intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực Giáo dục mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

312
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu về quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 4–5 tuổi ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực Giáo dục mầm non

  1. Họ và tên : ĐỒNG THỊ HỒNG NHUNG (30/08/1996) Lớp : LTĐH­K5 Trung Tâm GDTX Trần Phú BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  GIÁO DỤC MẦM NON Câu hỏi : Xây dựng đề  cương nghiên cứu của một đề  tài (tự  lựa chọn )  thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non Trả lời ĐỀ  TÀI: QUY TRÌNH TỔ  CHỨC PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO  QUÁ   TRÌNH   PHÁT   TRIỂN   GIÁC   QUAN   CHO   TRẺ  4  –  5  TUỔI   Ở  TRƯỜNG MẦM NON PHẦN MỞ ĐÀU 1.Lý do chọn đề tài   Giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân  cách của trẻ. Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ,  bí  ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ  thơ.  Vì thế  trẻ  tò mò muốn biết, khát  khao được khám phá, tìm hiểu về  chúng. Một trong những hình thức đáp  ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là thông qua các giác quan. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển   giác quan cho trẻ 4 ­ 5 tuổi ở Trường mầm non. Góp phần tích cực và quan  trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay. 3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
  2. Quy trình tổ  chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác   quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Nếu trong quá trình giáo dục trí tuệ  cho trẻ, giáo viên biết cách vận dụng   phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí phù hợp với quy trình  phát triển sinh lí của trẻ thì sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan, từ đó nâng   cao chất lượng nuôi dưỡng ­ chăm sóc ­ giáo dục trẻ ở Trường Mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp Montessori và quá trình phát   triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực trạng và quá trình phát triển giác quan cho trẻ  4­5 tuổi  ở Trường mầm non. 5.3. Tổ chức thử nghiệm quy trình tổ  chức phương pháp Montessori nhằm   phát triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Trong đề  tài này, chúng tôi nhằm phát triển giác quan cho trẻ  tập trung  nghiên cứu về phương pháp Montessori 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Đề  tài được thực hiện nghiên cứu trên  20  trẻ  4­5  tuổi và 20 giáo viên  ở  Trường Mầm non Họa Mi – Nghĩa Hưng – Nam Định. 6.3. Giới thiệu về thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
  3. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát  hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát : ­Mục đích: Quan sát mức độ biểu hiện giác quan của trẻ trong các tiết học,   trong sinh hoạt hằng ngày và quan sát cách thức giáo viên tổ chức các hoạt  động cho trẻ. ­Biện pháp: Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và tham gia các hoạt động  của trẻ cùng giáo viên ở Trường mầm non  7.2.2 Phương pháp đàm thoại ­Mục   đích:   Trao   đổi   với   giáo   viên   về   việc   vận   dụng   phương   pháp  Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ  4­5 tuổi ở Trường mầm non.Trò chuyện  với trẻ  4­5  tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày để  tìm hiểu mức độ  nhận thức và sự phát triển giác quan của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố  ảnh hưởng đến quá trình phát triển giác quan của trẻ. ­Biện pháp: Để  thực hiện được điều đó, chúng tôi đã đàm thoại, trao đổi  với nhà quản lý, giáo viên, phụ  huynh và trẻ  trong các hoạt động giúp trẻ  phát triển giác quan. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ­ Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về  thực trạng sử  dụng phương   pháp Montessori của giáo viên, thực trạng phát triển giác quan của trẻ   ở  Trường mầm non. ­Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra   và tiến hành trên đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
  4. ­Mục đích: Nhằm thu thập kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn  để đưa ra kết luận chính xác hơn và khoa học hơn. ­Biện pháp: Dự giờ, trao đổi với các giáo viên. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ­Mục đích: Đánh giá khả năng phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. ­Biện pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích  kết quả thử nghiệm. 7.2.6. Phương pháp thử nghiệm sư phạm ­   Mục   đích:   Thử   nghiệm   quy  trình   tổ   chức   nhằm   minh  chứng   cho  giả  thuyết đưa ra ban đầu. ­ Biện pháp: Thử  nghiệm sư  phạm để  áp dụng cách thức và quy trình tổ  chức   phương   pháp   Montessori   nhằm   đánh   giá   hiệu   quả   thực   tiễn   của  phương pháp với quá trình phát triển giác quan của trẻ   4­5 tuổi  ở Trường  mầm non. 7.3. Phương pháp toán học thống kê ­ Mục đích: Vận dụng toán thống kê xử lý số liệu kết quả thu được từ kết  quả  trên, từ  đó đưa ra kết quả  xác thực của việc vận dụng phương pháp  Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ  4­5  tuổi  ở  Trường  mầm non. ­ Biện pháp: Sử  dụng một số  công thức toán học để  xử  lý những số  liệu   thu được từ khảo sát thực trạng và thử nghiệm sư phạm. CHƯƠNG  1   :NHỮNG   LÝ   LUẬN   CƠ   BẢN   VỀ   PHƯƠNG   PHÁP  MONTESSORI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CỦA TRẺ 4­ 5 TUỔI 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
  5.     Đưa ra các tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu,...có liên quan đến đề  tài của mình và cho thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề  của mình. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Lý luận chung về phương pháp Montessori 1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 1.2.1.2. Khái niệm phương pháp Montessori 1.2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp Montessori 1.2.1.4. Đặc điểm của phương pháp Montessori *Đặc điểm thứ  nhất: Trẻ  trong lớp học Montessori học thông qua sự  trải  nghiệm các giác quan. *Đặc điểm thứ hai: Phương pháp giáo dục Montessori luôn đề  cao nét tính  cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ. *Đặc điểm thứ ba: Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp  học có sự trộn lẫn lứa tuổi. Ví dụ: Khi nhìn thấy đứa trẻ nhỏ tuổi hơn khóc đòi mẹ, đứa trẻ lớn hơn sẽ  đến lau nước mắt và dỗ  đứa bé kia rằng: “Em  ơi, em đừng khóc, lúc tan   học mẹ sẽ đến đón em mà”.  1.2.1.5. Các yếu tố xây dựng phương pháp giáo dục Montessori Trên cơ  sở  nghiên cứu đặc điểm của phương pháp Montessori chúng tôi  thấy rằng phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố  xây dựng  trọng tâm: *Thứ nhất: Môi trường giáo dục. *Thứ hai: Vai trò của giáo viên Montessori. 1.2.1.6. Các nguyên tắc giáo dục của Montessori 1.2.1.6.1. Phát hiện và tận dụng tiềm lực của trẻ 1.2.1.6.2. Cha mẹ cần trở thành nhà giáo dục thông thái
  6. 1.2.1.6.3. Tôn trọng tính cách của trẻ 1.2.1.6.4. Tạo cho trẻ một môi trường thích hợp 1.2.1.6.5. Học cách quan sát trẻ 1.2.1.6.6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ 1.2.1.6.7. Không có độc lập sẽ không có tự do 1.2.1.6.8. Tin tưởng vào tự giáo dục ở trẻ 1.2.1.6.9.Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ 1.2.1.6.10. Không nên sợ trùng lặp 1.2.1.6.11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt 1.2.1.6.12. Giáo dục là không chờ đợi 1.2.1.7. So sánh phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo  dục Montessori PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ­ Tập trung vào sự phát triển nhận thức ­ Tập trung vào sự phát triển xã  hội ­ Chủ yếu dạy và hướng dẫn từng cá nhân ­  Chủ   yếu dạy  và hướng dẫn  cho cả nhóm (lớp) ­ Lớp học có nhiều độ tuổi khác nhau     ­ Lớp học cùng độ tuổi ­ Trẻ em làm việc theo tốc độ từng cá nhân ­ Nhóm ( lớp) học theo tốc độ  giảng dạy ­ Trẻ em được khuyến khích để cộng tác, ­   Hầu   hết   các   giáo   viên   thực  hiện, sự hợp dạy học và giúp đỡ nhau tác không được đề cao
  7. ­ Giáo viên giữ vị trí cao nhưng không quá ­ Giáo viên có vai trò trọng tâm  trong lớp phô trương, từng cá nhân trẻ em  là một  học, trẻ em là người tham gia thụ động người  tham  gia  tích  cực,  là  trung  tâm trong học tập. ­ Môi trường và phương pháp giảng dạy sẽ ­ Giáo viên thực hiện kỷ  luật với mỗi trẻ khuyến khích cá nhân tự kỷ luật vi phạm 1.2.1.8. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình giáo dục trẻ  Mầm non Montessori. Montessori còn giáo dục về tính cách, tính nhân văn,  hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ khi trưởng thành. 1.2.1.9. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình phát triển giác  quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường Mầm non * Thị giác Montessori đã sáng tạo ra các bộ  giáo cụ  nhằm giúp cho trẻ  phát triển thị  giác: Phân biệt to ­ nhỏ, dài ­ ngắn; nhận biết hình dáng; nhận biết hình   khối; nhận biết màu sắc vừa đẹp, vừa hữu dụng, phù hợp với từng lứa tuổi   giúp trẻ phát huy được sự tìm tòi, sáng tạo.  *Thính giác : Trẻ em mới sinh ra đã có thể nghe thấy âm thanh, chúng sẽ  phản ứng khi nghe thấy âm thanh mới.  * Xúc giác Khi trẻ tham gia luyện tập xúc giác theo phương pháp Montessori thì trẻ có  thể  xoa, vuốt, cầm, nắm,…các vật để  cảm nhận được vật đó nhẵn mịn  hay thô ráp, vật nào nóng vật nào lạnh, vật nào nặng hơn vật nào nhẹ hơn, …Những điều này giúp xúc giác của trẻ phát triển tốt hơn . * Vị giác
  8. Trẻ nhỏ  rất thích vị ngọt hơn vị chua, vị đắng và vị  mặn, để  giúp trẻ  phát   triển vị giác  * Khứu giác  Chúng ta phải coi trọng khứu giác ngay từ trong suy nghĩ của bản thân, bất   cứ nói đâu, bất cứ vật gì. ...... 1.2.2. Giác quan và đặc điểm phát triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường  mầm non 1.2.2.1. Một số khái niệm về giác quan * Thị giác Thị  giác là khả  năng nhận và diễn giải thông tin từ  ánh sáng đi vào mắt.   Thông qua thị  giác giúp trẻ  hiểu về  hình dáng, hình khối, màu sắc, phân   biệt to ­ nhỏ, dài ­ ngắn,…của sự vật hiện tượng xung quanh trẻ [13]. Ví dụ: Luyện tập thị giác bằng cách nhìn hình dáng của các vật như: hình   vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật * Thính giác Thính giác là khả năng nghe và tiếp thu âm thanh từ bên ngoài vào tai.  Ví dụ: Thông qua trò chơi “Nghe âm thanh, đoán tên đồ  vật”. Khi tham gia   vào trò chơi này, trẻ sẽ chú ý lắng nghe âm thanh phát ra và đoán xem đó là  đồ vật gì. Trò chơi này sẽ kích thích sự tò mò, phán đoán, khám phá ở trẻ. * Xúc giác Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (tay,  chân).  * Vị giác Vị giác là khả năng phát hiện mùi vị của các chất xung quanh trẻ. Khi mới   sinh ra, trẻ đã có thể phản ứng với các mùi vị.  * Khứu giác
  9. Khứu giác là giác quan có tác dụng cảm nhận mùi. Đây là giác quan phát  triển sớm nhất ở trẻ 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi ở Trường Mầm non Ở  lứa tuổi này, trẻ  muốn sờ, nếm, ngửi, nghe, thử  tất cả  mọi thứ  xung   quanh. Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành.   Trẻ học từ các * Thị giác Lúc trẻ 4 tuổi, bộ  não của bé đã trưởng thành nhanh chóng với rất nhiều   đường dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh.  * Thính giác Lúc mới sinh, thính giác của trẻ cũng đã hoạt động rất tốt. Trẻ có thể nghe  được  các  âm  thanh  ngay  từ   trong  bụng mẹ.  Vì  thế   mà bố   hay mẹ   nói  chuyện với trẻ, hay cho nghe nhạc khi trẻ còn là bào thai trẻ đều cảm nhận   được.  *Vị giác và khứu giác Khi vừa mới sinh ra, trẻ đã thích mùi của mẹ mình hơn bất kì mùi vị nào TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Phát triển giác quan cho trẻ là một lĩnh vực không thể thiếu trong công tác  dạy học mầm non.  Với mục tiêu giáo dục Mầm non hiện nay là giúp trẻ  phát triển một cách  toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể lực, tình cảm ­  xã hội. Khi vận dụng phương pháp Montessori sẽ  giúp trẻ  phát huy khả  năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá. Chính vì vậy, phần cơ  sở  lý luận trên là  điều kiện, cơ sở để  cho chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá  và tìm hiểu thực trạng của đề tài nghiên cứu Chương 2
  10. CƠ   SỞ   THỰC   TIỄN   CỦA   VIỆC   VẬN   DỤNG   PHƯƠNG   PHÁP  MONTESSORI   NHẰM   PHÁT   TRIỂN   GIÁC   QUAN   CHO   TRẺ   Ở  TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu ­ Thuận lợi : ­ Khó khăn: ­ Quy mô trường lớp:  ­ Chất lượng : ­ Các điều kiện: ­ Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường   2.2. Tổ  chức và phương pháp nghiên cứu việc vận dụng phương pháp  Montessoi vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ  4­5  tuổi  ở  Trường  Mầm non 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát *Đối tượng khảo sát: ­ Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên đang trực tiếp công tác và giảng  dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai – Nghĩa Hưng – Nam Định ­ 20 trẻ  trong độ  tuổi 4­5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Mai. Trẻ có sức  khỏe tốt, điều kiện chăm sóc, giáo dục tương đương nhau. *Thời gian khảo sát: Thực trạng được tiến hành khảo sát từ tháng 12/2020 ­  05/2021. 2.2.3. Phạm vi khảo sát ­ Khảo sát tại Trường Mầm non Họa Mi – Nghĩa Hưng – Nam Định. 2.2.4. Nội dung khảo sát
  11. ­ Khảo sát nhận thức về vài trò của phương pháp Montessori cũng như mức   độ sử  dụng, cách thức vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển  các giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. ­ Khảo sát mức độ phát triển các giác quan của trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm  non. 2.2.5. Phương pháp khảo sát  ­Phương pháp quan sát:  + Quan sát trẻ: Quan sát các biểu hiện về  hành động, thao tác và tìm cách  giải quyết nhiệm vụ.  + Quan sát cô đứng lớp : ­Phương pháp đàm thoại: Thực hiện trên cô và trẻ. ­Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến của 20 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Mầm non Họa Mi  ­Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: + Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên. + Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. + Kế hoạch tuần, tháng, năm của cô dạy lớp mẫu giáo 4­5 tuổi. + Nhật kí theo dõi trẻ của cô đứng lớp. ­Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê  toán học để xử lí các số liệu thu thập được. 2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá sự phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi 2.3.1. Các tiêu chí ­ Tiêu chí 1: Khả năng phát triển thị giác của trẻ. ­Tiêu chí 2: Khả năng phát triển thính giác của trẻ. ­Tiêu chí 3: Khả năng phát triển xúc giác của trẻ.
  12. ­Tiêu chí 4: Khả năng phát triển vị giác của trẻ. ­Tiêu chí 5: Khả năng phát triển khứu giác của trẻ. 2.3.2. Thang đánh giá 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng ­ Đưa ra những số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra và phân tích, nêu   rõ đặc điểm tình hình thực tiễn giáo dục liên quan đến nội dung nghiên   cứu.  ­ Phân tích và nhận xét những số liệu cũng như  tình hình đã khảo sát trên   trẻ như :  2.4.1. Mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp Montessori 2.4.2. Mức độ sử dụng các phương pháp để phát triển giác quan cho trẻ  2.4.3. Mức độ  vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển   giác quan cho trẻ 2.4.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển giác quan cho  trẻ 4­5 tuổi. 2.4.5. Giác quan được giáo viên chú trọng nhiều nhất khi dạy trẻ  2.4.6. Các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ 2.4.7. Hình thức tổ chức các hoạt động phát triển giác quan cho  2.4.8. Đánh giá của giáo viên về  mức độ  phát triển giác quan của trẻ   4­5  tuổi TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương này, chúng tôi đã tập trung tìm hiểu thực trạng dạy học và   đánh giá mức độ phát triển giác quan của trẻ ở Trường Mầm non  Họa Mi.  Mục đích là tìm hiểu mức độ  phát triển giác quan của trẻ  khi vận dụng   phương pháp Montessori vào trong dạy học như thế nào. Ở cơ sở lý luận chúng ta biết được khi vận dụng phương pháp Montessori  vào dạy học thì nó tạo ra nhiều cơ hội để giúp giác quan của trẻ phát triển,  
  13. mà giác quan lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.  Chính vì vậy chúng tôi đã bắt tay vào việc xây dựng quy trình vận dụng   phương   pháp   Montessori   vào   quá   trình   phát   triển   giác   quan   cho   trẻ   ở  Trường mầm non và tiến hành dạy thử  nghiệm để  đánh giá mức độ  phát  triển giác quan cho trẻ. Chương 3 QUY   TRÌNH   TỔ   CHỨC   PHƯƠNG   PHÁP   MONTESSORI  VÀ   BƯỚC  ĐẦU THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác   quan cho trẻ 3.1.1. Cơ  sở  định hướng cho việc xây dựng và lựa chọn các nội dung để  dạy theo phương pháp Montessori ­Dựa vào đặc điểm phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi. ­Dựa vào cơ  sở  lý luận của phương pháp Montessori trong quá trình phát  triển giác quan cho trẻ: Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, vai trò của phương  pháp Montessori đối với sự phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi ở Trường Mầm  non. ­ Dựa vào kết quả điều tra phân tích thực trạng của việc vận dụng phương   pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ  ở Trường Mầm   non Hoa Mai – Nghĩa Hưng – Nam Định. ­Cơ sở quan trọng nhất là xuất phát từ quan điểm và mục tiêu giáo dục của  bậc học mầm non theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức  tổ chức,chăm sóc giáo dục trẻ ở nước ta hiện nay. 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn các nội dung để vận dụng phương   pháp Montessori 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính quy trình
  14. 3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, hiệu quả và đảm bảo an toàn 3.1.3. Quy trình vận dụng phương pháp Montessori Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài Bước 2: Cô giáo hướng dẫn hoạt động  Bước 3: Trẻ thực hiện Bước 4: Đánh giá, nhận xét 3.1.4. Thiết kế các bài tập phát triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi 3.1.4.1. Bài tập phát triển thị giác Bài tập 1: Xếp tháp 1)Mục đích thực hiện: +Phát triển khả năng phân biệt thị giác với với các đồ vật to, nhỏ. + Bồi dưỡng cho trẻ  sự  tập trung, ý thức có trật tự  và khả  năng phối hợp  tay mắt. 2) Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị: 10 cái hình hộp có các kích cỡ to nhỏ khác nhau, tấm thảm. 3) Quá trình thực hiện: +  Đàm thoại, trò chuyện với trẻ  về  các hình khối: khối vuông, khối chữ  nhật, khối trụ, khối cầu,… + Nói với trẻ: Hôm nay cô và các con sử  dụng các khối vuông để  chơi trò  xếp tháp nhé. + Cô giáo lần lượt đặt 10 hình hộp lên trên thảm (mỗi lần chỉ đặt một cái). + Nhìn chăm chú vào những hình hộp đó, tìm ra cái hình hộp to nhất, đặt lên   trên thảm gần chỗ trẻ ngồi.
  15. + Sau khi cô hướng dẫn xong thì trẻ  sẽ  thực hiện bài tập và cất đồ  dùng   ngăn nắp. Bài tập 2. Hình hình khối 1)Mục đích thực hiện: + Bồi dưỡng cho trẻ khả năng cảm nhận đối với các hình khối khác nhau. + Bồi dưỡng cho trẻ về sự tập trung, ý thức có trật tự, khả năng phối hợp  tay mắt và tính độc lập. + Trẻ  có thể  nhận thức được các hình dạng giống và khác nhau, phù hợp   với nhu cầu phát triển về ý thức có trật tự của trẻ. 2) Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị: Một số  miếng gỗ hình khối thường gặp như: hình lập phương,  hình chữ nhật, hình cầu, hình nón, hình trụ, hình chóp, hình tam giác. 3) Quá trình thực hiện: + Cô cho trẻ tự quan sát, chơi với các miếng gỗ hình khối. + Cô cho trẻ dùng tay để sờ, quan sát để  đưa ra nhận xét về  các hình khối  ( hình khối nào chuyển động được, hình khối nào không). +  Cô hỏi trẻ  lần lượt các hình khối: “Đây là….”, “Chỉ  ….cho cô xem”,   “Hãy nói cho cô biết đây là cái gì?”. +  Cô yêu cầu trẻ  bỏ  các miếng gỗ  vào trong một cái túi kín, thò tay vào  cảm nhận hình dáng của các miếng gỗ và nói hình dạng của các miếng gỗ  đó. Bài tập 3. Nhận biết màu sắc 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ gọi đúng tên, phân biệt được các màu: màu đỏ, màu xanh, màu vàng, …
  16. + Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng theo yêu cầu của cô. + Rèn luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định thông qua các màu sắc cho trẻ. 2) Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị: + Các thẻ màu khác nhau cho trẻ: màu vàng, màu đỏ,màu xanh lá cây, màu xanh nước biển, màu tím, màu hồng. + Rổ đựng các thẻ màu. 3) Quy trình thực hiện: + Cô nói với trẻ: “Hôm nay cô sẽ  hướng dẫn cho các con một hoạt động  rất thú vị về các thẻ màu sắc nhé?” + Cô hỏi trẻ về các màu cô có ở trên bàn: “Đây là thẻ màu gì?”, “Còn đây”, + Cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng và đưa ra các câu hỏi để trẻ trả lời  và ghi nhớ màu sắc. 3.1.4.2. Bài tập phát triển thính giác Bài tập 4: Nghe âm thanh, đoán tên đồ vật 1)Mục đích thực hiện: + Nhận biết âm thanh từ thiên nhiên, âm thanh nhân đạo và các đồ vật trong   cuộc sống. + Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung lắng nghe để phân biệt các âm thanh khác   nhau từ các đồ vật. + Phát triển khả năng quan sát và tư duy. + Trẻ biết giữ gìn các đồ vật, đồ chơi xung quanh mình. +  Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị: Một số  đồ  vật phát ra âm thanh như:  Giấy, hộp nhựa, khối gỗ, bao ni lông, lục lạc,… + Một số âm thanh nhân tạo: tiếng sấm, tiếng nước chảy,…. 3) Quy trình thực hiện:
  17. + Cô đàm thoại với trẻ về một số âm thanh trong cuộc sống và làm thế nào  để biết có âm thanh. +  Cô yêu cầu trẻ  nhắm mắt lại và cô sẽ  làm cho các đồ  vật phát ra âm   thanh. Sau đó trẻ sẽ đoán tên đồ vật đó. Bài tập 5. Làm thế nào để biết được có âm thanh? 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ biết dùng tai để lắng nghe âm thanh xung quanh. + Biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh. + Trẻ biết phối hợp với cô, trả lời và thực hiện theo yêu cầu của cô đưa ra. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: giáo án điện tử, bàn ghế và lục lạc. 3) Quá trình thực hiện: + Cô sử  dụng lục lạc lắc mạnh và hỏi trẻ  xem có nghe thấy âm thanh gì  không. +Tiếp theo cô yêu cầu trẻ bịt tai lại và nhắm mắt và cô lại lắc lục lạc. Sau   đó cô hỏi trẻ  xem có nghe được âm thanh gì không. Vì sao lại không nghe  thấy. + Cô yêu cầu trẻ đưa ra nhận xét: chúng ta nghe được âm thanh là nhờ gì? Bài tập 6. Phân biệt âm thanh 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ  biết  phân biệt   được các  âm thanh khác nhau, mức  độ   âm thanh,  cường độ âm thanh. + Giáo dục trẻ biết lắng nghe các âm thanh trong cuộc sống. 2) Điều kiện thực hiện:
  18. + Nhạc các bài hát thiếu nhi, tiếng mẹ ru em ngủ, đàn ghita,… Các đồ dùng  phát ra âm thanh. 3) Quá trình thực hiện: +  Cho trẻ  lắng nghe các âm thanh khác nhau như: Tiếng mẹ  ru em ngủ,  tiếng đàn, tiếng hát,…. + Cho trẻ nghe cùng một loại âm thanh nhưng thay đổi khoảng cách, vị  trí   của trẻ đối với đồ vật phát ra âm thanh đó. +Sau khi cho trẻ nghe xong thì hỏi trẻ xem các con có cảm giác gì sau khi  nghe những âm thanh đó. 3.1.4.3. Bài tập phát triển xúc giác Bài tập7. Ngón tay của tôi 1)Mục đích thực hiện: + Bồi dưỡng cho trẻ  sự  tập trung, khả  năng phối hợp tay mắt, ý thức có   trật tự và khả năng độc lập. + Phát triển độ nhanh nhạy về xúc giác của trẻ. + Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, cơ thể khỏe mạnh. 2) Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị: Một tấm gỗ phẵng to, 5 miếng giấy nhám có độ mịn khác nhau nhưng kích cỡ  bằng nhau. Sau đó cô giáo sẽ  dán các miếng giấy nhám lên  trên miếng gỗ  theo thứ tự từ mịn đến ráp, từ  trên xuống dưới với khoảng  cách đều nhau. 3) Quy trình thực hiện: + Cô đưa bộ đồ dùng ra và giới thiệu cho trẻ. + Sau đó, cô sẽ  lần lượt dùng đầu ngón tay sờ  từng miếng giấy nhám từ  trên xuống dưới. Vừa sờ vừa nói: “Ráp, hơi ráp, ráp hơn, càng ráp hơn, ráp  nhất”.
  19. + Sau đó cô sẽ cho trẻ thực hiện bài tập, vừa sờ vừa hỏi trẻ. Bài tập 8. Cảm giác nóng ­ lạnh của nước 1)Mục đích thực hiện + Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung, khả năng quan sát, phán đoán. + Trẻ phân biệt được đâu là nước nóng, đâu là nước lạnh. + Tạo cho trẻ niềm thích thú và thực hiện công việc của mình đến cùng. + Trẻ biết được lợi ích của nước, biết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch. 2) Điều kiện thực hiện: +  Chuẩn bị: 4 chậu nước sạch: nước lạnh, nước mát, nước  ấm, nước  nóng; khăn lau tay. 3) Quá trình thực hiện: + Cô khơi gợi sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động. + Sau đó cô sẽ  giới thiệu cho trẻ biết về nước  ở trong mỗi chậu và dùng  tay để cảm nhận nhiệt độ nước ở trong các chậu. + Tiếp theo, cô yêu cầu trẻ dùng tay để cảm nhận nhiệt độ nước trong mỗi chậu. Bài tập 9. Cảm giác về trọng lượng 1)Mục đích thực hiện: + Gợi ý, giúp trẻ cảm giác và nhận biết về trọng lượng. + Bồi dưỡng sự tập trung cho trẻ, khả năng phối hợp, ý thức có trật tự và  khả năng độc lập của trẻ. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: 8 lọ đựng thuốc không nhìn rõ bên trong, trong đó có 2 lọ đựng đầy bông vải, 2 lọ  đựng đầy hạt dưa, 2 lọ  đựng đầy gạo, 2 lọ  đựng đầy   cát và một cái giỏ đựng 8 lọ.
  20. 3) Quá trình thực hiện: + Tạo hứng thú với trẻ  vào hoạt động: “Hôm nay cô muốn ghép các lọ  thuốc thành đôi theo trọng lượng”. + Cô yêu cầu trẻ  bỏ 8 lọ  thuốc từ trong giỏ ra ngoài, mỗi lần lấy một lọ,  đặt vào bên phải của cái giỏ. + Yêu cầu trẻ nêu lên nhận xét về trọng lượng trong mỗi lọ thuốc. + Miệng. 3.1.4.4. Bài tập phát triển vị giác Bài tập 10. Nếm hoa quả 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ biết được tên gọi, hình dạng, màu sắc, mùi vị  của một số  hoa quả:   quả táo, dưa hấu, quả cam, quả xoài, thanh long,… + Bồi đắp, phát triển vị giác cho trẻ thông qua mùi vị của các loại quả. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: hai đĩa hoa quả  được cắt miếng nhỏ  có vị  chua và ngọt như  dưa hấu, xoài, thanh long, dứa, cam….; thìa. 3) Quy trình thực hiện: + Cô cùng trẻ ngồi vào bàn, mỗi người cầm một cái thìa. +  Cô dùng thìa lấy một miếng dưa hấu bỏ  vào miệng vừa nhai vừa nói:  “Ngọt quá, thật là ngon”. + Sau đó, cô giúp trẻ  lấy một miếng hoa quả như  vậy, cho vào miệng và  hỏi trẻ: “Có ngọt không?”. + Cô cùng trẻ nếm hoa quả ở dĩa còn lại. Vừa nếm vừa hỏi trẻ để trẻ biết   hoa quả đó có vị chua hay ngọt. + Sau đó cho trẻ  tự  chọn hoa quả  trong đĩa và nói loại nào ngọt, loài nào   chua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2