Bài tập ôn thi học sinh giỏi luyện thi
lượt xem 82
download
Tài liệu " Bài tập ôn thi học sinh giỏi luyện thi " nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập hoá học một cách thuận lợi và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.Chúc các bạn học tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập ôn thi học sinh giỏi luyện thi
- Câu 1: Điện phân dd muối natri của 1 axit hữu cơ no đơn chức, thu được hỗn hợp sản phẩm khí ở Anot (hỗn hợp A). Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí A này qua dd chứa Ba(OH)2 và NaOH dư, thấy dung dịch vẫn đục. Khí thu được trên catot không phản ứng với các chất khi nó đi qua dung dịch nói trên. Đốt cháy các khí còn lại thu được nước, riêng một khí thoát ra ở anot (khí B) khi bị đốt cháy ngoài nước ra còn có khí CO2. Khí B có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 1,037 và hàm lượng cacbon chiếm 80% khối lượng phân tử. Xác định công thức phân tử muối và gọi tên. Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 3 g hỗn hợp E gồm Cu, Ag vào 50 ml dd H2SO4 (d=1,84 g/ml) thu được dung dịch F trong đó lượng H2SO4 dư bằng 92,4% lượng ban đầu. Đổ từ từ dung dịch F vào 107,24ml nước cất thì vừa đủ tạo thành 200g dd G. a) Xác định % khối lượng các chất trong E b) Tính nồng độ C% các chất trong G và của dd H2SO4 ban đầu. Câu 3: Cho hỗn hợp hai este đơn chức (tạo bởi hai axit là đồng đẳng kế tiếp nhau) tác dụng hoàn toàn với 1,5 lít dung dịch NaOH 2,4M, thu được dung dịch A và một rượu bậc một B. Cô cạn dung dịch A thu được 211,2 gam chất rắn khan. Oxi hoá B bằng O2 (có xúc tác) thu được hỗn hợp X. Chia X thành ba phần bằng nhau. -Phần 1 cho tác dụng với Ag2O (dư) trong dung dịch amoniac thu được 21,6 gam Ag. -Phần hai cho tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 4,48 lít khí (ở đktc). -Phần ba cho tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn. Xác định công thức cấu tạo và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi este trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4: Xác định các hợp chất hoá học ứng với các chữ cái A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: A CH3COOH C B D Câu 5: Hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al và một oxit của sắt. Chia X làm ba phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 4,032 lít khí (đktc). Phần 2 và phần 3 đem đun nóng ở nhiệt độ cao để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng Al khử sắt oxit thành sắt). Sản phẩm thu được sau phản ứng ở phần 2 đem hoà tan trong dung dịch NaOH (dư), thu được chất rắn Y và không có khí bay ra. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 1M thì cần 240 ml dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được 35,52 gam chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2. Sản phẩm thu được ở phần 3 sau khi nung được cho vào bình chứa 2 lít dung dịch H2SO4 0,19M, thu được dung dịch Z và một phần Fe không tan. 1- Xác định công thức của oxit sắt trong X và tính khối lượng các chất sau phản ứng nhiệt nhôm ở mỗi phần. 2- Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch Z và khối lượng Fe không tan. (Coi thể tích chất rắn không đáng kể, thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 6: Hỗn hợp B gồm hai kim loại Cu và Al. Hoà tan hoàn toàn 4,82 gam hỗn hợp B vào 40 ml dung dịch D gồm H2SO4 15M và HNO3 1M, đun nóng, thu được dung dịch B1 và 2,688 lít hỗn hợp khí E (đktc) gồm NO và một chất khí X không màu. Hỗn hợp khí E có tỉ khối so với hiđro bằng 26,34. 1- Tính khối lượng mỗi kim loại trong 4,82 gam hỗn hợp B ban đầu. 2- Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B1. Câu 7: Có cân bằng 2SO2 + O2 2SO3 H
- a) Tăng nhiệt độ b) Giảm thể tích của bình chứa c) Cho thêm khí He vào bình chứa Câu 7 : 1) Đốt cháy 3,2g sunfua kim loại M2S (kim loại M trong hợp chất thể hiện số oxi hoá +1, +2) trong oxi dư. Sản phẩm rắn thu được đem hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 39,2% nhận được dung dịch muối có nồng độ 48,5%. Đem làm lạnh dung dịch này thấy tách ra 2,5g tinh thể, khi đó nồng độ muối giảm còn 44,9%. Tìm công thức tinh thể muối tách ra. 2) Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M là kim loại chưa biết có chỉ số oxi hoá +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ 5:3:1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 11,52g A nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Để hoà tan hết B cần 180 ml dung dịch HNO3 nồng độ 3 M thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối nitrat kim loại. Xác định kim loại M và tính V. Câu 8: 1/ Lập các phương trình phản ứng oxi hoá khử: a) Khử K2Cr2O7 bằng H2O2 trong môi trường axit H2SO4 b) CH3-C CH + KMnO4 + H2SO4 CH3COOH + CO2 + …. 2/ So sánh và giải thích tính chất của các chất trong các dãy sau: a) Nhiệt độ sôi của o-nitrophenol và p-nitrophenol b) Độ tan trong nước của H2S, CO2 và NH3 3/ Khi clo hoá metan (dưới tác dụng của ánh sáng) ngoài sản phẩm hữu cơ thu được là các dẫn xuất clo của metan còn có thể thu được etan. Giải thích bằng cơ chế phản ứng. 4/ Vì sao khi cho thêm natri axetat lại làm chậm quá trình giải phóng H2 của phản ứng giữa kẽm với axit clohidric? 5/ Từ thực nghiệm thấy rằng khi cho NaNO3 rắn vào H3PO4 đặc lấy dư rồi đun nóng có thoát ra HNO3. Vậy có thể kết luận lực axit của H3PO4 mạnh hơn của axit HNO3 được không? Giải thích ngắn gọn. Nếu cho dd NaNO3 tác dung với dung dịch axit H3PO4 loãng ở nhiệt độ thường có thể thu được HNO3 được không ? Câu 9: Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng nếu có: 1/ Có thể điều chế các khí HF, HCl, HBr, HI bằng cách dùng H2SO4 đặc nóng tác dụng với muối tương ứng florua, clorua, bromua, iđua được không? 2/ Có thể điều chế F2, Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối tương ứng là florua, clorua, bromua, iđua được không? Câu 10: Cracking n-butan người ta thu được hỗn hợp gồm 4 hiđrocacbon (hỗn hợp A). Dẫn hỗn hợp A cùng với nước qua chất xúc tác H3PO4 ở 350oC. Sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng (250C) thì thu được hỗn hợp B gồm 3 chất B1, B2, B3. Cho hỗn hợp B tác dụng với CuO nóng, sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng (250C) thì thu được hỗn hợp C gồm chủ yếu là 2 chất C1, C2. a) Viết sơ đồ phản ứng xảy ra trong các quá trình đã nêu ở trên b) Viết công thức cấu tạo các chất B1, B2, B3, C1, C2 c) Giải thích vì sao sau mỗi lần làm lạnh, số chất thu được lại giảm đi so với số chất có ban đầu? Câu 11: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau (giải thích và viết phương trình dưới dạng ion để minh hoạ) a) Nhỏ từ từ vài giọt dung dịch AlCl3 vào cốc chứa lượng dư dung dịch Na2CO3 b) Nhỏ từ từ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào cốc chứa lượng dư dung dịch AlCl3 Câu 12: Nêu hiện tượng xảy ra và các phương trình phản ứng minh hoạ dưới dạng ion (nếu có) trong những thí nghiệm sau:
- a) Cho bột nhôm vào 1 lượng dư dung dịch Na2CO3 b) Cho 1 ít bột đá vôi vào dung dịch AgNO3 c) Đổ lượng nhỏ dung dịch MgCl2 vào dung dịch CH3COOK. d) Cho lượng nhỏ kali oxit vào dung dịch natri sunfat. e) Khi nhỏ từ từ dung dịch (NH4)2CO3 lần lượt vào các cốc chứa Na2CO3 và NH4Cl. Giải thích hiện tượng. Câu 13: 1/ Độ mạnh của 1 axit được đánh giá căn cứ chủ yếu vào những yếu tố nào ? Thí dụ. 2/ Hãy sắp xếp các axit sau theo thứ tự độ mạnh giảm dần và giải thích: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 3/ Hãy sắp xếp (giải thích) dãy chất dưới đây theo chiều tăng dần tính axit: axit picric, axit axetic, axit latic, axit acrylic, axit propionic 4/ Axit A là chất rắn, màu trắng dễ tan trong nước. Oxit B tác dụng với dung dịch nước của A tạo nên hợp chất C màu trắng, ko tan trong nước. Khi nung C với cát và than ở nhiệt độ cao thu được đơn chất có trong thành phần của A. Hãy chứng tỏ A, B, C là những chất gì? Câu 14: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ mạch hở A và B (thành phần phân tử chứa C, H, O) với 400 ml dung dịch NaOH; phản ứng xong để trung hoà vừa hết kiềm dư phải dùng 200 ml dung dịch HCl 0,15 M. Kết thúc quá trình thí nghiệm thu được hỗn hợp muối khan Z và 3,48 gam rượu Y. Đốt cháy hoàn toàn rượu Y ở trên, được 4,032 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Mặt khác nung Z với vôi tôi xút, thu được rượu Y ở trên, được 1,68 lít hỗn hợp K (chỉ gồm 2 khí) có tỉ khối so với oxi là 0,225. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, hãy: 1. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH và khối lượng hỗn hợp X đã dùng. 2. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và B Câu 15: Hoà tan p gam 1 oxit sắt bằng dung dịch HNO3 được 420 ml hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với oxi là 1,025. Khi hoàn tan cũng p gam oxit này bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng muối khan thu được chỉ xấp xỉ bằng 0,76 khối lượng muối khan tạo thành trong thí nghiệm trên. 1. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion 2. Tính p và xác định công thức của oxit sắt 3. Nếu đem hoà tan p gam oxit này bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 sau phản ứng có thể thu được bao nhiêu gam muối khan. ( Gợi ý giải: m1 < m < m2 ) Bài 16: Ankađien có công thức phân tử là C8H14 1. Khi A tác dung với HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra hợp chất B mạch hở 2. Đun nóng A với KMnO4 trong H2SO4 loãng tạo ra 3 hợp chất hữu cơ D, E, F. Cho biết: - Tổng số nguyên tử Cacbon và hidro trong phân tử 3 chất D, E, F chỉ bằng số nguyên tử Cacbon và hidro trong phân tử A. - D là hợp chất đơn chức. D và F có số nguyên tử hidro bằng nhau và 2/3 số nguyên tử hidro trong E. - Số nguyên tử oxi của D bằng số nguyên tử oxi của F và gấp 2 lần số nguyên tử oxi của E – Số nguyên tử cacbon của E và F bằng nhau và đều hơn D 1 nguyên tử - D và F có phản ứng với Na2CO3, E không có phản ứng tráng gương. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, D, E, F và viết công thức đồng phân cis-trans của A nếu có. Bài 17: Tiến hành nung nóng hỗn hợp bột A gồm Al và 1 oxit sắt (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại) được m1 gam hỗn hợp B. Cho 0,5m1 gam B tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu 1,26 lít khí và 3,63 gam chất rắn. Mặt khác khi hoà tan hoàn toàn 0,5m1 gam B bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl phản ứng làm tạo thành 2,016 lít khí và dung dịch C. Chia C làm 2 phần đều nhau: - Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 được m2 gam kết tủa D. Cho D tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Phản ứng xong lọc tách kết tủa tạo thành đem nung nóng ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 2,25 gam chất rắn.
- - Cho 18 gam bột Al vào phần 2, phản ứng xong lọc tách được m3 gam chất rắn. 1. Xác định công thức oxit sắt, biết rằng các thể tích đều đo ở đktc 2. Tính m1, m2, m3 Bài 18: Hỗn hợp khí A gồm 2 hidrocacbon không no X và Y trong số các chất đã học ở trường phổ thông. Dẫn 11,2 lít A qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 3,92 lít khí A rồi hấp thụ toàn bộ khí CO2 tạo thành vào dung dịch chứa 0,245 mol Ca(OH)2 kết thúc phản ứng thu được 10,5 gam kết tủa. 1. Xác định công thức phân tử và % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp A, biết rằng các thể tích đều đo ở đktc 2. Nêu phương pháp hoá học để tách riêng các chất có trong hỗn hợp khí gồm X, Y, CH4, CO2 3. Cho X và Y tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ mol 1:1 được các dẫn xuất X’ và Y’. Hãy viết công thức cấu tạo của các đồng phân mạch hở của X’ và Y’ và gọi tên của chúng Bài 19: Đun hỗn hợp 2 axit đơn chức với 6,2 gam etilen glicol, chúng tác dụng vừa đủ với nhau được hỗn hợp B gồm 3 este trung tính X, Y, Z xếp theo thức tự khối lượng phân tử tăng dần. Thuỷ phân toàn bộ este Y cần vừa đủ dung dịch chứa 2,4 gam NaOH. Lượng muối sinh ra đem nung với hỗn hợp NaOH và CaO tới hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có M = 9. 1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo X, Y, Z. 2. Biết tổng khối lượng 3 este là 13,06 gam. Xác định khối lượng mỗi este. Bài 20: Hai hỗn hợp A và B đều chứa Al và FexOy Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu được 92,35 gam chất rắn C. Hoà tan C bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra còn lại 1 phần không tan D. Hoà tan ¼ lượng chất rắn D cần dùng 60 gam H2SO4 98%, nóng. Giả sử chỉ tạo thành 1 loại muối sắt (III). 1. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A và xác định công thức phân tử của oxit sắt. 2. Tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B, sau khi làm nguội, hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng, dư thấy bay ra 11,2 lít khí. Tính khối lượng nhôm và oxit sắt của mẫu B đem nhiệt nhôm. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%, các thể tích khí đo ở đktc. Bài 21: Một hỗn hợp X gồm 2 andehit (không chứa nhóm chức khác) thuộc cũng dãy đồng đẳng. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Nếu cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Ag2O (dư) trong môi trường NH3 thì thu được 27 gam kết tủa Ag. - Nếu hidro hoá hoàn toàn a gam hỗn hơp X, thu được hợp chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 2,52 g, bình 2 lọc được 10 gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của 2 andehít (giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn) Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam chất X chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,54 gam nước. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 37. 1. Xác định CTPT, viết CTCT của X. biết rằng X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương và tác dụng được với Na 2. Cho X tác dụng với H2 (Ni xúc tác) ta được Y . Cho axit cacboxylic Z tác dụng với Y (H2SO4 xt) ta thu được một số sản phẩm trong đó có sản phẩm P.Để đốt cháy hết 17,2 gam chất P cần dùng 14,56lít O2 (đtktc) và thu được CO2, hơi nước theo tỉ lệ thể tích 7: 4 Xác định CTPT, viết CTCT của axit Z biết CT đơn giản của P cũng chính là CTPT và 1 mol P tác dụng vừa đủ 2 mol NaOH
- Bài 23: Cho hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Cho CO dư đi qua ống chứa m gam hỗn hợp A đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 28g chất rắn và hỗn hợp khí B. Khí B có tỉ khối hơi đối với H2 là 21,2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào m gam hỗn hợp A đến khi A tan hết, thu được 2,016 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Sục không khí vào lọ chứa E (có nước) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa F. Cho khối lượng F lớn hơn E là 2,04 gam. 1. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng 2. Tính % số mol các chất trong A 3. Tính khối lượng m 4. Tính thể tích CO (đktc) đã dùng trong thí nghiệm trên. Bài 24: Từ mật đường khi lên men rượu ta thu được hỗn hợp A gồm 3 rượu đồng đẳng đơn chức kế nhau X, Y, Z (X
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập ôn thi học kỳ 2 môn toán lớp 10
12 p | 1140 | 361
-
26 Bài tập ôn thi học sinh giỏi Hoá 12
5 p | 1008 | 290
-
Bài tập ôn thi môn vật lý lớp 6 tiết 3 bài sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
1 p | 1186 | 59
-
Đề cương Lý thuyết & bài tập ôn thi học kỳ 1 môn Hóa học 12 - Hoàng Thái Việt
37 p | 299 | 58
-
Bài tập ôn thi HKII: Biến dạng vật rắn
2 p | 301 | 55
-
Bài tập ôn thi tiếng Anh lớp 10
96 p | 188 | 33
-
Các dạng bài tập ôn thi Đại học 2014 - GV: Lại Văn Long - Trường THPT Lê Hoàn
36 p | 353 | 33
-
Một số bài tập ôn thi đại học phần quang lý và hạt nhân
4 p | 190 | 31
-
50 Bài tập ôn thi HSG Lí 12 - Trường THPT Trần Hưng Đạo
8 p | 226 | 27
-
Bài tập ôn thi học kỳ 1 có lời giải môn: Tiếng Anh 9 - Trường THCS Liêng Trang (Năm học 2015-2016)
6 p | 131 | 18
-
Các bài tập Toán ôn thi tốt nghiệp 12 - Sở GD & ĐT Bến Tre
24 p | 197 | 13
-
Bài tập ôn thi học kỳ 1 có đáp án môn: Tiếng Anh 9 - Trường THCS Liêng Trang (Năm học 2015-2016)
6 p | 126 | 9
-
Bài tập ôn thi học kì 1 môn: Đại số 10
3 p | 134 | 9
-
Bài tập ôn thi học kỳ I
3 p | 67 | 7
-
BÀI TẬP ÔN THI HOC KÌ I (2010-2011) - ĐỀ 1
5 p | 73 | 4
-
Bài tập ôn thi giữa kì 1 môn Toán 6
2 p | 46 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
8 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn