YOMEDIA
ADSENSE
Bài thảo luận: Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh
108
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài thảo luận "Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh" được thực hiện với các nội dung: Khái lược về lịch sử triết học Tây Âu phi Mark hiện đại phương Tây, những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh và liên hệ thực tiễn ngày nay. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận: Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU Trong dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng văn hóa nhân loại, con người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nối tiếp nhau từ thấp đến cao với những đặc trưng riêng, văn hóa, tư tưởng riêng. Con người với bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm đã dần nhận biết thế giới xung quanh, giao tiếp và góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp... Triết học với vai trò là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó đã trở thành công cụ đắc lực trong quá trình nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của triết học giúp con người xây dựng được phương pháp biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với từng thời kỳ, từng điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội khác nhau mà các trường phái, quan điểm, tư tưởng triết học lại có những đặc điểm riêng, phương pháp nghiên cứu riêng xoay quanh các vấn đề cơ bản của triết học như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào, con người có khả năng nhận thức thế giới không?... Không nằm ngoài mục đích nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ nói trên, với những đặc điểm riêng biệt, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại cũng có sự hình thành và phát triển nhất định tương ứng với điều kiện khách quan từng giai đoạn khác nhau, gắn với lợi ích của một giai cấp nhất định. Triết học phương Tây hiện đại ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc triết học phương Tây cận đại và triết học cổ điển bao gồm triết học chủ nghĩa Marx và triết học phương Tây hiện đại phi Marx. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biến chứng, tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa t ư duy với tồn tại trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Marx đã trở thành một trong những trường phái triết học có tính logic và đóng vai trò to lớn trong đời sống 2
- xã hội thế giới hiện nay. Tuy nhiên sẽ là rất thiếu sót nếu chỉ tập trung vào nghiên cứu triết học Marx mà quên đi vai trò và sự ra đời, tồn tại song hành của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại phi Marx đặc biệt là Chủ nghĩa hiện sinh – một trong những trào lưu có ảnh hưởng rất lớn tới con người trong bối cảnh xã hội phát triển và có nhiều bất ổn, áp lực như ngày nay. Bài thảo luận “Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh” được nhóm 5 lớp cao học K18.01.NHB tiến hành để hiểu sâu sắc Triết học phương Tây hiện đại đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh, từ đó có cơ sở để lý giải và đối xử toàn diện, sâu sắc đối với triết học Mark đã nghiên cứu ở bậc đại học và làm giàu và phát triển tư duy triết học, tư duy trừu tượng khoa học của người học. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài thảo luận gồm hai phần chính cụ thể : Phần thứ nhất: Khái lược về lịch sử triết học Tây Âu phi Mark hiện đại phương Tây Phần thứ hai: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh và liên hệ thực tiễn ngày nay. 3
- PHẦN I: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHI MARK HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (Đế quốc chủ nghĩa) Khoa học kỹ thuật phát triển làm thay đổi hiểu biết của con người về thế giới và tạo cơ sở cho cách mạng công nghiệp, một sự chuyển đối căn bản của các nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng những hình thức sản xuất mới như các nhà máy, sản xuất hàng loạt, và cơ giới hoá để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với tốc độ nhanh hơn và tốn ít nhân công hơn. Kinh tế phát triển kèm với đó là ô nhiễm công nghiệp và những tổn hại đối với môi trường thiên nhên. Thế kỷ XX: chứng kiến sự giảm sút mức độ thống trị thế giới của giới tư sản Châu Âu Chiến tranh thế giới thứ nhất (6/191411/1918): Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âuvà ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoàng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận Chiến tranh thế giới thứ hai (đầu 1939 – 1945): Hầu hết mọi lục địa trênthế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (Châu Á: khi Nhật đầu hàng ngày 2/9/1945). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu). 60% người chết là thường dân, 4
- chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng, bom đạn và do thiếu lương thực và không có dịch vụ cần thiết cộng thêm việc phá hoại nhà cửa và các phương tiện cho dân trong chiến tranh Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự. Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh. Giữa thế kỷ XX, các cuộc cách mạng khoa họckỹ thuật đạt được nhiều kết quả nghiên cứu mới, Thuyết tương đối rộng và hẹp (1905, 1915), tìm ra điện tử tia phóng xạ, Học thuyết về Gien, Vật lý lượng tử v.v. làm đảo lộn nhiều tri thức trước đó. Việc ứng dụng kết quả của khoa học đã làm cho loài người chế tạo được nhiều dạng công cụ lao động mới, đưa năng suất lao động lên cao chưa từng thấy, đồng thời, loài người cũng chế tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh, hoá học v.v.) với lượng chất nổ trong tay, con người có thể phá huỷ được nhiều lần Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang, sự phá huỷ môi trường sống luôn đặt loài người trước những thảm hoạ khủng khiếp và khó lường. 2. Khái quát về sự phát triển của triết học phương tây hiện đại và xu thế phát triển 2.1 Các giai đoạn phát triển • Giai đoạn thứ nhất: từ giữa thế kỷ XIX (triết học cổ điển Đức kết thúc, triết học Mác hình thành) đến đầu những năm 70 của thế kỷ XIX (công xã Paris) 5
- • Giai đoạn thứ hai: từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga) • Giai đoạn thứ ba: từ Đại chiến thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga đến những năm 50 của thế kỷ XX • Giai đoạn thứ tư: từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay: 2.2. Xu thế phát triển Triết học phương tây hiện đại thể hiện ở ba xu thế phát triển: Một là, trào lưu triết học duy lý khoa học mà đại diện là chủ nghĩa thực chứng, sau đó là chủ nghĩa thực chứng mới là một thứ chủ nghĩa duy khoa học nổi bật nhất. Chủ nghĩa hậu thực chứng đã thay thế với các trường phái như chủ nghĩa duy lý mới, chủ nghĩa duy lý phê phán, đặc biệt là triết học phân tích Mỹ. Hai là, trào lưu triết học nhân bản phi lý tính. Đây chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý, chống lại sự thống trị kỹ thuật của chủ nghĩa thực chứng duy khoa học. Vì vậy, nó là một thứ chủ nghĩa phi duy lý nhằm khẳng định những bản sắc của con người. Xu hướng này bao gồm chủ nghĩa Freud, triết học đời sống, nhân học triết học, chú giải học, hiện tượng học, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc… Ba là, trào lưu triết học tôn giáo với chủ nghĩa Tômat mới được thay thế bằng chủ nghĩa Teihard. Như vậy có thể thấy từ giữa thế kỷ XIX đến nay, triết học phương Tây hiện đại đã phát triển rất phong phú và đa dạng theo từng thời kỳ. Từ dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức vào thời kỳ đầu, triết học phương Tây hiện đại đã chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình, nhưng sau đó không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái và xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. 6
- 3. Đặc trưng chủ yếu của Triết học phương Tây hiện đại Cùng với tiến trình của lịch sử, triết học phương Tây hiện đại đã có những diễn biến phức tạp của sự phân hóa và sự thích hợp với thời đại. Từ đó nó biểu hiện một số đặc trưng nổi bật sau: Triết học phương Tây hiện đại có ý đồ vượt lên trên sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đều nhằm phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học. Triết học Phương Tây hiện đại chỉ coi những vấn đề lô gíc học, kết cấu ngôn ngữ, quan hệ ngôn ngữ và tư duy mới là những vấn đề trung tâm của triết học và tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tuy vậy, tính chất duy tâm của triết học phương Tây hiện đại lại thể hiện rõ trong triết học lịch sử, phủ định tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Triết học phương Tây hiện đại giải thích sai lệch hoặc chống lại phép biện chứng của chủ nghĩa Mác. Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít giải thích sai lệnh hoặc chống lại phép biện chứng, nó chỉ thừa nhận biến đổi về lượng mà không thừa nhận biến đổi về chất, hoặc tuyệt đối hoá quá trình vận động, phủ nhận sự đứng im tương đối, làm cho phép biên chứng mang màu sắc thần bí. Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lô gíc học. Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Nó phá vỡ sự thống nhất của bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học, đề cao khoa học để hạ thấp triết học, quy triết học là sự tổng hợp của các khoa học cụ thể hoặc sự phân tích về phương pháp mà thực chất là nhằm thủ tiêu triết học. Là hình thái ý thức của giai cấp tư sản nhưng khuynh hướng chính trị của các trường phái lại có sự khác biệt nhất định. Đặt ra được nhưng không 7
- giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại. Triết học phương Tây tư sản hiện đại xuất hiện với tư cách là hình thái ý thức của giai cấp tư sản, nhưng khuynh hướng chính trị của các trường có sự khác biệt nhau. Biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, bộc lộ trạng thái hoang mang của tầng lớp trung gian đối với sự khủng hoảng của xã hội tư sản v.v. Quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người? Chủ nghĩa ta bản có tiền đồ hay không? nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hoá của xã hội phương Tây hiện đại, nhưng các nhà triết học phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm không tổng kết và khái quát đúng quy luật phát triển của khoa học. Như vậy triết học phương Tây hiện đại phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tòi và đạt được nhiều thành quả nhận thức nhất định, song do hạn chế về lập trường giai cấp nên không đưa ra được câu trả lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra phương hướng phát triển của nhân loại. PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ HIỆN NAY 1. Trào lưu triết học nhân bản phi lý tính Như đã trình bày phía trên, từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã từng là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và thần học và chủ nghĩa kinh viện. Lúc đó, giai cấp tư sản tôn sùng lý tính, đề cao khoa học và chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ chuyên chế phong kiến. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập và phát triển chủ 8
- nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Họ không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây. Nhưng để phát triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hoà mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hoá toàn diện ngày càng nặng nề hơn. Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản. Để phát triển sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học một cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết học duy khoa học theo lập trường duy tâm đẩy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Chủ nghĩa nhân bản phi duy lý hay còn gọi là trào lưu triết học nhân bản phi lý tính chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý, chống lại sự thống trị kỹ thuật của chủ nghĩa thực chứng duy khoa học. Nó là một thứ chủ nghĩa phi duy lý nhằm khẳng định những bản sắc của con người mà đại diện có thể kể đến như: chủ nghĩa Phreud, triết học đời sống, nhân học triết học, chú giải học, hiện tượng học, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc… 2. Chủ nghĩa hiện sinh và những nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh 2.1 Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời * Về bối cảnh lịch sử 9
- Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính đặc thù độc đáo của tồn tại con người. Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ học thuyết của Kiếckegơ và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX. Lúc đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất và bị tàn phá nghiêm trọng. Triết học hiện sinh của Hâyđơgiơ phản ánh tâm trạng bi quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong chiến tranh thế giới II, trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh từ nước Đức chuyển sang nước Pháp. Sau chiến tranh thế giới II, mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển gay gắt. Các cuộc khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng sinh thái cùng với đạo đức xã hội suy thoái đã làm tăng sự khủng hoảng về tâm hồn trong xã hội các nước tư bản chủ nghĩa, khiến cho tư tưởng hiện sinh lan tràn trên nước Mỹ và sang nhiều nước phương Tây khác. Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ XX có cội nguồn sâu xa mà trực tiếp nhất là triết học phi duy lý ở thế kỷ XIX. *Về nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ hai nguyên nhân trực tiếp sau đây: Nguyên nhân thứ nhất là từ mâu thuẫn của xã hội tư bản. PTSX TBCN chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực. Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản nhằm lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình. Nhưng dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì họ chưa rõ. Nguyên nhân thứ hai là phản ứng trước việc các nước phương Tây tuỵêt đối hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời 10
- sống tình cảm của họ. Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời khoa học kỹ thuật cũng bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, sinh thái, sức khoẻ. Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ đã mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là ngả sang phía chủ quan phi duy lý. 2.2. Các nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp. Quan điểm của những đại biểu triết học này thường có sự khác nhau rất lớn. Ngoài sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những nhà triết học hiện sinh cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân. Các nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện ở các điểm cụ thể như sau: Về mặt bản thể luận: Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh việc nghiên cứu bản thể luận nhưng cho rằng khuyết điểm căn bản của triết học truyền thống không phải là đã nghiên cứu bản thể luận mà là phương hướng nghiên cứu không đúng, không giải thích đúng đắn đối với hiện sinh. Bởi vì hiện sinh có trước bản chất. Xactơrơ giải thích điều này như sau: Thế nào là hiện sinh có trước bản chất? Điều đó có nghĩa là con người hiện hữu trước, tự nổi lên trong thế giới, và sau đó nó mới được định nghĩa. Con người nếu như nó không 11
- định nghĩa được, đó là vì không có cái gì cả. Con người không có cái gì khác ngoài cái mà nó đang hiện ra. Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm hữu thể và hiện hữu (hiện sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (một vật,một người) đang tồn tại, đang có mặt nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể cả, chưa có diện mạo, chưa có cá tính. Đó là một tồn tại chưa sống đích thực, vô hồn tức là chưa hiện hữu. Còn hiện hữu là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những là đang có mặt (tồn tại) mà còn là đang sống đích thực với diện mạo riêng. Do đó hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người. Bởi vì chỉ có con người mới hiểu được sự tồn tại của bản thân và của sự vật khác. Chỉ có con người mới có hiện sinh. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thẻ của họ trong những quan hệ xã hội, mà là sự tồn tại tinh thần của nhân vị. Chỉ có xuất phát từ tinh thần tồn tại của nhân vị mới có thể lý giải ý nghĩa của toàn bộ thế giới. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của triết học là phân tích vè mặt bản thể luận đối với hiện sinh, tức là mô tả sự tồn tại bản chất của con người trong hoạt động ý thức phi duy lý của các cá nhân. Đó mới là bản thể luận duy nhất đúng. Thực chất đây là bản thể luận duy tâm chủ quan. Về mặt nhận thức luận: do đã coi vấn đề bản thể luận trung tâm của triết học là sự cảm thụ chủ quan và thái độ ứng xử của cá nhân nên chủ nghĩa hiện sinh không chú trọng nghiên cứu nhận thức khoa học. Trái lại, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng những tri thức khoa học thu được do lý tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lý tính, khoa học thì càng khiến mình bị chi phối, từ đó bị tha hoá. Theo họ để đạt đến hiẹn sinh chân chínhchỉ có thể dựa vào trực giác phi lý tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng… con người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tòn tại của mình. Như vậy, nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức duy tâm chủ quan phi duy lý. Về luân lý: Chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức quyết định luận trong đạo đức, phủ nhận sự tồn tại phổ biến của các nguyên tắc đạo đức. 12
- Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, tự do là bản chất của sự hiện sinh của cá nhân con người, nó không phục tùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy nào, cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứ tính tất yếu khách quan nào, nó là tuyệt đối. Giá trị hiện sinh của cá nhân được thể hiện trong sự lựa chọn của tự do cá nhân. Chủ nghĩa hiện sinh còn đặt tự do của cá nhân đối chọi với tự do của cá nhân khác. Tự do của cá nhân không bị gò bó bởi người khác hay bất kỳ lưc lượng xã hội nào. Như vậy, quan điểm tự do của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm tự do cá nhân cực đoan. Về quan điểm lịch sử xã hội: Chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xã hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinh không chân thực. Bởi vì xã hội và cá nhân liên hệ chặt chẽ thì sự tồn tại của cá nhân sẽ không còn là cá nhân thực sự mà là cá nhân bị đối tượng hoá, bị mất cá tính do bị ràng buộc với người khác và với xã hội, là cá nhân bị tập thể, bị xã hội lấn át. Do đó, tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chính của con người. Để khôi phục sự hiện sinh chân chính của mình, con người cần thoát khỏi sự ràng buộc của những người khác và của xã hội. Xã hội chính là sản vật tha hoá của con người, bản thân nó không phải là cái tồn tại khách quan tự thân phát triển theo quy luật, mà chỉ là một mớ ngẫu nhiên những con người bị tha hoá. Động lực phát triển tất nhiên cũng không nằm trong bản thân xã hội mà là do hiện sinh của cá nhân quyết định. Do đó cần tìm tiến trình và đặc điểm của lịch sử thế giới ở bên trong cá nhân con người. Chủ nghĩa hiện sinh còn cho rằng, lịch sử là không thể nhận thức được. Theo họ, lịch sử chẳng qua là sự biểu hiện ra bên ngoài của tồn tại của con người, mà sự tồn tại của con người là không thể biết được. Vì chúng ta không hiểu biết về quá khứ, cũng không hiểu biết về tương lai, nên chúng ta không hiểu được thực sự hiện tại. Cho nên đốivới con người thì líchử xã hội mãi mãi chỉ là một vùng đen tối. Lịch xã hội đã không thể biết thì đứng trước xã hội con người tất nhiên cảm thấy yếu đuối, bất lực. 13
- Theo chủ nghĩa hiện sinh, một mặt lịch sử xã hội là sự tha hoá của tồn tại cá nhân, nên bản thân nó không có thực tại khách quan; mặt khác con người lại bị nô dịch bởi những cái mà họ sáng tao ra, đó là sức mạnh tha hóa. Hơn nữa, mọi cố gắng thoát khỏi sự nô dịch đó đều vô ích, đều bị thất bại. Do đó, lịch sử loài người chỉ là một bi kịch không có kết thúc. Vậy con người làm thế nào để giải thoát khỏi sức mạnh tha hoá và bi kịch của họ? Chủ nghĩa hiện sinh nhận định rằng không thể dựa vào khoa học và lý tính hay bất cứ cái gì khác mà chỉ có thể tự cứu mình bằng những hành động tự phát, mạo hiểm hoặc chờ mong sự giải thoát ở các lực lượng tôn giáo thần bí. Đó là con đường bế tắc mà chủ nghĩa hiện sinh chỉ ra cho con người. Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước tình trạng bất ổn về xã hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản như lo sự chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng vì thế nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi đối với thế giới phương Tây. Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 đến nay, khi mà chủ nghĩa tư bản đi vào thời kì tương đối ổn định thì vai trò của chủ nghĩa hiện sinh tương đối mờ nhạt và bị thay thế bởi các triết học khác. Nhưng vì chủ nghĩa tư bản không có cách nào căn bản thoát khỏi các mâu thuãn xã hội vốn có của nó, nên chủ nghĩa hiện sinh tuy đã suy thoái nhưng những tư tưởng chủ yếu của nó vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến khoa học nhân văn, triết học và khoa học xã hội ở nhiều nước phương Tây. Giải pháp của chủ nghĩa hiện sinh đối với các vấn đề xã hội cơ bản là tiêu cực.Nhưng các nhà hiện sinh đã đóng vai trò tích cực khi họ đặt ra và đề cao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về bản chất con người, về sự tôn vinh các giá trị con người, về tự do cá nhân, về sự tha hoá do sự thống trị của kĩ thuật v. v. cũng như việc họ thức tỉnh mọi người phải trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống và về các hiện tượng bất hợp lý trong xã hội tư bản hiện đại. 2.3. Đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh 2.3.1. Kierkegaard (1812 – 1855): 14
- Kiếckegơ sinh ra tại Đan Mạch ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh. Ông là triết gia đầu tiên đã đem đời mình, đời cha mình ra để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người. Với ông, con người không phải là con người trừu tượng, con người phổ quát, con người được đem ra làm vật thể để lý luận như trong triết học duy lý của Heghen, con người mà ông khảo sát ở đây là chính bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời. Đó là lý do khiến ông trở thành ông tổ đích thực của triết học Hiện Sinh. Người ta nói rằng “ hiện tượng học Đức + kierkegaard = chủ nghĩa hiện sinh” . Ông tiến hành phê phán chủ nghĩa duy lý của A.Comte, đặc biệt là của heeghen, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã rút ra những chủ đề của mình từ sự phê phán Heghen. Triết học của Kierkergaard là triết học nghiệm sinh trên cá nhân tác giả. 2.3.2. Martin Heiderger (1889 –1976): Martin Heiderger là một triết gia Đức. Ông chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người. Ông từng là học trò và là trợ giảng cho Huxec, sau đó đã kế tục Huxec giảng dạy triết học tại đại học tổng hợp Freiburg. Heiderger là người đã thừa nhận tư tưởng Đức quốc xã, năm 1933 1934, ông 15
- trở thành hiệu trưởng đại học Freiburg nhưng sau đó do bị khủng hoảng tinh thần ông đã từ chức Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: "Tồn tại và thời gian" đây là tác phẩm đã đưa ông trở nên nổi tiếng được xuất bản năm 1927; " Kant và vấn đề siêu hình học"; "Nhập môn siêu hình học" (1935); " Học thuyết Platon về chân lý" (1942); "Bức thư về chủ nghĩa nhân đạo" (1947); "Những con đường rừng" (1950); Những bài thuyết trình và những bài viết (1952); "Tư duy là gì" (1954); "Nietzsche" (1961);…. Bản thể luận của Heidegger là học thuyết về tồn tại con người, về cấu trúc của tồn tại con người. Heidegger cho rằng, triết học châu Âu trước đó chỉ đặt ra vấn đề hiện hữu nói chung và sự hiện hữu tối cao là Chúa, chứ không đặt ra vấn đề: thông qua cái gì mà tất cả mọi sự hiện hữu mới có thể là hiện hữu? Tức là triết học truyền thống đã không đặt ra vấn đề tồn tại người. Heidegger cho rằng tồn tại người là xuất phát điểm, là hiện thực đầu tiên có tính thứ nhất. Khác các hiện hữu khác, tồn tại người là một hiện hữu ý thức được sự hiện hữu của chính mình, tức là có khả năng nhận thức, khả năng tự hỏi về vấn đề hiện hữu. Tồn tại không phải là các sự vật và nó cũng khác hiện hữu. Tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của toàn bộ hiện hữu. Nếu đối tượng nghiên cứu của bản thể luận truyền thống là vật thể, hay cao hơn nữa là Chúa trời thì đối tượng nghiên cứu của bản thể luận chính là tồn tại. Theo Heiderger tồn tại chính là cái định đoạt sự vật như là sự vật, là cái trên cơ sở đó sự vật đã được hiểu. Trong các vật thể, con người là một loại đặc biệt. Sự đặc biệt đó, theo Heiderger là do trong sự tồn tại của con người có sự hiện diện sự hiểu biết về tồn tại. Chỉ trong sự tồn tại của con người mới tiềm ẩn m ột s ự hi ểu bi ết về tồn tại. Nó thể hiện trong cách sống của con người, trong cách con người liên hệ với các vật thể khác. 16
- Heidegger phân biệt hiện hữu là khác với tồn tại, hiện hữu là một cái gì đó được hình thành và có được bằng một cách nào đó. Bản thân hiện hữu có tính hữu hạn và tính đặc thù. Hiện hữu có nền tảng là tồn tại người. Hiện hữu là đối tượng của các khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học…) và các khoa học xã hội nhân văn (sử học, xã hội học, nhân học…), trong khi đó chỉ có tồn tại người mới là đối tượng của triết học. Xuất phát từ quan niệm như vậy về tồn tại và hiện hữu, Heidegger đã đi đến phê phán triết học châu Âu sau Socrate. Ông cho rằng triết học sau Socrate đã không phân biệt được sự khác nhau giữa tồn tại người với sự hiện hữu của các sự vật khác. Nó coi tồn tại người cũng giống như tồn tại của các sự vật khác, nó đã đồng nhất tồn tại và hiện hữu với nhau. Và như vậy, quan niệm cũ đó đã đưa đến quan niệm sai lầm về con người, coi con người là một con vật thuần túy sinh học. Nét đặc trưng cơ bản của tồn tại người là siêu việt, theo Heiderger thì sự siêu việt này đặc trưng bởi sự tồn tại trong thế giới. Mọi mối liên hệ giữa con người với vật thể và đồng loại có được là do sự siêu việt này thế nên con người không phải là "chủ thể" tư duy, đứng ngoài quan sát và nhận biết thế giới bên ngoài mà con người, trong sự tồn tại của mình với tư cách là tồn tại trong thế giới đã luôn ở trong, hóa nhập với thế giới đó. 2.3.3. GI.P.Xáctơrơ (19051980) Chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Gi.P.Xáctơrơ là sản phẩm của sự dung hoà, sự kết hợp theo một cách riêng của ba khuynh hướng tư tưởng hiện đại chủ nghĩa Mác, hiện tượng học Huxéc và chủ nghĩa hiện sinh Haiđơgơ trên cơ sở lấy quan điểm chung của ba khuynh hướng tư tưởng này làm xuất phát điểm quan điểm khẳng định vai trò tích cực của con người trong việc tự sáng tạo nên bản chất của chính mình. Nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh vô thần này là “Tồn tại có trước bản chất”, còn vấn đề trung tâm của nó là sự tự do của con người. Con người là tự do nên con người có thể làm cho mình trở thành một thực thể hiện hữu, tồn tại với tư cách một “nhân vị”, một “hữu thể”. Bản tính con người là cái không thể được “định nghĩa” 17
- trước bởi Thượng đế hay một Đấng sáng tạo nào đó. Con người tự tạo nên bản tính của mình bằng sự tự do lựa chọn sau khi đã tồn tại như một “hữu thể”, tồn tại một cách hiện sinh. Là người có năng khiếu văn học từ rất sớm, Gi.P.Xáctơrơ coi “văn học là hoạt động cao nhất của con người” và với quan điểm này, ông đặc biệt chú trọng sử dụng văn học làm phương tiện chuyển tải những tư tưởng triết học. Ở ông, văn học và triết học là bất phân. Văn học ở ông là văn học hiện sinh, còn triết học là triết học hiện sinh. Do vậy, đã có người cho rằng, nói tới triết học hiện sinh của Gi.P.Xáctơrơ mà bỏ qua văn học hiện sinh của ông thì như vậy, coi như mới chỉ biết có “một nửa” triết học đó mà thôi. Trong sự nghiệp sáng tạo văn học, Gi.P.Xáctơrơ đã để lại cho nhân loại, trong đó có cả những người yêu văn học ở nước ta, những tác phẩm vào hàng kinh điển mà không chỉ nhiều độc giả trên phạm vi toàn thế giới ở thế kỷ XX và có lẽ còn nhiều độc giả nữa trong thế kỷ XXI này vẫn đọc chúng một cách say mê. Với những tác phẩm văn học đầy tính triết lý và mang nặng tư tưởng triết học hiện sinh, đặc biệt là Buồn nôn và Ruồi mà nhiều độc giả nước ta đã được đọc qua bản dịch sang tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn học, vào năm 1964, Gi.P.Xáctơrơ đã được Ủy ban giải Nôben đề nghị trao giải Nôben văn học. Thế nhưng, thật bất ngờ, Gi.P.Xáctơrơ đã từ chối giải thưởng cao quý này với lý do “Tôi không muốn biến nó thành một cơ chế” và theo chúng tôi, có lẽ còn vì ông đã nghĩ trước hết và hơn hết, ông là nhà triết học. Không chỉ thế, Gi.P.Xáctơrơ còn được tôn vinh bởi ông là một chiến sĩ kiên cường trên mặt trận chống chủ nghĩa phát xít (ông tham gia phong trào kháng chiến chống Đức quốc xã chiếm đóng Pari trong tư cách một quân nhân 18
- Pháp và bị quân Đức bắt giam năm 1940, năm sau ông trốn thoát), là nhà hoạt động chính trị xã hội lừng danh, người đấu tranh không biết mệt mỏi cho hòa bình, công lý, cho phong trào giải phóng dân tộc và cho sự tự do của con người. Với những đóng góp lớn lao trên lĩnh vực này, ông đã được Chính phủ Pháp quyết định trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp. Song, cũng lại thật bất ngờ, ông đã từ chối không nhận vinh quang này với lý do đã dấn thân vào hoạt động chính trị mà ông cho là “một cách tích cực”. Năm 1967, với tư cách là người ủng hộ nhiệt thành cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, Gi.P.Xáctơrơ đã được bầu làm Chủ tịch Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh ở Việt Nam. Và, nhân dịp Tòa án này mở phiên chính thức đầu tiên, ngày 6 tháng 5 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đến ông và các vị trong Tòa án lời chúc mừng và cảm ơn chân thành. Gi.P.Xáctơrơ còn là người cầm bút ở cương vị nhà báo, là người đồng sáng lập tờ báo Giải phóng (Liberation) và tờ tạp chí Thời đại (Les Temps Modernes) có khuynh hướng nghiêng về cánh tả. Với tư cách nhà báo, ông đã viết nhiều bài chính luận nổi tiếng. Là con người nổi tiếng, nhưng Gi.P.Xáctơrơ lại có cuộc sống đơn sơ, thậm chí còn nghèo khó trong một căn hộ nhỏ ở Pari để rồi dành sự viên mãn cho hoạt động sáng tạo triết học và văn học, cho những hoạt động chính trị xã hội và qua đời khi đã viết đến gần như bị mù. Gi.P.Xáctơrơ chịu ảnh hưởng sâu xa của chủ nghĩa Mác, coi chủ nghĩa Mác là triết lý của thời đại, đánh giá cao triết học Mác, nhất là chủ nghĩa duy vật lịch sử và cũng đã từng đi đến nhiều nước có phong trào cộng sản, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo phong trào này, song ông chưa bao giờ trở thành đảng viên cộng sản với lý do là làm như vậy, “Tôi sẽ phải quay lưng lại vớiTồn tại và hư vô của mình”. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Gi.P.Xáctơrơ vẫn được thừa nhận là một chủ nghĩa nhân đạo, một trào lưu triết học tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷ XX. 19
- Gi.P.Xáctơrơ vẫn đi vào lịch sử tư tưởng nhân loại với tư cách “nhà triết học của thế kỷ XX”, người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh vô thần Pháp. 3. Lối sống hiện sinh trong giới trẻ hiện nay Hiện sinh là lối sống mà con người hành động theo bản năng, theo sở thích đôi khi là muốn làm cái gì đó một cách bồng bột trong lúc mất đi sự kiểm soát của chính mình. Hiện sinh ở lối sống thanh niên đa phần là hành động theo cảm tính chứ ít lý tính. Lối sống hiện sinh trong tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay đôi khi cũng có lợi phát huy được khả năng của con người; nhưng đa phần là biểu hiện tiêu cực trong lối sống của không ít giới trẻ hiện nay. Ví dụ ở lối sống hiện sinh, như trường hợp không ít bố mẹ áp đặt ngành nghề cho con em mình. Người Việt Nam có truyền thống lối dõi tông đường, “con ông cháu cha”, cha truyền con nối. Cha mẹ luôn muốn con đi theo con đường sự nghiệp mà họ muốn và cho rằng đó là con đường an toàn và hạnh phúc nhất cho con mình; họ không muốn để ý đến ước mơ, sở thích của con cái. Những đứa trẻ là con cái của những gia đình như vậy thường có xu hướng theo bố mẹ, nhưng cá biệt với những trường hợp có ước mơ hoài bão của riêng mình với tư tưởng hiện sinh chúng sẽ không làm theo cha mẹ, chúng làm những gì chúng thích và rồi chúng sống hạnh phúc với nghề nghiệp mình chọn. Lối sống hiện sinh còn thể hiện ở việc giới trẻ kết hôn với nhau vượt lên trên định kiến gia đình. Điển hình như việc tuổi tác không hợp nhau trong hôn nhân, với tư tưởng hiện sinh nhưng đôi yêu nhau sẽ lấy nhau vì tình cảm mà không cần để ý đến những định kiến xung quanh như không hợp tuổi, hợp mệnh, nhà người này không điều kiện bằng nhà người kia… Nhiều khi theo chủ nghĩa hiện sinh con người có thể được sống thật với bản thân mình với những gì mình có. Mặt trái của chủ nghĩa hiện sinh đó là lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay. Thanh niên là một lực lượng đông đảo chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2 lực lượng lao động trong xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là người chủ tương lai của nước nhà. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn