong thép càng giảm thì độ dẻo của thép cacbon càng cao. Hàm lượng cacbon trong thép tăng lên cũng làm cho thép tăng độ cứng, tăng thêm độ bền nhưng cũng làm giảm tính dễ uốn và giảm tính hàn. Hàm lượng carbon trong thép tăng lên cũng kéo theo làm giảm nhiệt độ nóng chảy của thép. Và chúng được phân loại như sau: Thép mềm (ít cacbon): Lượng cacbon trong khoảng 0,05–0,29%[1] (Ví dụ theo tiêu chẩn AISI có thép 1018). Thép mềm có độ bền kéo vừa phải, nhưng lại khá rẻ tiền và dễ cán, rèn; Thép mềm sử dụng nhiều trong xây dựng, cán tấm, rèn phôi... Thép cacbon trung bình: Lượng cacbon trong khoảng 0,30–0,59% [1](Ví dụ theo tiêu chuẩn AISI có thép 1040). Có sự cân bằng giữa độ mềm và độ bền và có khả chống bào mòn tốt; phạm vi ứng dụng rộng rãi, là các thép định hình cũng như các chi tiết máy, cơ khí.[2] Thép cacbon cao: Lượng cacbon trong khoảng 0,6–0,99%[1]. Rất bền vững, sử dụng để sản xuất nhíp, lò xo, kéo thành sợi dây thép chịu cường độ lớn.[3] Thép cacbon đặc biệt cao: Lượng cacbon trong khoảng 1,0–2,0% [1]. Thép này khi tôi sẽ đạt được độ cứng rất cao. Dùng trong các việc dân dụng: dao cắt, trục xe hoặc đầu búa. Phần lớn thép này với hàm lượng 1,2%C được sử dụng trong công nghệ luyện kim bột và luôn được xếp loại vào với thép cacbon có hợp kim cao. 2. Thép không rỉ: Thép không gỉ hay còn gọi là inox (i-nốc, bắt nguồn từ tiếng Pháp: inox) là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác. Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép cacbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có: -Tốc độ hóa bền rèn cao -Độ dẻo cao hơn -Độ cứng và độ bền cao hơn -Độ bền nóng cao hơn -Chống chịu ăn mòn cao hơn -Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
- -Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit) Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác. Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo. Chương 3: Phương pháp chế tạo sản phẩm 1. Công đoạn chi tiết gia công mặt bích - Công đoạn và điều kiện làm việc. Mặt bích gia công 2 mặt , có số lỗ 4 cho đến 12 lỗ khi gia công độ chính xác cao dùng để lắp ghép với với đường ống Có sẽ rãnh dọc để tạo độ đàn hồi khi lắp ghép sẽ xiết chặt tránh dò gỉ thẩm thấu thoát nguyên liệu ra bên ngoài . - Công đoạn kết cấu hình dáng chi tiết. Mặt bích thuộc chi tiết hình dạng đĩa vì có đường kính ngoài ,đường kính trong .Hai mặt đầu, có 2 sẻ rãnh tạo lực ma sát khi xiết bulong , trên 2 mặt có lổ đinh vị từ 4-12 lỗ tùy thuộc kích thước - Công đoạn vật liệu chế tạo chi tiết. Ưu điểm: mặt bích được chế tạo bằng thép carbon nên có độ bền cao,rất bền trong điều kiện làm việc tải trọng tĩnh. Nhược điểm: kém bền trong điều kiện làm việc tải trọng động,khả năng chịu va đập giới hạn . 2. Công đoạn chuẩn bị và phương pháp chế tạo phôi 1. Phương pháp chế tạo phôi : Bạc đỡ có hình dáng dạng tròn xoay, nếu ta chế tạo phôi bằng phương pháp dập thể tích thì có thể có được cơ tính rất cao. Tuy nhiên, vật liệu để chế tạo bạc đỡ là gang xám GX15-32 nên ta không thể dùng phương pháp dập để chế tạo phôi. Phương pháp tạo phôi hợp lý nhất là phôi đúc bởi nó cho một số ưu điểm đặc biệt quan trọng mà phương pháp khác không có được:
- · Phôi không bị nứt, vỡ khi chế tạo. · Sản xuất linh hoạt nên giá thành rẻ. · Giá thành tạo khuôn rẻ. · Ngoài ra, nếu chọn được phương pháp đúc hợp lý sẽ cho vật đúc cơ tính cũng rất cao. Bên cạnh đó, nó có một số nhược điểm: · Lượng dư lớn. · Độ chính xác của phôi không cao. · Năng suất thấp. · Phôi dễ mắc khuyết tật. Tuỳ thuộc vào loại khuôn, mẫu, phương pháp rót ta có thể dùng nhiều phương pháp đúc khác nhau và có các đặc điểm khác nhau. Ta có thể xét các đặc điểm của chúng như sau 1.1 Đúc trong khuôn cát Đúc trong khuôn cát là dạng đúc phổ biến. Khuôn cát là loại khuôn đúc một lần( chỉ đúc một lần rồi phá khuôn). Vật đúc tạo hình trong khuôn cát có độ chính xác thấp, độ bóng bề mặt kém, lượng dư lớn. Thích hợp với vật đúc phức tạp, khối lượng lớn. Không thích hợp cho sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Phương pháp đúc trong khuôn cát khó cơ khí hoá và tự động hoá. 1.2 Đúc trong khuôn kim loại: Đúc trong khuôn kim loại có thể thực hiện việc điền đầy kim loại theo nhiều cách: · Rót tự do: Thích hợp cho sản xuất hàng loạt lớn, vật đúc nhỏ, trung bình, cấu tạo đơn giản. Vật đúc có cơ tính cao, dùng đúc các vật liệu khác nhau. Tuy nhiên hạn chế đúc gang xám. · Điền đày kim loại đưới áp lực: Sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối. Vật đúc nhỏ, đơn giản. Đúc vật đúc yêu cầu chất lượng cao, thích hợp cho cả vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- 1.3 Đúc ly tâm Dùng trong sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa, vật đúc tròn xoay, rỗng. Không dùng cho vật liệu có thiên tích lớn. Cơ tính vật đúc không đều. 1.4 Đúc liên tục Dùng trong sản xuất hàng loạt. Vật đúc có dạng thỏi hoặc ống, có thiết diện không đổi trên suốt chiều dài, độ dài lớn. Vật đúc có mặt ngoài và mặt trong đạt chất lượng cao, không cần gia công. 1.5 Đúc trong khuôn vỏ mỏng: Dùng trong sản xuất hàng loạt, vật đúc nhỏ và trung bình. Chế tạo vật đúc có chất lượng cao, kim loại quý, lượng dư gia công nhỏ. Tuy vậy, giá thành sản xuất đúc là rất lớn. Xuất phát từ những đặc điểm về sản xuất và kết cấu của chi tiết bạc đỡ: dạng sản xuất hàng loạt lớn, Vật liệu gang xám GX15-32, vật đúc tròn xoay, kết cấu không phức tạp, yêu cầu chất lượng cao, năng suất cao. ở đây ta chọn phương pháp tạo phôI là phương pháp đúc trong khuôn kim loại, điền đầy kim loại bằng phương pháp rót áp lực. 2. Bản vẽ lồng phôi: Bản vẽ lồng phôi được xây dựng trên cơ sở lượng dư và sai lệch về kích thước của chi tiết đúc. Từ phương pháp chế tạo phôi đã chọn trên, ta có thể xác định được lượng dư và sai lệch về kích thước cho chi tiết đúc như sau: Lượng dư gia công về kích thước phôi. Vật đúc nhận được từ các mẫu gỗ, dùng khuôn kim loại dễ tháo lắp và sấy khô. Do vậy cấp chính xác chi tiết đúc nhận được là cấp chính xác II. Theo bảng 3-95 trang 252(Sổ tay CNCTM) ta có lượng dư về kích thước phôi: + Với những kích thước £ 50mm: lượng dư đạt được là 2,5mm. + Với những kích thước 50£ L £ 120mm: lượng dư đạt được là 3mm. · Sai lệch cho phép về kích thước phôi. Theo bảng 3-98 trang 253 (Sổ tay CNCTM) ta có:
- + Với những kích thước £ 50mm sai lệch cho phép: ±0,5mm + Với những kích thước 50£ L £ 120mm sai lệch cho phép: ±0,8mm 3 Quy trình gia công mặt bích Nguyên công 1: Tiện thô mặt đầu 1, tiện thô mặt lỗ O55, O40, tiện tạo hình mặt trụ O62. - Phương pháp gia công: Tiện trên máy tiện vạn năng bằng dao tiện mặt đầu, dao tiện ngoài và dao tiện lỗ. - Định vị vào mặt tròn ngoài O130 hạn chế 2 bậc tự do và mặt đầu 2 hạn chế 3 bậc tự do. - Kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu tự định tâm. - Chọn máy: Máy tiện ren vít vạn năng T616, có công suất động cơ N = 4,5Kw. Chương 4: Phương pháp xử lí nhiệt Xử lý nhiệt ( Nhiệt luyện ) là một phương pháp tác động nhiệt độ lên vật chất nhằm làm thay đổi vị cấu trúc chất rắn , đôi khi tác động làm thay đổi thành phần hóa học , đặc tính của vật liệu . Chủ yếu của ứng dụng nhiệt luyện là thuộc về ngành luyện kim . Nhiệt luyện cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau , ví dụ như ngành sản xuất thủy tinh . Quá trình nhiệt luyện bao gồm sự nung nóng hoặc làm nguội với mức độ chênh lệch đáng kể , hoặc xử lý nhiệt theo một thời gian biểu nhằm mục đích làm mềm hay làm cứng vật liệu , cũng như tạo ra sự cứng hay mềm khác nhau trên củng một vật liệu , ví dụ như tôi bề mặt , vật liệu chí cứng ở bề mặt ( chống mài mòn ) nhưng lại dẻo dai ở phần bên trong chịu va đập cũng như chịu uốn rất tốt ) . Nhiệt luyện đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và có kiểm soát thời gian và tốc độ trao đổi nhiệt trên vật liệu . Nhiều quốc gia tiên tiến chưa công bố và bí mật một số công nghệ nhiệt luyện -
- yếu tố tạo ra một vật liệu có giá thành hạ nhưng tính năng sử dụng rất cao . Ví dụ , với một chi tiết trục động cơ , người ta sử dụng vật liệu thép hợp kim thấp ( giá thành rẻ ) . sau công đoạn nhiệt luyện ram , thâm vật liệu có bề mặt cứng chịu được bài mòn cao , nhưng thân trục lại chịu được chân động và chịu tốn khá lớn . chi tiết được bán với giá rất cao . Bản chất của nhiệt luyện kim loại là làm thay đổi tính chất thông qua biến đổi tổ chức của vật liệu . Một quy trình nhiệt luyện bao gồm 3 giai đoạn : Nung , giữ nhiệt , làm nguội . Khi nung , tổ chức vật liệu sẽ thay đổi theo nhiệt độ , tuỳ thời điểm nâng , hạ nhiệt với các tốc độ khác nhau mà nhiệt luyện với các phương pháp khác nhau sẽ cho ra tính chất vật liệu mong muốn . Để làm thay đổi mạnh hơn nữa các tính chất của kim loại và hợp kim , người ta còn kết hợp đồng thời các tác dụng của biến đang deo và nhiệt luyện hay tác dụng hoá học và nhiệt luyện . Như vậy Nhiệt luyện nói chung ) bao gồm ba loại : Nhiệt luyện đơn giản . Cơ nhiệt luyện . Hoả nhiệt luyện. Một số phương pháp nhiệt luyện : Tôi bề mặt: Thực hiện tôi trên bề mặt chi tiết hợp kim, thường sử dụng các lò tần số để chỉ nung phần mặt ngoài của chi tiết. Sản Phẩm Mặt bích được tôi bề mặt để đảm bảo độ cứng bề mặt cao (để chống mài mòn), nhưng phần bên trong nó lại dẻo. Ram: Ram là quá trình nhiệt luyện gồm nung kim loại đã được tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chuyển biến pha, đưa hợp kim về trạng thái cân bằng, do đó mà tổ chức không ổn định khi tôi sẽ được phân huỷ thành tổ chức ổn định hơn. Chương 5: Kết Luận Mặt bích có ren trong là sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao, về đường kính ngoài, đường kính trong, độ dày, và tâm lỗ bulong, sản phẩm bặt bích thường là hình khối, hình tròn hoặc hình vuông, trong lòng mặt bích được tiện ren, tện phẳng, công dụng mặt bích dùng để hàn ,hoặc đấu nối bằng ren bắt trực tiếp với hệ thống đường ống bằng các bulong liên kết , ở giữ 2 mặt bích thường được làm kín bằng một vòng đệm có thể là cao
- su, amiang, hay loại vật liệu khác mục đích nhằm liên kết hệ thống đường ống gắn kết với nhau một cách thông suốt không bị dò rỉ . Sản phẩm mặt bích có ren trong rất quan trọng trong nghành công nghiệp cơ khí, nó giúp liên kết các đường ống mà chúng ta không thể hàn được, thuận tiện cho công việc tháo lắp.Tóm lại : Ưu điểm : -Giá thành rẻ,ít nhiên liệu -Là sản phẩm có độ chính xác cao -Dùng để liên kết các đường ống với nhau 1 cách thông suốt các đường ống mà trong môi trường dễ cháy nổ làm ta không hàn được. Nhược điểm : Ứng suất tập trung ở các mối ren lớn làm cho độ bền sản kém, Trong thời gian dài các mối ren có thể bị hỏng và gây rò rỉ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế máy
72 p | 1929 | 803
-
Giáo trình Hệ thống khí nén thủy lực - ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
137 p | 1720 | 589
-
Bài tập dài môn kĩ thuật chiếu sáng
17 p | 1012 | 412
-
BÀI TẬP DÀI MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
14 p | 1128 | 369
-
BÀI TẬP MÔN MẠCH ĐIỆN TỬ
158 p | 785 | 213
-
Bài giảng lý thuyết cơ sở thiết kế máy
132 p | 351 | 145
-
Bài giảng môn Kỹ thuật điện tử - Mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng BJT
18 p | 509 | 116
-
Bài Giảng Môn Học Vật Liệu Điện - TỔN HAO ĐIỆN MÔI
7 p | 475 | 98
-
Bài tập môn học kỹ thuật truyền dẫn
27 p | 315 | 69
-
Bài giảng Nhập môn Kỹ thuật cơ khí: Chương 7 - PGS.TS. Bùi Ngọc Tuyên
34 p | 15 | 7
-
Hướng dẫn giải bài tập Chi tiết máy: Phần 2
68 p | 13 | 5
-
Đề thi cuối học kỳ II năm 2019-2020 môn Cơ khí đại cương (Mã đề 01) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học phần Cơ khí ứng dụng năm 2021-2022 - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
3 p | 11 | 3
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2019-2020 môn Cơ khí đại cương - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
3 p | 54 | 3
-
Bài tập dài môn Ngắn mạch (SV. Bùi Đình Bình)
17 p | 44 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ 2 môn Cơ khí đại cương có đáp án
5 p | 41 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Cơ khí đại cương năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn