intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Nêu ý kiến cá nhân về quan điểm quyền lực và tiền tệ

Chia sẻ: Nguyen Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền tệ và quyền lực vốn là đôi bạn đồng hành từ thủa loài người sáng tạo ra tiền, ngay từ khi ra đời Tiền tệ và quyền lực đã tạo nên "Cặp đôi hoàn hảo", sự kết hợp tiền - quyền tạo nên các vòng xoắn trong bản đồ gen xã hội loài người để rồi càng ngày càng khó giải mã. Để biết rõ hơn về vấn đề tiền tệ và quyền lực, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Nêu ý kiến cá nhân về quan điểm quyền lực và tiền tệ

  1. BÀI TẬP NÊU Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ  QUAN ĐIỂM QUYỀN LỰC VÀ TIỀN  TỆ Họ và tên:  Mã sinh viên: Hà Nội 2017.
  2. I. Đặt vấn đề: Tiền tệ và quyền lực vốn là đôi bạn đồng hành từ thủa loài người sáng tạo ra  tiền, ngay từ khi ra đời Tiền tệ và quyền lực đã tạo nên “Cặp đôi hoàn hảo”, sự  kết hợp tiền – quyền tạo nên các vòng xoắn trong bản đồ gen xã hội loài người  để rồi càng ngày càng khó giải mã. Ngày nay vẫn có người nêu câu hỏi “tiền đẻ ra quyền hay quyền đẻ ra tiền”?  Một câu trả lời thỏa mãn mọi quan điểm, mọi góc nhìn dường như là không thể,  nó cũng giống như câu chuyện con gà­quả trứng. Ở các nước “đặc sệt” tư bản,  muốn nắm quyền, muốn trở thành thượng nghị sĩ hoặc tổng thống phải có thật  nhiều tiền. Mỗi cuộc vận động trước bầu cử tốn kém có khi lên đến cả tỷ đô la  và phần lớn số tiền đó đến từ các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.  Đổi lại các tập đoàn này sẽ hưởng lợi từ các chính sách mà người đắc cử mang  lại. Những người đắc cử thu lợi vật chất không nhiều mà chủ yếu là danh tiếng  và sự nghiệp chính trị. Còn ở một số nước, chẳng hạn ở Trung Quốc, bằng  quyền lực trong bộ máy lãnh đạo, Chu Vĩnh Khang đã vơ vét một khối tài sản có  giá trị lên đến 16 tỷ đô la, hay tướng Pongpat Chayapan,  Cục trưởng Cục Điều  tra Trung ương Thái Lan với khối tài sản bị tịch thu có thể chất đầy mấy chục  xe tải! Nếu chỉ nhìn vào một số ví dụ nêu trên thì có thể kết luận “quyền đẻ ra tiền”.  Nhưng ngược lại muốn có quyền thì phải mua, mua từ chức trưởng thôn trở lên.  Chẳng thế mà một cựu tướng lĩnh Trung Quốc đã chở cả một xe vàng đi hối lộ  cấp trên, mà nếu đã thế thì lại là “tiền đẻ ra quyền”. Vì vậy trước hết chúng ta phải hiểu rõ thế nào là quyền lực? thế nào là tiền tệ? II. Nội dung chính 1. Quyền lực:  Khái niệm: quyền lực được hiểu là khả năng ( năng lực) của người lãnh đạo  tác động lên người khác theo những cách khác nhau. Quyền lực là một phạm trù xã hội tạo nên bởi quyền và lực. Quyền là một phạm trù xã hội mà ở dó người ta ý thức ra việc một nhu cầu  nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác.
  3. Lực là một thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể  hiện ra, được bộc lộ ra trong sự tương tác với cái khác ở khả năng gây ra sự  biến đổi hoặc giữ cho sự vật không đổi. Những yếu tố nào tạo ra quan hệ quyền lực xã hội?, khi các cá nhân hoàn  toàn xa lạ lần đầu tương tác với nhau thì quan hệ đó chưa có quan hệ quyền  lực. Khi quan hệ xã hội giữa các cá nhân này xác lập thì quan hệ quyền lực  mới xuất hiện. Theo quan điểm của Karl Marx (1818­1883) thì nguồn gốc của  sự bất bình đẳng xã hội chính là việc sở hữu hay không sở hữu tư liệu sản  xuất. Chế độ sở hữu tư nhân là nguồn gốc tạo ra sự phân chia quyền lực  trong xã hội, mà ở đó người chiếm hữu tư liệu sản xuất là người có quyền  lực điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không có tư liệu sản xuất. Max  Weber cho rằng quyền lực không chỉ có nguồn gốc là kinh tế mà còn có từ  nhiều yếu tố phi kinh tế khác nữa (gia đình, học vấn, tôn giáo, uy tín,...).  Trong các dạng quyền lực xã hội, quyền lực quan trọng nhất là quyền lực  chính trị. Quyền lực chính trị thường được các cơ quan của chính phủ thực  hiện. Cơ sở hình thành quyền lực Do chức vụ, địa vị Do chuyên môn Do tố chất, quyền uy bẩm sinh Do hệ thống đem lại Tài liệu khác: Chức vụ, địa vị, vị trí công tác Mối quan hệ Chuyên môn/ quá trình công tác Do tố chất, quyền uy bẩm sinh
  4. Quyền lực mềm:  Quyền lực mềm (tiếng Anh: Soft Power) là một khái niệm do giáo sư  người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên  trong một quyển sách phát hành năm 1990, Bound to Lead: The Changing  Nature of American Power. Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được  những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người  khác làm theo những gì mình muốn. Một đặc điểm của quyền lực mềm là  không cưỡng bức, ép buộc. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực  cứng, mà dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế, quyền lực được thực  hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải,  kỷ luật…) và lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng  lương, thăng cấp). 2. Tiền tệ: Khái niệm: Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng  để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ  thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường  được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim  loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so  sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt  đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm  vi lãnh thổ rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho  chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý  hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm  cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và  ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế từ các  hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật  pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế  học, có một số khái niệm về tiền. Tiền mặt: là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại.
  5. Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng  thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt.  Chúng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Chuẩn tệ: là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn  như trái phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ. Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây: Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán) Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư) Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi) Trữ tiền (bảo toàn giá trị) Sưu tập tiền. Tổng số tiền trong lưu hành phản ánh sự phân chia của sản phẩm quốc gia:  Lượng tiền mà một người sở hữu tương ứng với lượng sản phẩm quốc gia mà  người đó có thể có khi tiêu dùng lượng tiền sở hữu. Chức năng của tiền:  ­ Là phương tiện thanh toán ­ Là đơn vị đo lường giá trị ­ Là đơn vị đo trọng lượng ­ Phương tiện tích lũy. 3. Quan điểm quyền lực và tiền tệ: Dưới góc độ biện chứng, “tinh thần là sản phẩm của vật chất phát triển cao”,  nói một cách dân dã thì vật chất là những gì thì có thể cầm, nắm, có thể  nhìn  thấy, ngửi thấy, còn tinh thần là sản phẩm vô hình không nhìn thấy bằng mắt,  không cảm nhận được bằng các giác quan. Nếu thế thì tiền là vật chất còn  quyền là tinh thần, và nếu thế thì “quyền là sản phẩm của tiền ở mức phát triển  cao” nghĩa là mệnh đề đúng phải là “tiền đẻ ra quyền”?. Vấn đề là sau khi “tiền  đẻ ra quyền” thì quyền có đẻ ra tiền hay không? Câu trả lời là có, và cũng theo  phép biện chứng, quá trình này luôn tuân thủ quy luật phát triển theo đường  xoắn ốc, nghĩa là sau mỗi chu kỳ thì lại đạt đến mức độ cao hơn, quyền to hơn  thì đẻ ra nhiều tiền hơn.  Những “học giả vĩ đại” trong lĩnh vực Tiền­Quyền không thể không biết  “Nghịch lý tiền­quyền”. Khái niệm “nghịch lý” có nét gì đó giống như “định lý”  trong Toán học, Vật lý…, nghĩa là muốn được công nhận thì phải chứng minh.
  6. Nghịch lý Tiền­Quyền phát biểu như sau: “ Với lượng tiền vô cùng lớn, nếu  phân phát mãi cuối cùng sẽ hết, với quyền lực vô cùng lớn, nếu đem phân phát  quyền sẽ tăng thêm”. Nghịch lý này còn được phát biểu dưới dạng rút gọn như  sau: “tiền đem bố thí sẽ cạn, quyền đem bố thí lại đầy”. Hiến pháp nhiều nước quy định quyền lực quốc gia thuộc về dân chúng nghĩa là  không có chuyện ban phát quyền lực cho dân, càng không thể cung phụng quyền  lực cho ngoại bang. Hiểu được điều đó thì vừa giữ được quyền lực, vừa giữ  được đất nước, ngược lại thì mất tất cả. Trên thế giới, những người giàu nhất không phải là những người nắm quyền  lực quốc gia mà là các nhà kinh doanh. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khá  nhiều người giàu, người nắm quyền lực hành pháp thường chỉ có con gái. Ở đây  không bàn đến chuyện trọng nam khinh nữ mà chỉ nêu một hiện tượng khó giải  thích, phải chăng tự nhiên đã vận hành quy luật bù trừ? Khổng Tử nói “luật của trời là lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, luật của người là lấy  chỗ thiếu bù chỗ thừa”, nếu quả như vậy thì vừa quyền lớn, vừa giàu có lại  vừa “có nếp, có tẻ” chưa chắc đã là phù hợp với luật trời. Câu nói “nhân định  thắng thiên” thường dễ ru ngủ người ta, giúp cho ai đó có đủ “dũng khí” làm  liều hơn là thuận theo lẽ tự nhiên. Chính vì thế mới có câu “đời cha ăn mặn, đời  con khát nước”, ăn mặn lại kèm theo ăn bẩn thì chắc chắn con cháu sẽ không  còn nước để mà uống. Không ít người xem điều đó là duy tâm, là cổ hủ không  hợp với xu thế hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2