intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận nhóm: Nguồn nhân lực

Chia sẻ: Lê Vân Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

552
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thảo luận nhóm môn Nguồn nhân lực được tiến hành với các nội dung: Quy mô nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực, tỉ lệ tham gia lao động theo tuổi và giới tính. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận nhóm: Nguồn nhân lực

  1. Bài thảo luận nhóm môn Nguồn Nhân Lực Nhóm 5: 1.Nguyễn Thị Lanh                        D10QL9 2.Lê Vân Anh                                 D10QL9 3.Nguyễn Phương Thảo                 D10QL9 4.Nguyễn Thị Thúy Linh               D10QL9 5.Nguyễn Thùy Linh                      D10QL9 6.Nguyễn Thị Thanh Thúy             D9QL2 7.Nguyễn Vũ Huy                           D10QL2 8.Mạc Đức Quang                           D10QL4 I.Quy mô NNL 1. Dân số tác động đến quy mô nguồn nhân lực 1.1 Tác động của tăng, giảm dân số tự nhiên đến quy mô nguồn nhân lực Dân số sản sinh ra nguồn nhân lực, vì vậy dân số có mối liên hệ rất  chặt chẽ đến quy mô NNL. Quy mô của dân số phụ thuộc vào tỷ suất  tăng tự nhiên của dân số và quy mô NNL cũng phụ thuộc vào tỷ suất  gia tăng DS tự nhiên. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thường được  tính trong 1 năm và xác định bằng công thức sau : rptn (%) = (Ps­Pch)/P ×100     trong đó : - rptn : Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên - Ps :  Số người sinh ra trong năm - Pch:  Số người chết trong năm - P :  Dân số trung bình. 1.2 Tác động của tăng, giảm dân số cơ học đối với quy mô NNL Tăng, giảm DS  cơ học là kết quả của sự di chuyển, xuất nhập cư của  DS từ 1 vùng, địa phương đến 1 vùng, địa phương khác… làm giảm  DS ở nơi này và tăng DS ở nơi khác. Quá trinh di cư nhập cư đó bao 
  2. gồm có lao động, dẫn đến quy mô nguồn nhân lực cũng bị ảnh hưởng  theo.  Hiện nay, đối với các nước đang phát triển thì dòng di chuyển  dân số làm quy mô NNL bị ảnh hưởng thường theo những dòng chủ  yếu như là : di chuyển nông thong – thành thị, di chuyển DS, lao động  đến các khu CN, chế xuất, di chuyển từ nông thôn đến nông thôn. 2. Hợp tác quốc tế về lao động tác động đến quy mô NNL Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mỗi nước trên  thế giới đều có sự hội nhập, tham gia ở quy mô lớn hơn vào phân công lao  động quốc tế  để đạt được các mục đích như tăng thu nhập, nâng cao tay  nghề, đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho ng lđ.…Quá trình hợp tác quốc tế  về lđ tác động đến quy mô NNL thể hiên ở chỗ: di cư ra nước ngoài, xuất  khẩu lao động, nhập khẩu lao động. 3. Mức độ phát triển của giáo dục­ đào tạo ảnh hưởng đến quy mô  NNL Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo tác động đến quy mô NNL thể  hiện ở các góc độ chính sau đây: - Giáo dục­ đào tạo tác động đến sô năm đi học của người lđ : hệ  thống GD­DT phát triển thì tỷ lệ người tham gia học tập cũng tăng  lên, họ thường có khuynh hướng kéo dài thời gian học tập đẻ đạt  được trình độ chuyên kĩ thuật cao, sau này đi làm sẽ có được công  việc tốt đem lại thu nhập cao, vì vậy mà số năm đi học của mỗi  người cũng tăng lên. - Giáo dục – Đào tạo tác động đến mức sinh, : Khi giáo dục đào tạo  phát triển thì trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật sẽ làm họ thay  đổi nhận thức về sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con. Đồng 
  3. thời giúp cho các cặp vợ chồng có điều kiện lựa chọn phù hợp các  biện pháp tránh thai hiệu quả để giảm mức sinh,kết quả đó sẽ tác  động đến tương lai quy mô NNL của 1 đất nước. - Giáo dục đào tạo tác động đến mức chết :khi giáo dục đào tạo phát  triển thì họ biết cách kế hoạch hóa sinh đẻ khoa học, biết cách bảo  vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dẫn tới mức chết thấp và ngược  lại. giáo dục k phát triển thì họ sẽ k biết cách chăm sóc, nuôi con,  chắc chắn sẽ dẫn đến mức chết cao. 4. Môi trường của xã hội tác động đến quy mô NNL Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quy mô NNL là: hòa bình, an  ninh xã  hội, bình đẳng xã hội, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm,tai  nạn lao động, bệnh tật, môi trường sinh thái,vv.. Xã hội hòa bình, an ninh tốt, đảm bảo bình đẳng xã hội, hệ thống giao  thông an toan, môi trường, y tế được đảm bảo chắc chắn sẽ thu hút được  nhiều lao động tham gia vào lực lượng lao động. Còn 1 xã hội có nhiều tệ  nạn, bênh tật thì chắc chắn sẽ ít người lđ tham gia, đất nước đó sẽ k thể  phát triển được.   II.Cơ cấu NNL 1.Cơ cấu NNL theo tuổi Bảng 1:Lực lượng lao động Việt Nam theo độ tuổi                                                 Đvt:% Tổng số 15­24 25­49 50+ Cơ cấu(%) 2010 100,0 18,3 61,4 20,3 2011 100,0 16.5 61.3 22,2 2012 100,0 15,1 61,1 23,8
  4.   Nguồn: Tổng cục thống kê – Số liệu thống kê dân số và lao động  2010,2011,2012 Trong giai đoạn 2010­2012 cơ cấu NNL có biểu hiện: +Giảm tỉ trọng lực lượng lao động  từ 15­24(từ 18,3% năm 2010 xuống còn 15,1  % năm 2012 giảm 3,2%) do con người ngày càng được giáo dục đào tạo cao hơn  nên ở độ tuổi này ti lệ tham gia lao động còn thấp +Tỉ lệ tham gia lao động ở 25­49 tăng nhanh do dân số lúc này đang ở thời kì  bước vào tuổi lao động ,có sức khỏe văn hóa tốt nhưng nhìn chung thì vẫn có sự  giảm nhẹ qua các năm do khi mà xã hội phát triển thì con người có xu hướng di  chuyển lao động quốc tế….(từ 61,4% năm 2010 xuống còn 61,1% năm 2012  giảm 0,3%) +Tăng tỉ trọng lực lượng lao động từ 50+ do dân số trên tuổi lao động tăng  nhanh(từ 20,3% năm 2010 lên 23,8% năm 2012 tăng 3,5%) 2.Cơ cấu NNL theo giới tính Bảng 2: Lực lượng lao động Việt Nam theo giới tính                                                                                                                     Đvt:% Tổng số Nam Nữ Tỉ lệ so với tổng  dân số(%) 2010 56,4 58,9 54,0 2011 57,3 59,9 54,8 2012 57,9 60,3 55,6 Nguồn: Tổng cục thống kê – Số liệu thống kê dân số và lao động  2010,2011,2012
  5. Nhìn chung qua các năm ti lệ tham gia lao động đều tăng ở cả nam và nữ nhưng  tỉ lệ tham gia lao động của nam cao hơn nữ.Do nam là trụ cột gia đình và có sức  khỏe tốt hơn nữ giới ,nữ giới do còn chăm sóc gia đình con cái nên tỉ lệ này  thường thấp hơn nam giới.sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới cũng không  dao động mạnh chênh lệch ở mức thấp nhất là 4,9% năm 2010 và chênh lệch cao  nhất là 5,1% năm 2011. 3.Cơ cấu NNL phân theo thành thị­nông thôn Bảng 3: Lực lượng lao động Việt Nam theo thành thị ­ nông thôn Đvt:% Tổng sô Thành thị Nông thôn Tỉ lệ so với tổng dân số(%) 2010 56,4 51,0 58,8 2011 57,3 52,8 59,4 2012 57,9 54,5 59,5 Nguồn: Tổng cục thống kê – Số liệu thống kê dân số và lao động  2010,2011,2012 +Cơ cấu NNL ở khu vực thành thị tăng dần qua các năm do quá trình đô thị  hóa.NNL thành thị tăng lên từ 51% năm 2010 lên 54,5% năm 2012 tăng 3,5% do  sự phát triển và hoạt động ngày càng mạnh của thị trừơng lao động  dẫn đến  tăng nhanh lao động cơ học từ nông thôn chuyển đến làm việc tại cac thành thị.  Tăng nhanh tỉ trọng tham gia lao động thành thị và tăng nhẹ ở khu vực nông thôn  (từ 58,8% năm 2010 lên 59,5% năm 2012 tăng 0,7%
  6. +Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn cao hơn khu vực thành thị do về  cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp 4.Cơ cấu NNL theo ngành kinh tế Bảng 4: Lực lượng lao độngViệt Nam theo ngành kinh tế Đvt:% Cơ cấu(%) 2010 2011 2012 Nông,lâm nghiệp  49,5 48,4 47,4 và thủy sản Công nghiệp chế  13,5 13,8 13,8 biến, chế tạo Nguồn: Tổng cục thống kê – Số liệu thống kê dân số và lao động   2010,2011,2012 +Giảm lao động khu vực I(nông,lâm,ngư nghiệp) từ 49,5% năm 2010 xuống còn  47,4%  năm 2012  giảm 2,1% do nước ta đang trong quá trình đô thị hóa công  nghiệp hóa. +Tăng lao động khu vực II(công nghiệp – dịch vụ) từ 13,5% năm 2010 lên 13,8%  năm 2012 tăng 0,3%. Sự tăng này chênh lệch không đáng kể nhưng cũng phản 
  7. ánh được quá trình công nghiệp hóa ,đô thị hóa nhưng tốc độ còn diễn ra ở mức  độ thấp .Do nước ta  một nước nông nghiệp nên lao động trong khu vực công  nghiệp chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng số lao động của cả nước . +Cơ  cấu lao động theo nghành kinh tế nước ta còn lạc hậu ,ngành công nghiệp  chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng của các vùng, địa phương trong  cả nước. 5.Cơ cấu NNL theo thành phần kinh tế Bảng 5: Lực lượng lao động Việt Nam theo thành phần kinh tế Đvt:% Tổng số Kinh tế Nhà  Kinh tế ngoài  Khu vực có  nước Nhà nước vốn đầu tư  nước ngoài Cơ cấu (%) 2010 100,0 10,4 86,1 3,5 2011 100,0 10,4 86,2 3,4
  8. 2012 100,0 10,4 86,3 3,3 Nguồn: Tổng cục thống kê – Số liệu thống kê dân số và lao động  2010,2011,2012 +Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. +2010­2012, tỉ trọng lao động thành phần kinh tế Nhà nước không đổi,cố định ở  10,4%. +Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng bình quân 0,1%/năm  do phần lớn lao động được thu hút vào sản xuất hộ gia đình,sản xuất cá  thể,doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân. III.Tỉ lệ tham gia lao động theo tuổi và giới tính Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, cứ 100 người ở độ tuổi lao động thì có 71 người  tham gia hoạt động kinh tế.  Tỷ lệ tham gia lao động theo tuổi và giới tính năm 1989 ở nữ thấp hơn ở nam  trừ độ tuổi từ 15 ­19 vì ở độ tuổi này là tuổi đang đi học mà xã hội và kinh tế,  giáo dục lúc đó kém phát triển , bất bình đẳng giới còn xảy ra nhiều , trường  học ít nên ưu tiên nam giới đi học nữ giới ở nhà tham gia lao động. Độ tuổi từ  20 – 44 tỷ lệ tham gia lao động ở cả nam và nữ đều cao độ tuổi này ở nam và  nữ họ có sức khỏe nhất,tham gia vào lao động đông nhất. Độ tuổi từ 45­59 tỷ lệ  tham gia lao động giảm mạnh vì lúc này họ bị giảm sút sức lao động. Độ tuổi từ  60­64 thì hầu như ở cả nam và nữ thì tỷ lệ tham gia lao động là rất thấp vì ở độ  tuổi này nhiều người không còn khả năng lao động, nhiều người thì họ nghỉ  ngơi , trông cháu không tham gia vào lao động nữa chỉ còn số ít người có khả  năng lao động và cuộc sống khó khăn họ mới tiếp tục tham gia vao lao động để  kiếm tiền. Nhìn chung thì tỷ lệ tham gia lao động ở nam giới(81,6 %) năm 1989  vẫn cao hơn nữ giới(74,1%) vì nam giới họ là trụ cột gia đình trách nhiệm của  họ là phải bươn trải ngoài xã hội để kiếm tiền còn nữ giới ở nhà chăm lo cuộc  sống gia đình ,con cái ,cơm nước. 
  9. Bảng 6: Tỉ lệ tham gia lao động theo tuổi và giới tính ở Việt Nam năm 1989                                                      Đvt:%       
  10. Năm 1989 Tuổi
  11. Nam Nữ Chung
  12. 15­19 68,0 73,9 71,0 20­24 91,6 88,8 90,9 25­29 97,3 89,5 93,1 30­34 96,9 88,2 92,3 35­39 95,2 86,8 90,06 40­44 91,21 83,6 87,1 45­49 86,7 78,5 82,2 50­54 81,5 70,6 75,4 55­59 72,1 56,1 63,4 60­64 38,7 21,9 28,5 Tổng 81,6 74,1 77,5    Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2012, có hơn ba phần tư (chiếm 76,8%) dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia  lực lượng lao động. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa  nam 81,2% và nữ 72,5% và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi  và giới tính là một trong những số đo tin cậy về xu hướng thay đổi hoạt động  kinh tế, vì nó độc lập với cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Hình 1 cho thấy,  tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn nam ở tất cả các nhóm tuổi.  Mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới tăng 
  13. dần từ nhóm tuổi 15­19 và đạt cực đại ở nhóm tuổi 55­59, nhóm tuổi 15­19 có  mức chênh lệch thấp nhất là 5% và nhóm tuổi 55­59 có mức chênh lệch lớn  nhất là 14,5%. Nguyên nhân là do tuổi về hưu của phụ nữ là 55 tuổi và sau khi  về hưu phụ nữ thường không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế nữa. HÌNH 1: TỶ LỆ THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐẶC TRƯNG  THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH NĂM 2012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2