Bài tập nhóm: Doanh nghiệp tư nhân
lượt xem 135
download
Đề tài doanh nghiệp tư nhân nhằm trình bày về tổng quan doanh nghiệp tư nhân, đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân. Quyền và nghãi vụ của doanh nghiệp tư nhân. Tạm ngưng hoạt động kinh doanh, cho thuê, bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp tư nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm: Doanh nghiệp tư nhân
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Trường Mở Tp.Hồ Chí Minh Khoa Đào Tạo Sau Đại Học TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH ĐỀ TÀI : GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẤN HVTH : NHÓM 5 HUỲNH CÔNG HẢI – MBAB110014 VŨ MINH ANH - MBAB110002 NGUYỄN TUẤN AN- MBAB11001 NGUYỄN NGỌC VƯỢNG-MBAB11058 Tp.Hồ Chí Minh ,Tháng 01 năm 2012 T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 1
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.............................................. 6 1.1 Khái niệm DNTN............................................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm chung ......................................................................................................... 6 1.1.2 Khái niệm về DNTN ................................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................... 6 1.2.1. Về địa vị pháp lý ........................................................................................................ 6 1.2.2 . DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ..................................... 7 1.2.3. M ổi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN .............................................................. 7 1.2.4. DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế, được quyền mở chi nhánh, VPĐD trong nước và ngoài nước, được cấp con dấu để hoạt động khi kinh doanh ........................ 7 CHƯƠNG 2 : ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP DNTN......................................... 9 2.1. Đối tượng được quyền thành lập, quản lý DNTN............................................................. 9 2.2. Thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN................................................. 10 2.2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân............................................. 10 2.2.2. Trình tự đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân....................................... 10 2.2.3. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh ........................................................................ 11 2.2.4. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính............................................................ 12 2.3. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh........................................................ 12 CHƯƠNG 3 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT ....................................................................... 14 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.................................................................................................. 14 3.1. Chủ sở hữu doanh nghiệp ............................................................................................... 14 3.2. Trách nhiệm chủ sở hữu................................................................................................. 14 3.3. Cơ cấu của doanh nghiệp ................................................................................................ 16 T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 2
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN 3.4. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp.................................................................................. 16 3.5. M ột số ví dụ về doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 17 3.5.1 Sơ đồ tổ chức của DNTN .......................................................................................... 17 3.5.2 Ví dụ về DNTN Nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa .......................................... 18 CHƯƠNG 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN....................... 21 4.1 Quy ền của Doanh nghiệp tư nhân............................................................................... 21 4.2. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 23 CHƯƠNG 5: TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - CHO THUÊ, BÁN, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DNTN.......................................................................................... 27 5.1 Các hoạt động Cho thuê, bán và sát nhập DNTN ....................................................... 27 5.2.1 Cho thuê............................................................................................................... 27 5.2.2 Bán và sát nhập doanh nghiệp ............................................................................. 27 5.2.3 Chuyển đổi DNTN............................................................................................... 28 5.2 Giải thể và phá sản doanh nghiệp ............................................................................... 30 5.2.1 Giải thể................................................................................................................. 30 5.2.2 Phá sản ................................................................................................................. 31 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................... 32 6.1 Nhận xét về loại hình doanh nghiệp tư nhân............................................................... 32 6.1.1 Ưu điểm ............................................................................................................... 32 6.2.1 Nhược điểm ......................................................................................................... 32 6.2 Nhận xét các qui định của luật doanh nghiệp về DNTN ............................................ 33 6.2.1 M ột số nét mới ..................................................................................................... 33 6.2.2 M ột số hạn chế..................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 35 T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 3
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế hiện nay. Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của Luật doanh nghiệp từ năm 1990 đến 2005, bộ phận kinh tế này đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cải tiến nh iều đ iều khỏan không còn phù hợp của Luật doanh nghiệp năm 1990 và 1999 và đã làm giảm các rào cản về mặt thủ tục đối với các Doanh nghiệp tư nhân. Việc đăng ký k inh do anh và nộp đơn xin thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ thống Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Sản lượng công nghiệp của hệ thống Doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trường mạnh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp. Các Doanh nghiêp tư nhân cũng tuyển một lượng lớn lao động nhân công và giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chúng ta có thể thấy việc phát triển Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dưới sự điều chỉnh của các bộ luật kinh tế, đặc b iệt là bộ Luật doanh ngh iệp 2005 là một vấn đề rất đáng quan tâm và cần nghiên cứu tìm hiểu kĩ, đặc biệt đối với các bạn sinh v iên. Vì vậy nhóm chúng tôi qua việc ngh iên cứu đề tài này muốn làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân, từ các vấn đề khái quát đến việc thành lập, tổ chức họat động và giải thể phá sản. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS-TS Trần Anh Tuấn và sự đóng góp ý kiến của các anh chị học viên lớp MBA11B để nhóm hoàn thành đề tài này. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 4
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Nội dung bài báo cáo gồm 6 phần chính là - Tồng quan về Doanh Nghiệp Tư Nhân - Đăng ký , thành lập doanh nghiệp tư nhân - Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân - Tạm ngưng hoạt động kinh doanh, cho thuê, bán, giải thể, phá sản DNTN - Nhận xét và kết luận T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 5
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1 Khái niệm DNTN 1.1.1 Khái niệm chung - Theo khoản 1, điều 4 Luật DN 2005 : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký k inh do anh theo qui định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh - Theo khoản 1, điều 4 Luật DN 2005 : Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 1.1.2 Khái niệm về DNTN - Theo điều 141, Luật Doanh Nghiệp 2005 : + “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. + DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào + Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN” . 1.2. Đặc điểm 1.2.1. Về địa vị pháp lý DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô h ạn về mọi ho ạt động k inh doanh bằng tài sản của chủ doanh nghiệp; T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 6
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân do ở loại hình doanh nghiệp này không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp. DNTN là loại hình kinh doanh chỉ do một người bỏ vốn và thực hiện việc kinh doanh bằng hình thức trực tiếp hoặc thuê người khác điều hành. DNTN không có tư cách pháp nhân tức không được xem như có tài sản riêng, vì vậy khi hoạt động, phát sinh trách nhiệm về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm giải quyết bằng toàn bộ tài sản của mình ngoài tài sản đăng ký k inh doanh. 1.2.2 . DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào Trong quá trrình hoạt động, DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào (như cổ phiếu, trái phiếu, …) để huy động vốn. Để có thêm nguồn vốn hoạt động, Chủ DNTN có thể bổ sung bằng nguồn vốn của cá nhân mình hoặc huy động bằng hình thức khác với tư cách cá nhân của Chủ DNTN. 1.2.3. Mổi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN DNTN không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của Chủ DNTN nên để bảo vệ quyền lợi của các đối tác, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN trên phạm vi cả nước. 1.2.4. DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế, được quyền mở chi nhánh, VPĐD trong nước và ngoài nước, được cấp con dấu để hoạt động khi kinh doanh Như các doanh nghiệp khác, kh i kinh doanh, Chủ DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế (người trong nước và cả người nước ngoài), được quyền mở chi nhánh, VPĐD trên phạm vi cả nước và ngoài nước nếu hội đủ điều k iện T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 7
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN luật định. DNTN cũng được cơ quan thẩm quyền cấp dấu (mộc) tròn để giao dịch trong các mặt hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân có thể có nhiều nhà máy, nhiều phân xưởng, chi nhánh… nhưng tất cả đều thuộc doanh nghiệp và chỉ có doanh nghiệp mới được coi là một đơn vị kinh doanh. Về bản chất pháp lý, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 (nay là kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP) có rất ít điểm khác nhau, chủ doanh nghiệp tư nhân và ngừời kinh doanh đều là một chủ duy nhất và đều phải chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh, sự khác nhau cơ bản là quy mô của chúng. Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô lớn hơn so với hoạt động của người kinh doanh nói trong Nghị định 66-HĐBT. Sự phân chia này có ý nghĩa trong việc xác định vai trò quản lý của Nhà nước đối với các loại hình tổ chức kinh doanh có quy mô khác nhau. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 8
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN CHƯƠNG 2 : ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP DNTN 2.1. Đối tượng được quyền thành lập, quản lý DNTN Theo điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi r iêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; s ĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại d iện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản: Chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám Đốc (T.GĐ), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 9
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh ngh iệp b ị tuyên bố phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp bị phá sản vì các lý do bất khả kháng. Như vậy, đối với DNTN, mỗi cá nhân Việt Nam, nước ngoài thoả các điều kiện quy định trên, có quyền thành lập và quản lý một DNTN tại Việt Nam. 2.2. Thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN 2.2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. (Theo mẫu Phụ lục I-1/Thông Tư 14/2010/TT-BKH) - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Riêng đối với doanh nghiệp k inh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định và/hoặc chứng chỉ hành nghề, thì nộp kèm: - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền - Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác . 2.2.2. Trình tự đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân - Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Theo Điều 12 – Thông Tư 14/2010/BKH: Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ doanh nghiệp, phải xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 10
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN - Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Nhận Giấy biên nhận về việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại nơi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (Theo mẫu Phụ lục IV-1/Thông Tư 14/2010/TT-BKH) Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền k inh doanh ngành nghề đó kể từ ngày hội đủ điều kiện theo qui định. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2.2.3. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; c) Ngành, nghề kinh doanh; d) Vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 11
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu; e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại d iện theo pháp luật của doanh nghiệp; g) Nơi đăng ký kinh doanh. 2.2.4. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.3. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích thì Doanh nghiệp phải gửi Thông báo đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Tuỳ theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được sửa đổi hoặc cấp mới. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phải công bố những nội dung đã thay đổi đó trên các phương tiện thông tin như khi bố cáo thành lập. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 12
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp có thể gửi Giấy đ ề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 5 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy CNĐKDN mới và phải trả phí. Trong những trường hợp đăng ký thay đổi hay đề nghị cấp mới này, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ (nếu còn lưu giữ) cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 13
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN CHƯƠNG 3 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3.1. Chủ sở hữu doanh nghiệp Về hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đây là điểm khác cơ bản của doanh nghiệp tư nhân so với công ty. Doanh nghiệp tư nhân không có sự góp vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà tất cả sản của doanh nghiệp thuộc về một chủ duy nhất; người chủ duy nhất này là một cá nhân, một người cụ thể. Chủ doanh nghiệp không thể là một tổ chức hoặc do một tổ chức thành lập ra. Dù một chủ, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể là một đơn vị có tổ chức, có giám đốc điều hành, có người làm công… Tính tổ chức của doanh nghiệp tư nhân là tổ chức hoạt động kinh doanh chứ không phải tổ chức liên kết hợp tác dưới góc độ pháp lý. 3.2. Trách nhiệm chủ sở hữu Chủ sở hữu là người có quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, đây là đặc điểm rất quan trọng của doanh nghiệp tư nhân. Khi doanh nghiệp tư nhân có nợ nần thì chủ doanh nghiệp phải đem toàn bộ tài sản của mình (cũng chính là tài sản doanh nghiệp) ra để trả cho các chủ nợ. Chế độ trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp tư nhân khác với chế độ trách nhiệm của công ty. Khi các công ty có nợ thì các thành viên chỉ chịu trách T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 14
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN nhiệm bằng phần vốn đã góp vào công ty chứ không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng. Quan hệ nợ nần của công ty là giữa công ty với các chủ nợ chứ không phải là giữa các thành viên và chủ nợ, trong khi đó quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ nợ chứ không phải chỉ có doanh nghiệp và các chủ nợ. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là một ưu thế lớn giúp doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hang. Khi cung cấp tín dụng, ngân hang có thể căn cứ vào tài sản của chủ doanh nghiệp chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của công ty. Toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm cho việc thanh toán các khản nợ của doanh nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cũng có những vấn đề cần chú ý: Thứ nhất, là trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp không phải là người điều hành doanh nghiệp. Trách nhiệm này giải quyết trên cơ sỏ hợp đồng chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh nghiệp và các quy định trong Pháp luật về hợp đồng lao động. Thứ hai, là tài sản của vợ chồng. Điều 16 Luật hôn nhân và g ia đình quy định vợ chồng có tài sản riêng. Các quy định như vậy cũng có ở nhiều nước. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc xác định tài sản riêng không còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhiều cặp vợ chồng đã thỏa thuận tài sản chung và riêng ngay từ khi kết hôn hôn hoặc trong quá trình chung sống. Pháp luật cũng quy định tài sản nào có thể là tài sản chung tài sản nảo có thể là tài sản riêng. Ở nước ta, do những đặc điểm về văn hóa và trình độ pháp luật của nhân dân nên việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng không đơn giản. Thông thường tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là tài sản r iêng, quà tặng của T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 15
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN mỗi người vv.. Các tài sản chung của vợ chồng phải được đem ra thanh toán cho các khoản nợ. Tài sản riêng của vợ (chồng) không phải chủ doanh nghiệp thì không phải là tài sản doanh nghiệp và không đem ra để thanh toán các khoản nợ. Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn có nhược điểm là khiến cho chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế và có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng thỏa đáng. 3.3. Cơ cấu của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp của một người làm chủ, do người này bỏ vốn ra hoạt động và chịu trách nh iệm vô hạn v ề các nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong quá trình hoạt động. Do đó, chủ doanh nghiệp có toàn quyền qui định cơ cấu quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo không trái với qui định chung của pháp luật. Chủ doanh nghiệp có quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp của mình với chức danh Giám đốc hoặc thuê ngưới khác làm Giám đốc. Tuy nhiên, trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc thì chủ doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp, người Giám đốc thuê chỉ được làm những gì được Chủ doanh nghiệp ủy quyền. Chủ DNTN là người đại d iện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. 3.4. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp Theo Điều 142 Luật DN 2005 : T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 16
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn b ằng t iền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 3.5. Một số ví dụ về doanh nghiệp tư nhân 3.5.1 Sơ đồ tổ chức của DNTN Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tổ chức của một DNTN : T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 17
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức đơn giản của 1 DNTN . 3.5.2 Ví dụ về DNTN Nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa a. Giới thiệu chung Hình 3.2. DNTN Nước Uống Tinh Khiết Sài Gòn Sapuwa T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 18
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Tên doanh nghiệp: DNTN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÒN (SAPUWA) Giấy phép thành lập: Số 17/ GP-UB do UBND TP.HCM Cấp ngày : 13 - 01 - 1992 Địa chỉ : 683 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM Điện thoại : (+848) 3894 1466 Fax : (+848) 3894 0060 Email : info@sapuwa.com.vn Website : www.sapuwa.com.vn & www.sapuwa.vn Giám đốc : Ông LÊ NHƯ ÁI Loại hình : Doanh nghiệp tư nhân - Qui mô : vừa Ngành nghề KD : - Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai - Kinh doanh hàng chuyên dùng ngành nước uống, mua bán lương thực - thực phẩm công nghệ. Thị trường : trong và ngoài nước b. Sơ Đồ tổ chức T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 19
- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : T HẦY T RẦN ANH TUẦN Hình 3.3 Sơ đồ Tổ Chức DNTN Nước Uống Tinh Khiết Sài Gòn Sapuwa. T HỰC HIỆN : NHÓM 5 T RANG 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội ,ưu nhược điểm và hướng đề xuất
11 p | 1261 | 140
-
Tiểu luận: Dự án quán cơm “thân quen”
11 p | 266 | 71
-
BÀI TẬP NHÓM MÔN: MÔ HÌNH KINH DOANH - Công ty CP gỗ Hoàng Anh Gia Lai
19 p | 236 | 64
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết
19 p | 231 | 33
-
Bài tập nhóm: Tại sao hóa đơn lại là 1 trong những chứng từ quan trọng của doanh nghiệp, được BTC và cơ quan thuế quản lý chặt chẽ - Dấu hiệu nhận biết hóa đơn chứng từ hợp pháp
22 p | 163 | 16
-
Tiểu luận: Kinh doanh nhà tại Nhà hàng Full House
28 p | 126 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
96 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn