Bài thảo luận nhóm: Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay
lượt xem 59
download
Bài thảo luận nhóm đề tài Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay được nghiên cứu với các nội dung: vấn đề cơ bản, áp dụng quy luật lượng chất vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay, kết luận. Để hiểu rõ hơn về đề tài mời các bạn cùng tham khảo nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận nhóm: Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn, đã bước vào thời kỳ đổi mới và đạt được những thành tựu nhất định. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm được những thành tựu như vậy là do nhận thức đúng đắn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời vận dụng những quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất là một trong những quan điểm khoa học mà chứng ta đã và đang sử dụng một cách khá triệt để trong sự nghiệp phát triển đất nước. Bởi lẽ quy luật đó cho ta biết cách thức, phương thức của quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Việc nhận thức được quy luật này đã đóng góp vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước ta không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả sau này. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, sau đây, nhóm 6 xin trình bày về chủ đề: “Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay”. Với khả năng có hạn cùng những hạn chế nhất định về quỹ thời gian, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, Nhóm 6 rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Trân trọng cảm ơn! NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 1
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay MỤC LỤC NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 2
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1. Khái niệm 1.1. Chất: Là “tổng thể các thuộc tính cho biết đối tượng là gì?” Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 3
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật. 1.2. Lượng: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm… “Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại” – Engels. Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 4
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá. Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật. 2. Nội dung quy luật Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật. 2.1. Khái niệm độ: Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động. 2.2. Chu trình thay đổi: Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 5
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất thay đổi chậm hơn. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó. Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: 0c, 100c là điểm nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về chất). Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước ngoặt mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới. Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy. Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Chẳng hạn, khối lượng Uranium 235(Ur 235)được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 6
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay hoá dần dần từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng là sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất. Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ, có bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. Khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển. 2.3. Tác động ngược: Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng. 3. Ý nghĩa phương pháp luận: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 7
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Phải thấy được tính đa dạng của bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện kịp thời. Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội tủ các điều kiện chín muồi. II. ÁP DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO SỰ ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, VN đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng kinh tế xã hội diện mạo đất nước có nhiều thay đổi. 1. Trước CM tháng 8: Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, kinh tế VN chìm đắm trong đói nghèo và lạc hậu. Nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. Nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật, hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các cây trồng rất thấp. Vào thời kỳ 19301944, năng suất lúa bình quân 12 tạ/ ha trong khi Thái Lan là 18 tạ/ ha, Nhật Bản là 34 tạ/ha. Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ. 2. Sau CMT8 đến năm 1975: CMT8 thành công, chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ mới ra đời đã phải đối mặt với hàng loạt khó NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 8
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay khăn và thách thức. Trong thời kỳ này, kình tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng năng suất, chính phủ từng bước cải cách về ruộng đất giảm tô, giảm tức.Nhờ đó trong các vùng giải phóng sản xuất nông nghiệp phát triển tăng 13.7% so với năm 1946, nhiều cơ sở công nghệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng. 3. Từ 1976 đến 1986: Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nhân dân VN đã đạt được những thành tựu: Khôi phục cơ sở công nghiệp , nông nghiệp, giao thông ở Miền Bắc, củng cố nền kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở Miền bắc XD lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá, cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, đưa bộ phận nông dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ vào con đường làm ăn tập thể. Bước đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội. Tuy nhiên, kết quả sản xuất trong những năm này chưa tương xứng với sực lao động và vốn đầu tư bỏ ra, mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội(không có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuát chỉ bằng 8090% thu nhập quốc dân sử dụng), thị trường tài chính tiền tệ không ổn định(siêu lạm phát hoành hành, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%), đời sống nhân dân lao động còn khó khăn, lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Nguyên nhân: Khi đất nước được thống nhất, cả nước đi lên CNXH, chúng ta đã nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần, dựa trên cơ sở công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế khác bị coi là một bộ phận đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy nằm trong diện phải cải tạo, xóa bỏ, làm như vậy chúng ta đã NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 9
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay đẩy quan hệ SX đi quá xa so với trình độ phát triển của lượng lực sản xuất. Tạo ra mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất thấp kém, với một bên là quan hệ sản xuất đã được xã hội hóa giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của LLSX. Hay nói cách khác, LLSX của chúng ta còn quá thấp kém,chưa tích lũy đủ về lượng (tính chất và trình độ) đã vội thay đổi chất (Quan hệ sản xuất) làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoàng kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1981 1985 nhiều Nghị quyết và Quyết định quan trọng của Đảng và chính phủ được ban hành từng bước nhằm sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tự nhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp. Đại hội toàn quốc lần thứ V bước đầu có cách nhìn mới về nền kinh tế nhiều thành phần. Thừa nhận nền kinh tế miền Bắc tồn tại 3 thành phần: quốc doanh, tập thể và cá thể. Nền kinh tế phía Nam gồm 5 thành phần: quốc doanh, tập thể, công tu hợp danh, tư bản tư nhân và cá thể.Đó là bước khởi đầu cho sự thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh doanh tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường. 4. Thời kỳ 1986 đến nay Trước tình hình khó khăn đó, đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Năng suất lúa không ngừng tăng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà VN đã xuất khẩu lương thực ra quốc tế, sản lượng không ngừng tăng. Từ nước thiếu lương thực VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay. Sản xuất các ngành công nghiệp then chốt đã phục hồi và tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90. NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 10
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay Bình quân 5 năm 19911995, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7% trong đó khu vực nhà nước tăng 15% , khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Trong 5 năm 19962000: sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8% ,năm 1998 tăng 12,1% , năm 1999 tăng 10,4% và năm 2000 tăng 17,5%. Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và cả số lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.Các sản phẩm xuất khẩu thường là các sản phẩm thô như than , dầu thô, kim loại nặng… Công nghiệp FDI do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực trong nước. Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp FDI. Trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Hơn nữa với phương châm VN muốn làm bạn và đối tác chiến lược kinh tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết mười Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEAN Hồng Công; EFTA; RCEP). Việc tham gia ký kết và đàm NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 11
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay phán tham gia các FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, nhất là đến nay Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được nêu trên: Nhờ có nhận thức đúng đắn, đổi mới tư duy lý luận của Đảng về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường; quyết định chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Mở rộng, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Vai trò lãnh đạo cũng như nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, theo đó đã xác định tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng, tăng cường lãnh đạo và kiểm tra về phát triển kinh tế. Nhưng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa có mô hình sẵn, chưa phải là một đường lối kinh tế đầy đủ, một định hướng rõ ràng để chị đạo nền kinh tế phát triển. Chúng ta đã rất đúng khi đề ra đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhưng ở đây cũng chưa thấy rõ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện cụ thể cũng như kết quả của nó. Do vậy, có thể thấy mục tiêu đạt ra trong tương lai sẽ rất khó khăn. Ðến nay, trên thực tế, nhìn chung nền kinh tế của chúng ta có phát triển nhưng chưa vững bền, còn nhiều lúng túng, vấn đề CNHHÐH chưa có một nền tảng và hướng phát triển rõ ràng. Ðiểm đáng quan tâm là nền kinh tế chúng ta còn nhiều mặt bị lệ thuộc nước ngoài, đặc biệt về nguyên liệu, công nghệ cũng như về vốn. Nhiều việc NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 12
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay trong nước chúng ta có thể làm được, chúng ta cũng không làm, nặng về mua, nhập. Nhiều công trình có thể tự làm, chúng ta cũng để người nước ngoài thầu. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, chúng ta cũng dễ dàng bán đi những cơ sở doanh nghiệp có truyền thống của chúng ta v.v... Nền kinh tế chúng ta còn nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước, làm gia công, đại lý, không quan tâm nhiều đến sản xuất, xây dựng cơ sở cho CNHHÐH. Chưa nói trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ theo đuổi phát triển kinh tế, mà không coi trọng vấn đề an ninh, quốc phòng, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nguyên nhân chính là ý thức về xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ từ các ngành, các địa phương đến nhân dân chưa được quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. 5. Dự báo 2016: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi rất chậm do ảnh hưởng của sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc và đà giảm của giá dầu thô. Theo đó, sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới cũng như các nền kinh tế mới nổi đã gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giá dầu giảm cũng là nguyên nhân khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm, bởi theo đánh giá của IMF, những nước xuất khẩu dầu chủ yếu thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chiếm đến 12% GDP toàn cầu. Như vậy, diễn biến kinh tế thế giới trong năm 2016 và những năm tiếp theo sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự hồi phục của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhất là Trung Quốc và tốc độ tăng của giá dầu thế giới. Đối với nền kinh tế trong nước, ngay từ những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đã phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi. Tốc độ tăng trưởng năm 2015 của khu vực nông nghiệp đã giảm xuống mức 2,03% so với mức 2,6% trong năm 2014. Sang năm 2016, khu vực kinh tế nông nghiệp dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn bởi tình hình thời tiết diễn biến NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 13
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay phức tạp, xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, giá nông sản thế giới tiếp tục giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Đây chính là những yếu tố khiến khu vực nông nghiệp tăng trưởng âm 2,69% trong quý I vừa qua. Giá dầu thế giới thấp cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực khai khoáng của Việt Nam (lĩnh vực khai khoáng chiếm 9,61% GDP đã có mức tăng trưởng âm 1,2% trong quý đầu năm 2016. Nhìn chung, với mức giá dầu thấp như hiện nay, khoảng 35 USD/thùng, nhiều tính toán cho rằng, chúng ta có khả năng phải giảm sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2016, qua đó tác động đến tăng trưởng của ngành công nghiệp. Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam cũng cho thấy, mức độ cải thiện thấp của tổng cung khi chỉ số này dù tăng nhẹ trong những tháng đầu năm 2016, nhưng nhìn chung thấp hơn so với năm 2015. Về phía tổng cầu, mức độ cải thiện của tổng cầu trong quý I/2016 cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, cầu tiêu dùng trong nước quý I/2016 tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá, tông m ̉ ưc ban le hang hoa va doanh ́ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ thu dich vu tiêu dung quý I/2016 tăng 7,9% so cùng k ̀ ỳ năm trước, quý I/2015 tăng 9,2%). Cầu đầu tư quý I cũng có mức cải thiện thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 bởi đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, từ 11,6% GDP trong quý I/2015 xuống 11,4% trong quý I/2016. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2016 tăng 4,1% so cùng kì năm trước, thấp hơn mức 6,9% của cùng kỳ 2015. Sự suy giảm này có nguyên nhân chủ yếu là xuất khẩu dầu thô giảm cả về giá (giảm 32,8%) và sản lượng (giảm 19,8%), kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và điện thoại tăng chậm lại so với cùng kỳ năm 2015 (10,5% so với 34,7%). Kết hợp những yếu tố trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ thấp hơn năm 2015, bởi cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế năm 2016 đều có mức độ cải thiện thấp hơn năm 2015. NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 14
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay Phân tích chu kỳ kinh tế dựa trên dựa trên chỉ số kinh tế dẫn báo tổng hợp (Composite Leading Indicators) của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, tổng cầu của nền kinh tế (tăng trưởng ngắn hạn) đã đạt đỉnh chu kỳ vào quý II/2015 và bắt đầu rơi vào trạng thái điều chỉnh trong ngắn hạn (kéo dài tối thiểu khoảng 4 quý). Tính toán chỉ số kinh tế dẫn báo tổng hợp tại thời điểm cuối quý I/2016 cũng dự báo xu hướng giảm tổng cầu sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Song, kết hợp chỉ số kinh tế dẫn báo tổng hợp với phân tích xu thế tăng trưởng dài hạn cho chúng tôi thấy, xu thế tăng trưởng dài hạn (tiềm năng tăng trưởng) của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì xu hướng đi lên. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn đang giảm tốc chủ yếu do chịu tác động của yếu tố chu kỳ kinh tế như nêu trên. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 dù không cao nhưng cũng không thấp hơn quá nhiều so với năm 2015. Nhìn một cách tổng thể, kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2016 sẽ còn nhiều khó khăn, nợ công hiện đã chạm ngưỡng cho phép (65% GDP); cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, bội chi ngân sách nhà nước năm 2016 vẫn ở mức cao (khoảng 5% GDP); lạm phát được kiềm chế ở mức thấp trong năm 2015 (0,63%) và không phải chịu sức ép lạm phát cầu kéo quá lớn. Lạm phát cơ bản, phản ánh sức ép đối với lạm phát từ việc gia tăng tổng cầu cũng giữ xu hướng giảm từ đầu năm 2015 đến hết quý I/2016 (ngoại trừ tháng 2/2016). Từ cuối năm 2015 đến hết quý I/2016, lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục (quý I/2016 tăng tương ứng 35,23% và 4,54% so cùng kỳ năm trước) và tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng (quý I/2016 tăng 2,19% so cùng kỳ năm trước), nhưng qua năm 2016 đang có biểu hiện tăng cao hơn nhiều (khoảng 3 3,5%). Điều này sẽ làm cho khả năng giảm lãi suất là rất hạn chế, gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nền kinh tế; xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 15
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay sản còn khó khăn do tình hình hạn hán và nhiễm mặn phát sinh đang ngày càng gay gắt, nhất là ở các khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Giá dầu thô giảm sâu tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước ta vẫn còn đó những thuận lợi cơ bản. Các hiệp định thương mại song phương cũng như các hiệp định thương mại thế hệ mới (TPP) sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam những lợi thế nh ất định, góp phần nâng cao tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là so với các đối tác trong TPP là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Mexico, Peru, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, Australia và New Zealand, thì Việt Nam hiện là thành viên kém phát triển nhất. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang phải thực hiện các bước đi để các thành viên trong TPP thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, khi hiện nay, mới chỉ có 8 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, còn ba quốc gia còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì chưa. Tham gia vào TPP, Việt Nam có những cơ hội nổi bật như: Thứ nhất, tham gia TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cũng chỉ ra rằng, sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 16
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay quốc gia TPP, với tôc đô tăng tr ́ ̣ ưởng lần lượt 13,6% và 31,7%. Trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng. Thứ hai, tham gia TPP tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Với những cam kết sâu và rộng hơn trong WTO, TPP tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn. Đông th ̀ ời, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Thứ ba, tham gia TPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế. Thứ tư, tham gia TPP giúp Việt Nam thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn. Thứ năm, tham gia TPP góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries... Thứ sáu, tham gia TPP tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ. 5 thach th ́ ưć ̣ Bên canh nhưng c ̃ ơ hôi, Vi ̣ ệt Nam sẽ phải mở cửa chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 17
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”. Điều này cho thấy, TPP không chỉ đem lại cơ hội mà còn đem lại rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới. Thứ nhất, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc gia có thể là nhân tố cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà TPP mang lại. Thứ hai, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa. Thứ ba, tham gia TPP có thể khiến Việt Nam giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. Thứ tư, tham gia TPP sẽ dẫn tới gia tăng chi phí cải cách hành chính của Chính phủ và các chi phí của doanh nghiệp. Thứ năm, tham gia TPP có thể dẫn tới những tác động tiêu cực từ việc mở cửa thị trường mua sắm công, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động. Có thể thây, b ́ ản thân cơ hội không biến thành lợi ích và đôi khi chính thách thức làm nên cơ hội. Thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Do đó, việc tận dụng được đến đâu những lợi ích mà TPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào những hành động của Nhà nước và doanh nghiệp. NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 18
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng tích lũy tới mức độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa học phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. Bằng việc nghiên cứu sâu sắc hơn về các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói chung và quy luật Lượng Chất nói riêng có thể thấy những đổi mới của nước ta đã đạt nhiều thành công cả về Chất và Lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên như nội dung quy luật Lượng Chất muốn đạt đến sự chuyển biến về Chất phải kiên trì tích lũy về Lượng đến giới hạn Độ rồi kiên quyết thực hiện bước nhảy. Sự nghiệp đổi mới đất nước là một quá trình lâu dài để Việt Nam chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Bởi vậy những năm tới toàn Đảng toàn dân ta cần kiên trì thực hiện từng bước nhiệm vụ đổi mới đất nước trước mắt cũng như lâu dài, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang hướng tới. Xin chân thành cảm ơn! NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 19
- Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào sự đổi mới của Việt Nam hiện nay THÀNH VIÊN TRONG NHÓM: 1. Đỗ Tuyết Nhung Nhóm trưởng + Thuyết trình 2. Trần Thị Thu Hoài Thuyết trình 3. Phạm Hà Ly 4. Nguyễn Thị Ngọc Hà 5. Trần Ngọc Kính 6. Vũ Đức Thành NHÓM 6 – LỚP 18.01.NHA 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận nhóm: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với mâu thuẫn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay
17 p | 428 | 76
-
Bài thảo luận nhóm: Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội
58 p | 250 | 42
-
Bài thảo luận nhóm: Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản
8 p | 181 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn