Bài tập phần cơ học trường THPT Bình Khánh
lượt xem 24
download
Tài liệu tham khảo bài tập môn vật lý 10
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập phần cơ học trường THPT Bình Khánh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 1 Trang Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý CÔNG THỨC CHƯƠNG I CÔNG THỨC CHƯƠNG II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU F a hay F ma Định luật II Newton: v v v 0 m m/s2 a Gia tốc: t t t 0 mm Fhd G. 1 2 2 Lực hấp dẫn: N v v 0 a.t (1) r m/s Vận tốc: 1 N .m 2 s v 0 t at 2 (2) G 6,67.10 11 m Quãng đường: kg 2 2 2 2 v v 0 2as (3) M - Công thức liên hệ: Gia tốc rơi tự do m/s2 g 0 G. tại gần mặt đất: R2 SỰ RƠI TỰ DO m/s2 g = 9,8 ≈ 10 Gia tốc rơi tự do: M Gia tốc rơi tự do m/s2 g G. R h 2 (1) m/s v g.t tại độ cao h: Vận tốc: 12 Fđh k . l h g .t (2) m N Quãng đường: Lực đàn hồi: 2 l l l 0 m Độ biến dạng của lò xo 2.h (3) s t Thời gian rơi: (giây) Fms .N .mg g N Lực ma sát: 2 2 Công thức liên hệ: v 2 gh - (4) v m/s2 2r Gia tốc hướng tâm: aht r CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU 2 1 Fht m.a ht s T (1) Chu kỳ: (giây) f N v2 Lực hướng tâm: m. m. 2 r 1 r f Hz (2) Tần số: T 2 CÔNG THỨC CHƯƠNG III v r. m/s F = F1 + F2 N (3) Tốc độ dài: Quy tắc hợp lực: F1 d 2 2 v hay F1.d1 = F2.d2 2f (4) Rad/s Tốc độ góc: F2 d 1 r T M = F.d N.m Momen lực v2 2 r. 2 (5) m/s Gia tốc hướng tâm a ht r CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC v tb vtn v nb (1) vtb vtn v nb (2) 1.1: Chuyển động cơ là gì? 1.2: Chất điểm là gì? 1.3: Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu. 2.1: Chuyển động thẳng đều là gì? Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều? 3.1: Vectơ vận tốc tức thời tại một điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều được xác định như thế nào? Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 2 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 3.2: Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? 3.3: Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều là gì? 3.4: Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào phương trình đó. 3.5: Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều được xác định như thế nào? 4.1: Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do. 5.1: Chuyển động tròn đều là gì? 5.2: Nêu những đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều? 5.3: Nêu các khái niệm: tốc độ góc, chu kỳ, tần số của chuyển động tròn đều. Viết biểu thức. 5.4: Viết biểu thức liên hệ giữa chu kỳ, tần số với tốc độ góc. 5.5: Nêu những đặc điểm và công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. 6.1: Thế nào là vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc kéo theo? Lấy ví dụ. 6.2: Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều và cùng phương, ngược chiều. BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU Dạng 1: Tính tốc độ trung bình và quãng đường đi được. 2.1: Một chiếc xe trong 2 giờ đầu chuyển động với tốc độ 20 km/h, trong 3 giờ tiếp theo chuyển động với tốc độ 30 km/h. Tính tốc độ của xe trên cả quãng đường. 2.2: Một xe chạy trong 6 giờ: 2 giờ đầu đi với vận tốc 20 km/h, 3 giờ tiếp theo đ với vận tốc 30 km/h, 1 giờ còn lại đi với vận tốc 14 km/h. Tính vận tốc trung bình của xa trong suốt thời gian chuyển động. 2.3: Một xe đạp chạy trên đường thẳng. Trên nửa đoạn đường đầu, xe chạy với tốc độ 12 km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ 6 km/h. a. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường. b. Nếu xe đi với tốc độ trung bình như ở câu a thhì sau 5 giờ xe đi được quãng đường dài bao nhiêu? 2.4: Một xe ô tô chạy trong 1 giờ đầu với vận tốc 40 km/h, trong 1 giờ tiếp theo nó chạy với vận tốc gấp rưỡi vận tốc ban đầu. Tính quãng đường xe đã đi. 2.5: Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 8h30, khoảng cách từ A đến B là 250 km. a. Tính vận tốc của xe. b. Xe tiếp tục chuyển động thẳng đều đến C lúc 10h30. Tính khoảng cách từ B đến C. 2.6: Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 150 km. Tính vận tốc của ô tô, biết rằng nó tới B lúc 8 giờ 30 phút. Dạng 2: Xác định thời điểm, thời gian. 2.7: Một xe xuất phát từ thành phố A lúc 7 giờ sáng, chuyển động thẳng đều đến thành phố B với vận tốc 120 km/h, AB = 360 km. a. Viết phương trình chuyển động của xe. b. Tính thời gian và thời điểm xe đến B. 2.8: Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 8 giờ 30 phút, khoảng cách từ A đến B là 250 km. a. Tính vận tốc của xe. b. Xe dừng lại ở B 30 phút và chuyển động ngược về A với vận tốc 62,5 km/h thì xe về đến A lúc mấy giờ? 2.9: Một vận động viên xe đạp xuất phát tại A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B với vận tốc 54 km/h. Khoảng cách từ A đến B là 135 km. Tính thời gian và thời điểm khi xe tới được B. 2.10: Một người chạy bộ từ A đến B lúc 5 giờ sáng với vận tốc 10 km/h, cùng lúc có một người chạy từ B đến A với vận tốc 15 km/h. Biết khoảng cách từ A đến B là s = 25 km. Tính thời gian và thời điểm 2 người gặp nhau. 2.11: Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 150 km. a. Tính vận tốc của ô tô, biết rằng nó tới B lúc 8 giờ 30 phút. b. Sau 30 phút ô tô lại chuyển động ngược về A với vận tốc 50 km/h. Hỏi mấy giờ ô tô về đến A?. Dạng 3: Phương trình chuyển động. 2.12: Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình: x 4 2.t (m, s) . Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 3 Trang Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý a. Cho biết vị trí ban đầu và tốc độ trung bình của vật (x0; v). b. Xác định vị trí của vật sau khi đi được 5 s. 2.13: Xác định vị trí ban đầu và tốc độ trung bình của vật có phương trình chuyển động là: a. x 50 10.t (m, s) b. x 20.t (m, s ) 2.14: Một xe xuất phát từ thành phố A lúc 7 giờ sáng, chuyển động thẳng đều đến thành phố B với vận tốc 120 km/h, AB = 360 km. Chọn trục tọa độ trùng với đường đi, chiều dương là chiều chuyển động của xe, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc xe bắt đầu xuất phát (lúc 7 giờ). a. Viết phương trình chuyển động của xe. 2 30 b. Tính thời gian và thời điểm xe đến B. B x ( m) O A 2.15: Một xe chuyển động từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 40 Hình 2.16 km/h. Xe xuất phát tại vị trí cách A 10 km, khoảng cách từ A đến B là 130 km. a. Viết phương trình chuyển động của xe. b. Tính thời gian để xe đi đến B. c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe khi nó chuyển động từ A đến B. 2.16: Cho một vật chuyển động có đồ thị tọa độ như hình 2.16. Biết vật xuất phát tại A và đi từ A đến B hết 6 s. Viết phương trình chuyển động của vật. 2.17: Phương trình chuyển động thẳng đều của một vật có dạng: x = x0 + v.t (m,s). Vật chuyển động theo chiều dương. Viết phương trình chuyển động của vật trong các trường hợp sau: a. Vật xuất phát tại gốc tọa độ, chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s. b. Vật xuất phát tại vị trí cách gốc tọa độ 10 m theo chiều dương và đi được quãng đường 100 m trong 5 s. c. Vật xuất phát tại gốc tọa độ và cách tọa độ 5 m theo chiều dương. Dạng 4: Chuyển động của hai vật. 2.18: Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động ngược chiều nhau, khởi hành cùng một lúc từ A và B cách nhau 100 km; xe đi từ A có tốc độ 20 km/h và xe đi từ B có tốc độ 30 km/h. a. Lập phương trình chuyển động của hai xe. Lấy gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu khởi hành. ĐS: a. x1 = 20t; x2 = -30t + 100; b. Hai xe gặp nhau sau bao lâu và ở đâu? b. t = 2 h; x1 = x2 = 40 km. c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. 2.19: Hai xe cùng khởi hành một lúc từ hai điaj điểm A và B trên một đường thẳng cách nhau 20 km, chuyển động đều, cùng hướng từ A đến B. Tốc độ của xe đi từ A là 40 km/h, xe đi từ B là 20 km/h. a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ Ox, lấy A làm gốc tọa độ, chiều từ A đến B là chiều dương. b. Tìm khoảng thời gian và vị trí hai xe gặp nhau. 2.20: Lúc 8h00 một xe khởi hành từ một điểm A trên một đường thẳng với tốc độ v1 = 10 m/s, đi về phía B. Nửa phút sau tại một điểm B cách A là 2600 m một xe thứ hai chuyển động về phía A với tốc độ v2 = 5 m/s. a. Xác định thời gian và thời điểm hai xe gặp nhau. b. Xác định vị trí của hai xe lúc đó. 2.21: Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí A và B cách nhau 20 km. Xe xuất phát từ A với vận tốc 20 km/h, xe xuất phát từ B với vận tốc 10 km/h; chuyển động cùng hướng từ A đến B. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe. c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian (x,t). Dạng 5: Đồ thị. 2.22: Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời x (m) x (m) gian như hình 2.22. 10 10 a. Viết phương trình chuyển động của vật. b. Xác định vị trí của vật sau 10 s. 5 2.23: Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời gian như hình 2.23. a. Vận tốc trung bình của vật là bao nhiêu? O t (s) O 2 1 Hình 2.22 Hình 2.23 Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 4 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý b. Viết phương trình chuyển động của vật và tính thời gian để vật đi đến vị trí cách gốc tọa độ 90 m. 2.24: Cho đồ thị tọa độ của một vật theo thời gian. x (km) (hình 2.24). x (km) A B 12 II a. Hãy xác định tính chất của chuyển động trong 40 từng giai đoạn. 8 b. Lập phương trình chuyển động của vật cho I từng giai đoạn. C 2.25: Đồ thị chuyển động của hai xe (I) và (II) được O O 4 t (h) 2 3 1 t (h) mô tả như hình 2.25. Hình 2.24 Hình 2.25 a. Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b. Dựa vào đò thị hãy xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Dạng 1: Tính gia tốc vận tốc và quãng đường đi. 3.1: Một đoàn bắt đầu tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 60 km/h. a. Tính gia tốc của đoàn tàu. b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó. 3.2: Một xe chuyển động không vận tốc đầu, sau 10 s xe đạt vận tốc 18 km/h. a. Tính gia tốc của xe. Chuyển động của xe là chuyển động gì? b. Sau 30 s tính từ lúc xuất phát, vận tốc của xe là bao nhiêu? 3.3: Một chiếc ca nô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau nửa phút thì cập bến. a. Tính gia tốc của ca nô? b. Tính quãng đường mà ca nô đi được tính từ lúc tắt máy đến khi cập bến. 3.4: Một ô tô đang đi với tốc độ 54 km/h thì người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính thời gian hãm phanh. 3.5: Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h. 3.6: Một xe sau khi khởi hành được 10 s thì đạt tốc độ 54 km/h. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính tốc độ của xe sau khi khởi hành được 5 s. 3.7: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều từ A đến B, sau 1 phút tốc độ của xe tăng từ 18 km/h đến 72 km/h. a. Tính gia tốc của ô tô. b. Tính thời gian khi ô tô đi từ A đến C nếu tại C xe có vận tốc 54 km/h. 3.8: Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 26 km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2, đến cuối dốc đạt 72 km/h. a. Tìm thời gian xe đi hết dốc. b. Tìm chiều dài của dốc. c. Tốc độ của ô tô khi đi đến nửa dốc. 3.9: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được các quãng đường liên tiếp nhau s1 = 24 m và s2 = 64 m trong cùng khoảng thời gian 4 s. Xác định vận tốc ban đầu v0 và gia tốc của vật. Dạng 2: Xác định thời điểm và thời gian. 3.10: Một xe đang đứng yên tại A bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều đến B thì đạt vận tốc 20 m/s. Xe xuất phát tai A lúc 6 giờ, khoảng cách từ A đến B là 200 m. Tính: a. gia tốc của xe. a. thời gian và thời điểm xe đến B. 3.11: Một xe có tốc độ tại A là 20 m/s, chuyển động thẳng nhanhh dần đều tới B với gia tốc 0,8 m/s2. Tính: a. vận tốc của xe tại B nếu A cách B là 1,25 km. b. thời gian xe đến B. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 5 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 3.12: Lúc 10 giờ, một đoàn tàu lúc đang ở vị trí cách ga 400 m thì bắt đầu hãm phanh, chuyển động chậm dần vào ga, sau 30 s thì dừng hẳn ở ga. a. Tính thời điểm tàu đến ga. b. Vận tốc của tàu khi bắt đầu hãm phanh là bao nhiêu? Dạng 3: phương trình chuyển động. 1 x 5 10.t t 2 (m, s ) 2 3.13: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình: . a. Xác định x0; v0; a và cho biết tính chất của chuyển động. b. Xác định vị trí của xe khi đi được 2 s. 3.14: Phương trình chuyển động của một chất điểm là: x = 10 + 5t + 4t2 (m,s). a. Tính gia tốc của chuyển động. b. Tính tốc độ của vật lúc t = 1 s. c. Xác định vị trí của vật lúc có tốc độ 7 m/s. 3.15: Ở đỉnh dốc, một xe đạp bắt đầu lao xuống dưới, khi đến chân dốc xe đạt vận tốc 6 m/s. Biết dốc dài 36 m. Chọn gốc tọa độ tại đỉnh dốc, chiều dương theo chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xe bắt đầu lao dốc. a. Viết phương trình chuyển động của xe. Cho biết tính chất của chuyển động? b. Tính thời gian để xe đi hết con dốc trên. 3.16: Một xe máy bắt đầu xuất phát tại A với gia tốc 0,5 m/s2, đi đến B cách A 30 km. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương từ A đến B. a. Viết phương trình chuyển động của xe? b. Tính thời gian để xe đi đến B? c. Vận tốc của xe tại B là bao nhiêu? Dạng 4: Chuyển động của hai vật. 3.17: Một xe có tốc độ tại A là 30 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều đến B với gia tốc 0,8 m/s2. Cùng lúc đó xe thứ hai từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều về A cũng với gia tốc 0,8 m/s2. A và B cách nhau 100 m. a. Hai xe gặp nhau ở đâu? b. Quãng đường hai xe đi được. 3.18: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất có tốc độ ban đầu bằng 18 km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Người thứ hai có tốc độ 54 km/h và chuyển động xuống dốc nhanh dần đều cũng với gia tốc 0,2 m/s2. Khoảng cách ban đầu giữa hai người là 120 m. a. Viết phương trình chuyển động của hai người. b. Thời điểm và vị trí hai người gặp nhau? 3.19: Hai người cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động cùng hướng từ A đến B. Tốc dộ của xe đi từ A là 40 km/h, của xe đi từ B là 20 km/h. a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ Ox. Lấy A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B. b. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. 3.20: Lúc 8 giờ một xe khởi hành từ một điểm A trên một đường thẳng với tốc độ v1 = 10 m/s và đi về phía B. Cùng lúc tại B cách A là 2600 m một xe thứ hai khởi hành đi về phía A với tốc độ v2 = 5 m/s. a. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. b. Vẽ đồ thị của hai xe trên cùng một hệ trục. 3.21: Cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 20 km, trên cùng một đường thẳng có hai xe khởi hành cùng chiều. Sau 2 giờ thì xe chạy nhanh đuổi kịp xe chạy chậm. Biết một trong hai xe có tốc độ 20 km/h. a. Tìm tốc độ xe thứ hai. b. Tính quãng đường mỗi xe đi được cho đến khi gặp nhau. 3.22: Quãng đường s = AB = 300 m. Một vật xuất phát tại A với vận tốc v01 = 20 m/s, chuyển động thẳng chậm dần đều tới B với gia tốc 1 m/s2. Cùng lúc có một vật khác chuyển động thẳng đều từ B tới A với v2 = 8 m/s. Chọn trục tọa độ gắn với đường đi, chiều dương từ A đến B, mốc tọa độ tại A, mốc thời gian là lúc hai vật cùng xuất phát. a. Viết phương trình chuyển động của hai vật. b. Xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau. c. Khi vật hai tới A thì vật B ở đâu? Tính quãng đường vật đi được lúc đó. d. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai vật. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 6 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý Dạng 5: Đồ thị. 3.23: Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của một chất điểm biết phương trình chuyển động của nó là: a. x = 20t + 2t2 (m,s). b. x = -5 + 20t + 2t2 (m,s). c. x = 10 + 2t – t2 (m,s). v (m/s) v (m/s) 3.24: Một chất điểm chuyển động có đồ thị A B 30 10 vận tốc – thời gian như hình 3.24. 20 a. Lập phương trình vận tốc của vật trong từng giai đoạn. C b. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian. 12 t (s) O 5 10 15 t (s) O2 6 3.25: Dựa vào đồ thị hình 3.25, hãy cho biết: Hình 3.24 Hình 3.25 a. Tính chất của chuyển động và gia tốc của từng giai đoạn. b. Lập công thức tính tốc độ trong từng giai đoạn. x (km) 3.26: Trên một đường thẳng có hai xe chạy ngược chiều nhau và khởi hành cùng một lúc từ A và B cách nhau 100 km. Hai xe xuất phát với cùng tốc độ 20 km/h và gia tốc 1 m/s2. 40 a. Lập phương trình chuyển động của hai xe. b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian và đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. 10 3.27: Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ - thời gian nhhư hình 3.27. a. Viết phương trình chuyển động của vật. O 1 t (h) b. Tính thời gian để vật đi được quãng đường 60 km. Hình 3.27 BÀI 4: SỰ RƠI TỰ DO Dạng 1: Tính thời gian rơi và vận tốc. 4.1: Một vật nặng được thả rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. 4.2: Thả hòn đá từ độ cao h, sau 2 s nó chạm đất. Nếu thả hòn đá ở độ cao 4h thì hòn đá rơi chạm đất trong thời gian bao lâu? 4.3: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2. a. Thời gian rơi của vật và vận tốc khi chạm đất là bao nhiêu? b. Tính vận tốc của vật khi còn cách mặt đất 9,6 m. 4.4: Một hòn đá được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao 100 m. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính thời gian và vận tốc của hòn đá khi chạm đất? b*. Nếu người ta truyền cho hòn đá một vận tốc ban đầu bằng 2 m/s. Tính vận tốc và thời gian khi hòn đá chạm đất. 4.5: Một vật được thả rơi trong 10 s. Tính: ĐS: a. 1,41 s. a. Thời gian vật rơi trong 10 m đầu tiên. b. 0,1 s. b. Thời gian vật rơi trong 10 m cuối cùng. Dạng 2: Tính độ cao nơi thả vật và quãng đường rơi được. 4.6: Một vật được thả tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 4 s đầu và trong giây thứ 4. 4.7: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, thời gian rơi của vật là 10 s. a. Độ cao từ nơi thả vật là bao nhiêu? b. Tính quãng đường vật rơi trong 2 s đầu và quãng đường vật rơi trong 2 s cuối. 4.8: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, vận tốc lúc chạm đất là v = 60 m/s. a. Độ cao từ nơi thả vật đến mặt đất là bao nhiêu? b. Tính thời gian rơi và quãng đường đi trong giây thứ 4. 4.9: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, vận tốc của vật lúc chạm đất là v = 100 m/s. a. Tính thời gian rơi và độ cao vật rơi được. b. Khi vật đạt vận tốc 50 m/s phải mất thời gian bao lâu? 4.10: Một hòn được thả rơi xuống một miệng hang. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiềng hòn đá chạm vào đáy hang. Tính chiều sâu của hang, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và lấy g = 9,8 m/s2. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 7 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 4.11: Một vật được thả rơi tự do, trong giây cuối cùng nó đi được ½ quãng đường vật rơi. Tính thời gian vật rơi và độ cao nơi thả vật. 4.12: Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu v0 = 4,9 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. a. Tính thời gian hòn sỏi chạm đất. b. Tính vận tốc của hòn sỏi khi chạm đất. (Lấy g = 10 m/s2) Dạng 3: Sự rơi của hai vật. 4.13: Hai giọt nước rơi cách nhau 1 s. Tìm khoảng cách giữa chúng khi giọt thứ hai rơi được 1 s. 4.14: Thả hai hòn bi A và B rơi ở cùng một nơi vào hai thời điểm khác nhau. Sau 2 s kể từ khi viên bi B rơi thì khoảng cách giữa hai viên bi là 60 m. Hỏi viên bi B được thả rơi sau viên bi B bao lâu? 4.15: Một vật A được thả rơi từ độ cao 80 m, cùng lúc một vật B được thả rơi từ độ cao 45 m. a. Tính khoảng cách giữa hai vật sau 2 s. b. Tính khoảng cách giữa hai vật khi vật B chạm đất. 4.16: Hai vật A và B được thả rơi lần lượt ở độ cao 80 m và 45 m, vật A được thả rơi trước vật B là 1 s. a. Tính vận tốc của mỗi vật khi chạm đất. b. Khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm khi một trong hai vật chạm đất trước. 4.17: Từ tầng nhà cao 45 m người ta thả một vật rơi tự do. Một giây sau đó người ta ném xuống dưới một vật khác thì hai vật chạm đất cùng lúc. Tính: a. Vận tốc ban đầu truyền cho hai vật. b. Vận tốc mỗi vật khi chạm đất. BÀI 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU 5.1: Một đĩa tròn quay với tần số 600 vòng/phút. bán kính của đĩa là 7 cm. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm nằm ở viền ngoài của đĩa. 5.2: Một quạt máy có chiều dài cánh quạt là 20 cm, tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là 10 m/s. a. Tính tốc độ góc, chu kỳ, tần số của cánh quạt. b. Tính góc mà cánh quạt quay được trong thời gian 5 s. 5.3: Bán kính vành ngoài của một ô tô là 50 cm. Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h. a. Tốc độ dài của một điểm nằm ở vành ngoài bánh xe là bao nhiêu? b. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe đối với trục của nó. 5.4: Một xe đạp có bán kính vành ngoài là 30 cm, tốc độ dài của một điểm trên vành ngoài bánh xe là 6 m/s. a. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là bao nhiêu? b. Tính chu kỳ quay và tần số quay. c. Quãng đường mà xe đi được trong 1 phút? 5.4: Một đu quay có bán kính 20 m, tốc độ dài của ca bin là 10 m/s. a. Tính tốc độ góc, chu kỳ và tần số của ca bin. b. Gia tốc hướng tâm của ca bin? c. Tính quãng đường ca bin đi được và góc quay của ca bin trong thời gian 30 s. 5.5: Bán kính của một bánh xe là 30 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng thì số chỉ trên tốc kế chỉ 1 km? 5.6: Một đĩa hát có đường kính 10 cm quay đều với tần số 100 Hz. a. Tính tốc độ góc, chu kỳ quay và tốc độ dài của đĩa. b. Tính gia tốc hướng tâm và quãng đường mà một điểm nằm ở vành ngoài của đĩa thực hiện được trong 1 phút. 5.7: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27,3 ngày. Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 3,84.105 km. Coi như Trái Đất đứng yên và quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là tròn. Tốc độ dài của Mặt Trăng đối với Trái Đất là bao nhiêu? 5.8: Vệ tinh nhân tạo cách mặt đất 200 km, quay quanh Trái Đất với vận tốc 7,9 km/s (vận tốc vũ trụ cấp I). Bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Chu kỳ quay của vệ tinh quanh Trái Đất là bao nhiêu? BÀI 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬT TỐC 6.1: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng nước đi được 30 km trong 1 giờ. Tính vận tốc của thyền so với nước. Biết vận tốc của nước so với bờ là 7 km. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 8 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 6.2: Một chiếc thuyền xuất phát từ bến thuyền xuôi theo dòng nước, cùng lúc có một khúc gỗ cũng từ bến thuyền trôi theo dòng nước. Sau 30 phút, thuyền cách bến 10 km và cách khúc gỗ 8 km. a. Tính vận tốc của thuyền so với nước. b. Tính vận tốc của nước so với bờ. 6.3: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông từ A đến B, sau đó lại ngược về A, s = AB = 60 km. Vận tốc của thuyền so với nước là 25 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 5 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền. 6.4: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng nước đi được quãng đường 40 km trong 2 giờ. Nếu dòng nước đứng yên thì thuyền đi được 30 km trong 2 giờ. Tính vận tốc của nước so với bờ. 6.5: Một gói hàng trôi theo dòng nước với vận tốc 0,5 m/s. Một người chèo thuyền đuổi theo gói hàng với vận tốc 7,2 km/h. Xác định vận tốc thuyền đối với gói hàng và vận tốc của gói hàng đối với thuyền. 6.6: Một người đi với vận tốc 7,2 km/h trên một đoàn tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h. Tính vận tốc của người so với đường trong hai trường hợp: a. Người đó đi từ đầu tàu đến cuối tàu. b. Người đó đi từ cuối tàu đến đầu tàu. 6.7: Hai ô tô A và B cùng chạy trên một đoan đường với vận tốc lần lượt là 40 km/h và 30 km/h. Tính vận tốc của ô tô A so với ô tô B trong các trường hợp sau: a. Hai ô tô chuyển động cùng chiều. b. Hai ô tô chuyển động ngược chiều. 6.8: A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của A đối với B. 6.9: Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B mất 2 giờ và khi chạy ngược lại từ B về A thì phải mất 3 giờ. Vận tốc của ca nô đối với nước là 30 km/h. a. Tìm khoảng cách giữa hai bế A và B. b. Tìm vận tốc của dòng nước đối với bờ sông. 6.10: Lúc trời không gió,một máy bay bay với vận tốc không đổi 300 km/h từ thành phố A đến thành phố B mất 2,2 giờ. Khi bay trở lại B gặp gió thổi ngược nên máy bay phải mất 2,4 giờ mới về đến A. Xác định vận tốc của gió. ********************** 9.1: Phát biểu định nghĩa lực. Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm. 9.2: Tổng hợp lực là gì? Phân tích lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành. 10.1: Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì? 10.2: Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Newton. Nêu các đặc trung của lực. 10.3: Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng. 10.4: Trọng lực, trọng lượng là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng vào một vật. 10.5: Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Newton. 10.6: Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật. 11.1: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn. 11.2: Nêu định nghĩa trọng tâm của vật. 11.3: Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm? 12.1: Nêu các đặc điểm về: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực đàn hồi. 12.2: Phát biểu định luật Húc. Viết biểu thức. 13.1: Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. 13.2: Hệ số ma sát trượt? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt. 13.3: Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ. 14.1: Lực hướng tâm: phát biểu địng nghĩa, viết công thức? BÀI 9: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 9 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 9.1: Một quả cầu được treo thẳng đứng vào sợi dây có một đầu cố định (hình 9.1). Lực căng của sợi dây là 10 N. Tính khối lượng của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2. 9.2: Hai lực có độ lớn F1 F2 15 N , giá của hai lực hợp với nhau một góc = 1200 (hình 9.2). Tính lực F là tổng hợp của hai lực trên. 9.3: Một vật có trọng lượng 10 N được treo vào giữa một sợi dây có hai đầu cố định (hình 9.3), phương của hai sợi dây bất kỳ tạo với nhau một góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB. 9.4: Một vật khối lượng m = 15 kg được giữ cố định ở mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng = 300. Tìm lực của dây giữ vật và lực ép của vật vào mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2. 9.5: Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào sợi dây AB tại điểm O. Biết OA nằm ngang hợp với OB một góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OB và OB. 9.6: Tính lực tổng hợp của hai lực F1 = 8 N, F2 = 6 N như hình 9.6. F1 F1 A B B 1200 O O O 1200 A T F2 P 300 F2 Hình 9.1 Hình 9.3 Hình 9.4 Hình 9.5 Hình 9.2 Hình 9.6 BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON Dạng 1: Vật chịu tác dụng của một lực. 10.1: Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi đi được 50 m thì vật có vận tốc 6 m/s. a. Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên. b. Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát. 10.2: Dưới tác dụng của một lực 20 N, một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4 m/s2. a. Tìm khối lượng của vật. b. Nếu vận tốc ban đầu của vật là 2 m/s thì sau bao lâu vật đạt tốc độ 10 m/s và đi được quãng đường bao nhiêu? 10.3: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì hãm lại, ô tô chạy thêm được 50 m thì dùng hẳn. Tính: a. Gia tốc và thời gian ô tô đi được quãng đường trên. b. Giá trị của lực hãm tác dụng lên xe? 10.4: Dưới tác dụng của một lực kéo F, một vật có khối lượng 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường 10 m thì đạt vận tốc là 25,2 km/h. a. Tính giá trị của lực kéo. Bỏ qua ma sát. b. Nếu lực ma sát là 100 N thì lực kéo lên vật là bao nhiêu? 10.5: Một ô tô đang đi với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s thì đạt vận tốc 14 m/s. a. Tính gia tốc của ô tô và quãng đường ô tô đi được sau 40 s. b. Bỏ qua ma sát. Tính lực phát động tác dụng vào ô tô. 10.6: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Tính đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó. 10.7: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. a. Tính độ lớn của lực tác dụng này. b. Tính quãng đường mà vật đa đi được trong 3 s đó. 10.8: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm bằng 250 N. Tính quãng ĐS: 200 m. đường xe còn chạy thêm được trước khi dùng hẳn. 10.9: Một ô tô khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh, đi thêm được 50 m rồi dừng ĐS: 8000 N. hẳn. Tính lực hãm. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 10 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 10.10: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 4 m/s2; truyền cho một vật khác khối lượng m2 một gia tốc 2 m/s2. Nếu dem ghép hai vật đó làm một thì lực đó truyền cho hệ vật một gia tốc bằng bao nhiêu? Dạng 2: Vật chịu tác dụng của hai lực. 10.11: Một xe hãm phanh trên đoạn đường dài 100 m, vận tốc của xe giảm từ 20 m/s xuống còn 10 m/s. a. Tính gia tốc hãm. b. Xe có khối lượng m = 2 tấn. Tính lực phát động của xe, biết lực cản Fc = 200 N. 10.12: Một đoàn tàu đang đi với vận tốc 18 km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = 0,5 m/s2. Chiều dài của dốc là 400 m. a. Tính vận tốc của tàu ở cuối dốc và thời gian khi tàu xuống hết dốc. b. Đoàn tàu chuyển động với lực phát động 6000 N, chịu lực cản 1000 N. Tính khối lượng của đoàn tàu. 10.13: Một máy bay khối lượng m = 5 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường băng. Sau khi đi được 1 km thì máy bay đạt vận tốc 20 m/s. a. Tính gia tốc của máy bay và thời gian máy bay đi trong 100 m cuối. b. Lực cản tác dụng lên máy bay là 1000 N. Tính lực phát động của động cơ. 10.14: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, tàu đi thêm được 100 m thì dừng hẳn. a. Tính gia tốc của đoàn tàu. b. Khối lượng của đoàn tàu là 5 tấn. Tính lực cản tác dụng lên đoàn tàu. 10.15: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo 20000 N. Sau 5 s vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính lực cản của mặt đường tác dụng lên xe. b. Tính quãng đường xe đi được trong thời gian nói trên. 10.16: Một vật có khối lượng 500 g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo 4 N, sau 2 s vận tốc của vật đạt 4 m/s. a. Tính lực cản tác dụng lên vật. b. Tính quãng đường vật đi được trong thời gian trên. *10.17: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 2 m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc 3 m/s2. Nếu dùng lực F đó tác dụng lên vật có khối lượng m1 + m2 thì vật thu được gia tốc bằng bao nhiêu? BÀI 11: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN Dạng 1: Áp dụng công thức lực hấp dẫn. 11.1: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1 km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g. Lấy g = 10 m/s2. 11.2: Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất nó có trọng lượng 10 N. Khi chyển lên tới vị trí cách mặt đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? 11.3: Hai vật có khối lượng m1 và m2 hút nhau một lực F1 = 16 N. Nếu tăng khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực hút của chúng thay đổi như thế nào? 11.4: Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 5,96.1024 kg, khối lượng của Mặt Trăng là m = 7,30.1022 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là r = 3,84.105 m. 11.5: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9 N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? 11.6: Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N. Khi lực hút là 5 N thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu? 11.7: Hai vật cách nhau 8 cm thì lực hút giữa chúng là 125,25.10-9 N. Tính khối lượng của mỗi vật trong hai trường hợp: a. Hai vật có khối lượng bằng nhau. b. Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg và vật này nặng gấp 3 lần vật kia. Dạng 2: Bài tập về “gia tốc rơi tự do”. 11.8: Cho gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất bằng g0 = 9,80 m/s2, bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính gia tốc rơi tự do ở vị trí cách mặt đất một khảng: a. h = 2R b. h = R c. h = 0,5R. 2 11.9: Biết gia tốc rơi tự do g = 9,81 m/s và bán kính Trái Đất R = 6400 km. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 11 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý a. Tính khối lượng của Trái Đất. b. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng bán kính Trái Đất và trọng lượng của vật ở độ cao này. ĐS: a. M = 6.1024 kg; b. g = 2,45 m/s2. 11.10: Bán kín sao Hỏa bẳng 0,53 lần bán kính Trái Đất, khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất. Tìm độ lớn của gia tốc rơi tự do trên bề mặt sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất là 10 m/s2. 11.11: Gia tốc trên bề mặt Trái Đất lớn gấp 6 lần gia tốc ở trên bề mặt của Mặt Trăng. Tinh bán kính của Mặt Trăng, biết bán kính và khối lượng Trái Đất lần lượt là 6400 km và 6,0.1024 kg; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng của Trái Đất 81 lần. BÀI 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC 12.1: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 10 cm? Lấy g = 10m/s2. 12.2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu? 12.3: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo dãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ dãn của lò xo là bao nhiêu? 12.4: Một lò xo khi treo vật m1 = 100 g sẽ dãn ra 5 cm. Khi treo vật m2, lò xo dãn 3 cm. Tìm m2. 12.5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu? 12.6: Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật có khối lượng 500 k g thì lò xo dài 22 cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo. Biết độ cứng của nó là 250 N/m, lấy g = M 10m/s2. α 12.7: Một vật có khối lượng M = 1 kg được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k = 40 N/m đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc = 300, không ma sát vật ở trạng thái đứng yên (hình 12.7). Hình 12.7 Tính độ dãn của lò xo. 12.8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Tìm độ cứng của lò xo. 12.9: Một lò xo xó chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi chịu tác dụng của lực bằng 5 N thì lò xo dài 24 cm. Lấy g = 10m/s2. Tính: a. Độ dãn và độ cứng của lò xo. b. Khi lực tác dụng bằng 10 N thì chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu? 12.10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lò xo dài l1 = 44 cm. a. Tính độ cứng của lò xo. b. Khi treo vào lò xo vật có trọng lượng P2 thì lò xo dài 35 cm. Tính P2. BÀI 13: LỰC MA SÁT 13.1: Một tủ lạnh có khối lượng 90 kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. 13.2: Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15 m/s. Lực hãm có độ lớn 3000 N làm xe dừng lại trong 10 s. Tìm khối lượng của xe. 13.3: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2. 13.4: Hùng và Sơn đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200 kg theo phương nằm ngang. Hùng đẩy với lực 500 N và Sơn đẩy với lực 300 N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200 N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu? 13.5: Một chiếc thùng nặng 50 kg đang nằm yên trên sàn thì được kéo một lực 260 N theo phương nằm ngang, trong 10 s thùng di chuyển được 20 m. Tính hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn. 13.6: Một vật đang trượt trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v0 = 10 m/s thì tắt máy, sau 10 s thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s2. 13.7: Một vật có khối lượng 100 kg ban đầu đứng yên. Tác dụng vào vật một lực F = 200 N thì vật bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là μt = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc của vật. b. Tính quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 12 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 13.8: Kéo đều một tấm bê tông có trọng lượng 1200 N trên mặt phẳng nằm + N ngang, lực kéo theo phương ngang có độ lớn 540 N. Fk a. Xác định hệ số ma sát giữa tấm bê tông và mặt phẳng. Fms b. Kéo tấm bê tông chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu theo phương ngang, sao 10 s nó di chuyển được quãng đường 25 m. A B P Tìm lực kéo. Lấy g = 10 m/s2. Hình 13.9 13.9: Một vật có khối lượng 2 kg được kéo không vận tốc đầu từ A tới dọc theo một mặt bàn nằm ngang dài AB = 4 m (hình 13.9) bằng một lực kéo F = 4 N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là μt Fk = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tính vận tốc của vật khi tới B. α = 30o 13.10: Một người kéo kiện hàng có khối lượng m = 10 kg trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang bằng một sợi dây. Sợi dây hợp với mặt phẳng ngang một góc α = 30o, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là µt = 0,25. (hình 13.10) Hình 13.10 a. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật. b. Tính lực kéo của người đó. BÀI 14: LỰC HƯỚNG TÂM 14.1: Một vật nặng 4,0 kg được gắn vào một dây thừng dài 2 m. Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh trục thẳng đứng gắn với đầu dây với vận tốc dài là 5 m/s thì sức căng của dây là bao nhiêu? 14.2: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2.103 kg . Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên xe lúc này. 14.3: Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ có độ lớn là 36 km/h (hình 14.3). Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ôtô tác dụng vào mặt đường tại điểm cao nhất. 14.4: Trong thang máy, một người có khối lượng 60 kg đứng yên trên một lực kế bàn. Lấy g = 10 m/s2. Thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 0,2 m/s2. Tìm số chỉ của lực kế. Hình 14.5: Một máy bay biểu diễn lượn trên một quỹ đạo tròn bán kính R = 500 m với 14.3 vận tốc không đổi 540 km/h. a. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của máy bay. b. Tính lực hướng tâm nếu khối lượng máy bay là 0,5 tấn. 14.6: Một vật khối lượng 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi có thể quay bàn vs tần số lớn nhất là bao nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Biết mặt bàn hình tròn có bán kính là 1 m. Lực ma sát cực đại là 0,08 N. 14.7: Một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6400 km và g = 10 m/s2. Hãy tính tốc độ và chu kỳ quay của vệ tinh. BÀI 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG 15.1: Viên phi công lái máy bay ở độ cao 10 km với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2. Vẽ gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom. 15.2: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3 s. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tính: a. Độ cao nơi ném quả bóng? b. Vận tốc của quả bóng khi chạm đất. c. Tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng. 15.3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian rơi và vận tốc của hòn bi khi chạm đất. 15.4: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18 m. Lấy g = 10m/s2. a. Tính vo. b. Tính thời gian rơi của vật và vận tốc của vật khi chạm đất. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 13 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 15.5: Từ trên đỉnh đồi cao 40 m, một người ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10m/s2. a. Viết phương trình chuyển động của quả cầu. b. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu. Nhận xét? c. Quả cầu rơi xuống mặt đất cách phương thẳng đứng (qua đỉnh đồi) bao xa? Tính vận tốc của nó khi chạm đất. 15.6: Một viên bi được ném theo phương ngang ở độ cao 1,25 m. Điểm chạm đất của nó cách nơi ném 1,5 m. Thời gian rơi của viên bi là bao nhiêu? 15.7: Một vật được ném ngang với tốc độ 30 m/s ở độ cao h = 80m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. a. Lập phương trình chuyển động của vật. b. Tính tầm xa của vật và vận tốc của vật lúc chạm đất. c. Vẽ quỹ đạo của chuyển động của vật. ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT NEWTON 1. Phần chung. 2.1: Người ta kéo thẳng đứng một vật có khối lượng m = 5 kg bằng một lực F = 60 N. Hãy tính vận tốc và quãng ĐS: 20 m/s; 100 m. đường mà vật đi được sau 10 s kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động. 2.2: Vật có khối lượng m = 2 kg chịu tác dụng của một lực F = 12 N hướng thẳng đứng từ dưới lên trên và không đổi trong suốt bài toán. Lực cản của không khí không đổi và bằng 0,2P. Cho v0 = 6 m/s và hướng từ dưới lên. Sau bao lâu vật trở về mặt đất? 2.3: Một buồng thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động đi lên từ trạng thái đứng yên. Trong giai đoạn đầu thang máy chuyển động nhanh dần đều, đạt vận tốc 4 m/s sau 5 s. Sau đó thang máy chuyển động thẳng đều trên đoạn đường 20 m rồi chuyển động chậm dần đều và cuối cùng dừng lại cách mặt đất 35 m. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính lực kéo của động cơ ở mỗi giai đoạn. b. Vẽ đồ thị vận tốc, gia tốc trên cùng một hệ trục tọa độ cho mỗi loại, chọn cùng một gốc thời gian. 2.4: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều từ A, lực kéo của động cơ Fk = 2500 N, sau khi đi được 200 m vận tốc đạt 72 km/h. Sau đó xe chuyển động đều thêm 450 m nữa thì tắt máy, đi thêm được 5 m thì dừng lại. Tính: a. Lực kéo của xe trong giai đoạn xe chuyển động thẳng đều. Biết hệ số ma sát trên toàn đoạn đường là μ. b. Vận tốc của xe khi đi được 1/7 quãng đường. ĐS: a. 2000 N; b. 14 m/s; c. 14,7 m/s. c. Vận tốc trung bình của xe trên toàn bộ quãng đường. 2.5: Một xe tải khối lượng m = 1,2 tấn,sau khi đi qua A có vận tốc 7,2 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 20 s đi được 200 m. Sau đó xe tải đi đều trong 1 phút nữa thì tắt máy, chuyển động thẳng chậm dần đều trong 30 s thì dừng lại. ĐS: a. 1680 N, 720 N. a. Tính lực kéo của động cơ, biết rằng hệ số ma sát trên toàn bộ quãng đường là μ. b. 14,1 m/s. b. Tính vận tốc trung bình của xe từ khi ở A cho đến lúc dừng lại. 2.6: Một con ngựa kéo một chiếc xe khối lượng m = 1200 kg chạy thẳng đều tren mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn là 0,02. Tính lực kéo của con ngựa. Lấy g = 10 m/s2. 2. Áp dụng cho chuyển động ngang. 2.7: Một vật khối lượng 20 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang không vận tốc đầu bởi lực kéo F . Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Sau 3 giây vật đi được 4,5 m. Tìm độ lớn của lực F trong 2 trường hợp: a. F song song với phương ngang. b. F hợp với phương ngang một góc α = 300. Lấy 3 1,73. 2.8: Một xe có khối lượng 2 tấn. rời bến chuyển động thẳng với lực kéo của động cơ là 2000 N, biết rằng trong suốt thời gian chuyển động xe chịu một lực cản không đổi bẳng 0,05 lần trọng lượng của xe. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc củ chuyển động và quãng đường xe đi được sau 10 s. b. Sau đó xe chuyển động đều trong 40 m. Tính lực kéo của động cơ và thời gian xe chuyển động đều. c. Sau 40 m chuyển động đều, tài xế tắt máy và hãm phanh,xe dừng lại sau khi đi thêm được 10 m. Tính lực hãm. d. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho từng giai đoạn trên cùng một hệ trục tọa độ. 3. Chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. 2.9: Một vật trượt từ đỉnh một dốc nghiêng có góc nghiêng α = 300, hệ số ma sát là μ = 0,3. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 14 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý ĐS: a. 2,35 m/s2; a. Tính gia tốc của vật. b. 30 m. b. Biết thời gian để vật trượt hết dốc là 5 s. Tính chiều dài của dốc. 2.10: Một khúc gỗ trượt xuống không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 7,5 m, góc nghiêng α = 300 rồi tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát trên suốt đoạn đường là μ = 0,5. Tính vận tốc của khúc gỗ ở chân mặt phẳng nghiêng và đoạn đường khúc gỗ đi được trên mặt phẳng ngang. ĐS: 3 m/s; 0,9 m. 2.11: Một vật đang chuyển động thì xuống một dốc nghiêng α = 300, hệ số ma sát μ = 0,5. Phải tác dụng một lực theo phương song song với mặt dốc như thế nào để vật trượt đều? Cho 3 1,7 ,khối lượng vật m = 10 kg. ĐS: 7,5 N. 2.12: Xe chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi là 72 km/h, lực ma sát là 250 N có trị số không đổi suốt bài toán. a. Tính lực kéo của động cơ. b. Với vận tốc 72 km/h xe lên dốc nghiêng có góc nghiêng α với sinα = 0,1. Muốn giữ cho vận tốc xe không đổi thì lực kéo của động cơ phải là bao nhiêu? c. Nếu xe lên dốc với vận tốc ban đầu là 72 km/h và sau khi đi được 500 m thì vận tốc còn lại là 25 m/s. Tính lực ĐS: a. 250 N; b. 1034 N; c. 1214 N. kéo của động cơ. 2.13: Một vật có khối lượng m = 5 kg có thể trượt trên mặt phẳng nghiêng nhẵn dài l = 10 m, góc nghiêng α = 300. Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang bao lâu sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng, hệ số ma sát với mặt phẳng ngang là μ = 0,1. 2.14: Xe tải có khối lượng m = 5 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang, vận tốc tăng dần từ 0 đến 28,8 km/s trong 20 s, hệ số ma sát trên đường ngang μ = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính quãng đường và lực kéo của động cơ trong giai đoạn này. b. Sau đó tài xế tắt máy, không đạp thắng, xe chuyển động thẳng chậm dần đều. Tìm thời gian chuyển động từ khi tắt máy đến khi dừng lại. 2.15: Một xe khối lượng m = 100 kg chuyển động trên một dốc dài l = 50 m, cao h = 30 m. Hệ số ma sát μ = 0,25, g = 10 m/s2. a. Xe xuống dốc không vận tốc đầu. Tìm vận tốc ở chân dốc và thời gian xe xuống dốc. b. Khi xuống dốc, muốn xe chuyển động đều thì lực hãm phải bằng bao nhiêu? c. Xe lên dốc với vận tốc đầu 24 m/s. Hỏi xe có lên hết dốc không? Tìm quãng đường và thời gian xe lên dốc. d. Khi lên dốc, muốn chuyển động đều xe phải mở máy. Tìm lực kéo của động cơ. ĐS: a. 20 m/s; 5 s; b. 400 N; c. 36 m; 3 s; d. 800 N. 4. Chuyển động của hệ vật. m2 m1 2.16: Cho hệ vật như hình 2.16. Biết m1 = 5 kg, m2 = 10 kg, F = 18 N. Bỏ qua ma sát. F a. Tính lực căng của dây, vận tốc và quãng đường đi được sau 2 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. b. Nếu dây chịu lực căng tối đa 15 N thì dây có đứt không? Hình 2.16 2.17: Cho hệ vật như hình 2.17: m1 = 1,6 kg, m2 = 0,4 kg. m1 a. Bỏ qua ma sát, tìm lực căng dây và lực nén lên ròng rọc. b. Nếu hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Tìm lực căng dây. m2 c. Sau khi bắt đầu chuyển động được 0,5 s, tính lực nén lên ròng rọc. 2.18: Hai vật m1 = 1 kg, m2 = 2 kg nối với nhau bằng một sợi dây, nằm trên một mặt Hình 2.17 phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Bỏ qua ma sát, cho F = 18 N. ĐS: a. 1 m/s2; a. Tính gia tốc của hệ. b. 12 N. b. Tính lực căng dây. F 2.19: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 0,5 kg nối với F nhau bằng một sợi dây và được kéo thẳng đứng nhờ lực F = m2 m1 18 N đặt lên m1. Tìm gia tốc của chuyển động và lực căng dây. m1 m1 2.20: Cho hệ vật như hình 2.20: m1 = 5 kg, m2 = 2 kg. a. Tìm gia tốc và lực căng của dây. m2 m2 b. Giả sử ròng rọc bị kẹt không quay được, dây trượt trên ròng rọc với hệ số ma sát μ = 0,2. Tính gia tốc và lực căng của Hình 2.18 Hình 2.20 Hình 2.19 ĐS: a. 2,5 m/s2; 37,5 N; b. 25 N. dây lúc này. Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 15 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý CÔNG THỨC CHƯƠNG III F F1 F2 Quy tắc hợp lực song song F1 d 2 (chia trong) F2 d 1 F1.d1 = F2.d2 M = F.d (N.m) Momen lực 17.1: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực? 17.2: Trọng tâm của một vật là gì? 17.3: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy? 17.4: Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của balực không song song. 18.1: Momen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? 18.2: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực). 19.1: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. 20.1: Thế nào là dạng cân bằng bền, không bền, phiếm định? 20.2: Nêu điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. 21.1: Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Cho một ví dụ về chuyển động tịnh tiến thẳng và một ví dụ về chuyển động tịnh tiến cong. 21.2: Nêu tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục cố định. 21.3: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc những yếu tố nào? 22.1: Ngẫu lực là gì? Cho ví dụ. 22.2: Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một một vật rắn. 22.3: Viết công thức tính momen ngẫu lực. Momen ngẫu lực có đặc điểm gì? BÀI 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC α VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG 17.1: Một người kéo một kiện hàng có khối lượng m = 50 kg trượt đều trên một mặt Hình 17.2 phẳng nằm nagng bằng một sợi dây. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là μt = 0,2. Tính lực kéo của người đó trong các trường hợp sau: a. Sợi dây song song với mặt phẳng ngang. b. Sợi dây hợp với mặt phẳng ngang một góc α = 300. 17.2: Một vật có khối lượng m = 5 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (hình 17.2). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định: Hình 17.3 a. Lực căng của dây. A b. Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật. 17.3: Người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg lên trên giữa mặt phẳng tạo với phương nằm ngang một góc α = 45o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính áp lực mà quả cầu gây lên mỗi mặt phẳng. (hình 17.3). B 17.4: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một sợi dây AB, người ta đặt một thanh chống nằm O ngang để giữ cho đèn không đụng vào tường (hình 17.4). Biết đèn có khối lượng 2 kg và dây hợp với C phương nằm ngang một góc 450. Tính lực căng của các đoạn dây AB, BC và phản lực của thanh. Lấy g = 9,8 m/s2. Hình 17.4 BÀI 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 16 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 18.1: Một người dùng chiếc gậy thẳng dài 1 m để bẩy một hòn đá nặng 50 kg, gậy được đặt lên điểm F tựa cách hòn đá 20 cm. Tính độ lớn tối thiểu mà F người cần thực hiện để có thể nâng hòn đá lên. Lấy g ℓ ℓ = 9,8 m/s2. Bỏ qua khối lượng của gậy. 18.2: Một người nâng một đầu của một thanh gỗ P P 0 thẳng, đồng chất tiết diện đều có khối lượng 30 kg 0 30 30 lên cao hợp với phương nằm ngang một góc α = 300. Hình 18.2a Hình 18.2b Lấy g = 9,8 m/s2. Tính độ lớn của lực nâng F của người đó trong các trường hợp sau: ? a. Lực F vuông góc với mặt phẳng tấm gỗ. b. Lực F hướng thẳng đứng lên trên. A O 18.3: Một thanh AB thẳng dài 3 m, đồng chất tiết diện B đều được treo lên một sợi dây tại vị trí O cách đầu A 1 A B ? m. Treo vào đầu A một vật có khối lượng mA = 20 kg. mA Để cho thanh AB nằm cân bằng thì phải treo vào đầu B Hình 18.5 một vật có khối lượng bằng bao nhiêu? Bỏ qua khối Hình 18.3 lượng của thanh. (hình 18.3). 18.4: Một thanh AB đồng chất tiết diện thẳng dài 1,5 m được đặt lên một giá đỡ. Tác dụng vào 2 đầu A và B lần lượt 2 lực có độ lớn FA = 10 N và FB = 20 N theo phương hướng thẳng đứng xuống dưới. Phải đặt thanh AB lên giá đỡ ở vị trí nào để thanh AB nằm cân bằng? BF A 18.5: Một thanh AB đồng chất tiết diện thẳng, dài 2 m, có khối lượng 10 kg đặt trên một giá đỡ tại vị trí cách đầu A 50 cm (hình 18.5). Phải đặt lên đầu A hay đầu B một vật có khối lượng bằng bao nhiêu để thanh gỗ nằm cân bằng? 18.6: Một khối gỗ đồng chất hình hộp có khối lượng 8 kg, cạnh AB = a = 20 cm, BC = b D C = 40 cm. Người ta tác dụng một lực F lên diểm B theo phương của cạnh AB (hình 18.6). Tính giá trị lớn nhất của F để khối gỗ không bị lật đổ. Lấy g = 9,8 m/s2. Hình 18.6 BÀI 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU 19.1: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cách người thứ nhất 60 cm và cách nguười thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu? 19.2: Một tấm ván nặng 400 N được bắc qua một con mương . Trọng tâm của tấn ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,6 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm mỗi điểm tựa bằng bao nhiêu? 19.3: Hai người cùng khiêng một khúc gỗ thẳng tiết diện đều, dài 2 m. Mỗi người chịu một lực bằng 400 N. Tính khối lượng của khúc gỗ. Lấy g = 10 m/s2. 19.4: Một chiếc đèn khối lượng 3 kg được treo lên một thanh gỗ thẳng, dài 120 cm. Hai đầu thanh gỗ đặt lên hai điểm A, B theo phương nằm ngang, đầu A chịu một lực 20 N, đầu B chịu lực 10 N. Xác định vị trí treo đèn trên thanh gỗ. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua trọng lượng của thanh gỗ. 19.5. Một chiếc gậy thẳng, dài 50 cm, được treo lên một sợi dây tại điểm O cách đầu A 20 cm. Người ta treo vào hai đầu A, B của chiếc gậy hai quả cầu có khối lượng lần lượt là mA = 1,5 kg và mB = 1 kg để chiếc gậy nằm cân bằng. Tính lực căng của sợi dây. Bỏ qua khối lượng của gậy. BÀI 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ 20.1: Người ta xác định trọng tâm của một thước bằng các cách sau: 2,4 m a. Đặt thước nằm sát mặt bàn, sau đó đẩy nhẹ cho thước nhô dần ra khỏi bàn. Khi thước bắt đầu rơi thì giao thuyến giữa thước và mép bàn lúc đó đi qua trọng tâm của thước. G b. Người ta đặt thước nằm ngang lên trên một sợi dây đã được kéo căng ngang. 4m 2m Khi thước nằm cân bằng thì giao thuyến giữa thước và sợi dây lúc đó đi qua trọng tâm của thước. Hãy giải thích các cách làm đó. α Hình 20.2 Vật lý 10 CB _ Bài tập
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 17 Truờng THPT Bình Khánh_Tổ Vật Lý 20.2: Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng (hình 3.17). Hỏi mặt phẳng có thể nghiêng đến một góc bằng bao nhiêu để không làm đổ khối lập phương? BÀI 21: CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH 21.1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thì hãm phanh với lực hãm 800 N. Tính độ lớn và xác định hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây cho xe. F nằm ngang làm nó đi 21.2: Một vật có khối lượng 2 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật một lực được 80 cm trong 2 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μt = 0,5. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc và độ lớn của lực F . b. Phải kéo vật một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều? 21.3: Một đầu tàu khối lượng 5 tấn được dùng để kéo 5 toa tàu khối lượng 50 tấn. Đoàn tàu chuyển động với gia tốc 1 m/s2. Hãy xác định: a. Hợp lực tác dụng lên đầu tàu. b. Hợp lực tác dụng lên 5 toa tàu. 21.4: Người ta dùng một xe moóc có khối lượng 3,5 tấn để chở một container khối lượng 2 tấn. Sau 1 phút xe đạt vận tốc 6 m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc của xe và lực kéo của động cơ. mA b. Tính quãng đường mà xe đi được trong 1 phút đó. 21.5: Một người kéo một thùng gỗ có khối lượng 20 kg trên sàn nhà bằng một sợi dây, phương của sợi dây hợp với phương ngang một góc 300. Lực kéo dây là 80 N. Thùng gỗ mB 2 2 chuyển động thẳng với gia tốc 0,5 m/s . Lấy g = 10 m/s . Tính hệ số ma sát trượt giữa Hình 21.6 thùng gỗ và nền nhà. 21.6: Một vật A được đặt trên mặt bàn nằm ngang được nối với vật B bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc. Vật B được thả rơi thẳng đứng không ma sát từ trên xuống dưới như hình 21.6. Biết mA = 1 kg, hệ số ma sát trượt giữa A và mặt bàn là μt = 0,25, gia tốc chuyển động của hệ là a = 5 m/s2. Hãy xác định: a. Khối lượng mB. m1 b. Vận tốc và quãng đường đi của hệ sau 2 s đầu. 21.7: Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng môt sợi dây (không co dãn và khối lượng không m2 đáng kể) vắt qua một ròng rọc cố định (khối lượng không đáng kể, bán kính R = 10 cm). Lấy g = 10 m/s2. Tính momen lực tác dụng lên ròng rọc và gia tốc của hệ trong các trường hợp sau: Hình 21.7 a. m1 = m2 = 2 kg. b. m1 = 3 kg, m2 = 5 kg. BÀI 22: NGẪU LỰC 22.1: Hai lực của 1 ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Tính momen của ngẫu lực. 22.2: Một miếng gỗ phẳng, mỏng được gắn vào một trục quay cố định tại điểm O. Người ta tác dụng một ngẫu lực vào miếng gỗ tại hai điểm A và B có FA = FB = 10 N, momen FA của ngẫu lực trong trường hợp này là M = 4 Nm. Tính các khoảng cách OA, OB (OA = A OB). 22.3: Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng hình vuông ABCD, cạnh a = 30 cm. Người ta tác O FB dụng một ngẫu lực có độ lớn bằng 10 N nằm trong mặt phẳng hình vuông tại hai điểm A, B C của nó. Tính momen ngẫu lực trong các trường hợp sau: a. Các lực vuông góc với cạnh AB. Hình 22.2 b. Các lực song song với cạnh AB. c. Các lực vuông góc với AC. 22.4: Một đĩa tròn phẳng, mỏng có bán kính R = 50 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực tại hai điểm A và B của một đường kính các lực có độ lớn 8 N. Tính momen của ngẫu lực. Vật lý 10 CB _ Bài tập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ SINH HỌC 12
8 p | 4027 | 1252
-
154 câ trắc nghiệm - Sóng cơ học
19 p | 1423 | 806
-
Tài liệu: Từ trường
16 p | 258 | 126
-
Phần thư nhất bài tập đông lực học chất điểm trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
5 p | 489 | 80
-
Giáo án bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - GV.T.V.Phúc
5 p | 843 | 65
-
Hướng dẫn giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 190 Sinh học 9
6 p | 227 | 41
-
Giải bài tập Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác SGK Hình học 7 tập 1
6 p | 167 | 8
-
Giải bài tập Môi trường và các nhân tố sinh thái SGK Sinh học 9
4 p | 125 | 6
-
Giải bài tập Động vật quý hiếm SGK Sinh học 7
2 p | 96 | 5
-
Giải bài tập Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) SGK Sinh học 9
3 p | 103 | 4
-
Giải bài tập Tổng kết về cây có hoa (tiếp theo) SGK Sinh học 6
3 p | 250 | 4
-
Giải bài tập Tác động của con người đối với môi trường SGK Sinh học 9
3 p | 115 | 4
-
Giải bài tập Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật SGK Sinh học 9
3 p | 154 | 3
-
Giải bài tập Ô nhiễm môi trường SGK Sinh học 9
3 p | 87 | 3
-
Giải bài tập Đa dạng sinh học (tiếp theo) SGK Sinh học 7
3 p | 94 | 3
-
Giải bài tập Trường hợp đồng dạng thứ ba SGK Hình học 8 tập 2
7 p | 190 | 2
-
Giải bài tập Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi SGK Địa lí 7
3 p | 121 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn