Đề bài: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó <br />
là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Chứng minh nhận <br />
xét trên<br />
<br />
Bài làm:<br />
<br />
Quang Dũng là một nhà thơ đa tài với trái tim tình nghĩa. Có lẽ cũng vì như vậy mà khi <br />
phải chuyển đơn vị công tác mới và rời xa đồng đội của mình ông đã không kiềm được <br />
lòng mình. Bao tâm tư, tình cảm cùng những nỗi nhớ dạt dào của nhà thơ dành cho những <br />
người đồng đội cũ đã thôi thúc trái tim ông để rồi trong giây phút xúc động ấy ông đã đặt <br />
bút viết lên bài thơ "Tây Tiến". Trong tác phẩm có phảng phất những nét buồn, những nét <br />
đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy.<br />
<br />
Con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng có lúc trong lòng thấy trống trải, cô đơn. Làm gì <br />
có ai trên đời không một phút thấy buồn đau, nhung nhớ khi phải xa rời những thứ thân <br />
thuộc đã gắn bó từng ngày. Thật vậy, còn gì đau buồn hơn khi phải xa rời những người <br />
đồng chí từng gắn bó, từng ăn ngủ và chiến đấu với mình. Họ đã cười cùng nhau, khóc <br />
cùng nhau và dường như mối quan hệ ấy thân thiết gắn bó như những người anh em <br />
trong nhà. Vậy mà giờ đây nói xa là xa, thoắt một cái mối quan hệ ấy bỗng bị ngăn cách <br />
bởi khoảng cách địa lý. Nhưng dù có xa xôi đến mấy thì trái tim họ vẫn luôn hướng về <br />
nhau, tình cảm là thứ có thể bức phá mọi giới hạn của vũ trụ, không gì có thể cản ngăn <br />
được nỗi niềm những người đồng đội dành cho nhau. Bài thơ "Tây Tiến" như là dòng <br />
cảm xúc mãnh liệt đang chảy cuồn cuộn trong trái tim nồng ấm của tác giả. Và đó là sự <br />
hồi tưởng lại những ngày tháng gắn bó bên nhau, những khó khăn, gian khổ nhưng rất anh <br />
dũng của người lính. Những dòng thơ như những dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy đưa <br />
Quang Dũng trở lại những giây phút gắn bó cùng đồng đội.<br />
<br />
Nỗi nhớ của người nghệ sĩ ấy được mở đầu bằng nỗi nhớ về rừng núi, nhớ về những <br />
cảnh vật gắn bó cùng ông suốt một quãng thời gian dài:<br />
<br />
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!<br />
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"<br />
<br />
Phải gắn bó, phải dành tình cảm nhiều đến mức nào thì tác giả mới có thể tả lại cảnh <br />
vật chi tiết đến thế. Nỗi nhớ ấy cứ phảng phất bao trùm lấy cảnh vật. Và đó cũng là <br />
những ngày tháng khó khăn và đầy gian khổ khi "Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi". Đó <br />
là sự mỏi mệt, khó khăn mà người lính hàng ngày vẫn gặp phải, nhưng bằng cách nào đó <br />
họ vẫn kiên cường bất khuất vượt qua. Không gì có thể cản phá được đôi bàn chân hành <br />
quân của người lính.<br />
<br />
Cuộc sống đâu có chuyện gì là dễ dàng. Thật vậy, thiên nhiên vẫn không ngừng cản trở, <br />
gây khó khăn cho những người lính trẻ:<br />
<br />
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm<br />
<br />
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời<br />
<br />
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"<br />
<br />
Đó là những con dốc ngoằn ngoèo hiểm trở, là những đoạn hành trình mỏi mệt đi mãi <br />
không điểm dừng. Thiên nhiên bao la hùng vĩ như thế nhưng luôn ẩn chứa những hiểm <br />
nguy không ngừng và để chinh phục được con thú hung dữ ấy người lính phải không <br />
ngừng nỗ lực để bứt phá được giới hạn bản thân và thuần hóa được con thú dưc ấy.<br />
<br />
Nhưng khó khăn đâu chỉ có là thiên nhiên hung dữ. Tuy họ là những anh hùng nhưng cũng <br />
là người bình thường và cũng có lúc ốm đau, bị bệnh tật hành hạ. Hành quân nơi rừng <br />
thiêng nước độc khiến họ đã mệt mỏi nay lại còn vật vã với bệnh tật. "Tây Tiến đoàn <br />
binh không mọc tóc", "Quân xanh màu lá" tưởng chừng như là một hình ảnh thật đẹp thế <br />
nhưng ẩn sâu trong đó lại là những cơn đau ốm, quằn quại của người lính chống lại <br />
những cơn sốt rét điếng người. Thế nhưng dù đau ốm, bệnh tật nhưng hình tượng của <br />
người lính vẫn "dữ oai hùm" , lúc nào cũng đẹp, oanh liệt mà không hề khốn đốn bởi <br />
bệnh tật.<br />
<br />
Sứ mệnh bảo vệ nơi biên cương luôn gắn liền với những khó khăn, mất mát. Có những <br />
người lính trẻ đã ra đi mãi mãi trong sự tiếc thương của đồng đội. Sự thiếu thốn đến tột <br />
cùng khi "áo bào thay chiếu, anh về đất". Sự ra đi của người lính ấy chẳng theo một nghi <br />
lễ nào cả, chỉ có manh áo cùng đồng đội tiễn đưa anh lên đường. Lễ tang của anh chẳng <br />
có lấy một manh chiếu, thiếu thốn là thế nhưng Quang Dũng lại coi manh áo khoác cho <br />
người đồng chí của mình là áo bào, thứ mà chỉ dành cho vị vua cao quý. Sự ra đi của anh <br />
không theo một nghi thức thông thường nào cả mà nó mang tầm vóc đất trời. Sự mất mát <br />
ấy cũng khiến núi rừng thương xót để rồi "Sông Mã gồng lên khúc độc hành".<br />
<br />
Chẳng ai có thể nói trước được tương lai của người lính. Có những người bỏ mạng trên <br />
đường hành quân nhưng dù đã ra đi thì tâm hồn họ vẫn hướng theo những đồng đội của <br />
mình. Dẫu biết "Đường lên thăm thẳm một chia phôi" thế nhưng bước chân người lính <br />
vẫn cứ hành quân ngày qua ngày, dù mỏi mệt nhưng họ vẫn lạc quan tiến về phía trước.<br />
<br />
Cuộc đời người lính luôn tiềm ẩn những khó khăn, gian khổ bởi hiểm nguy rình rập, bị <br />
bệnh tật, kẻ thù rình rập. Thế nhưng tâm hồn người lính vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Họ <br />
không hề khô khan, chai sạn mà cũng biết thưởng thức cảnh đẹp đất trời, sự lãng mạn <br />
hiếm có nơi rừng núi hiểm trở "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Và khi đứng trên cao <br />
của ngọn núi hiểm trở nhìn xuống anh lại vô tình bắt gặp cảnh tượng lãng mạn hiếm có <br />
"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Tất cả như khiến anh càng thêm yêu quê hương, đất <br />
nước và tự nhủ chắc chắn phải bảo vệ chốn thân yêu này.<br />
<br />
Trong cuộc hành quân ấy, người lính cũng được trải nghiệm cuộc sống của những người <br />
dân miền núi, họ cũng hòa mình vào để tận hưởng cái bầu không khí ấm cúng rộn ràng <br />
ấy:<br />
<br />
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa<br />
<br />
Kìa em xiêm áo tự bao giờ<br />
<br />
Khèn lên man điệu nàng e ấp<br />
<br />
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"<br />
Và hơn thế, trái tim người lính cũng biết yêu thương, rung động. Ở nơi xa xôi hiểm nguy <br />
ấy nhưng không lúc nào tình yêu của anh dành cho người yêu của mình vơi đi. Câu thơ <br />
"mắt trừng gửi mộng qua biên giới" thật là một cách sử dụng ngôn từ đắt. Tình yêu của <br />
người lính có thể vượt qua cả bom đạn, quân thù, bất kể ngày mai có ra sao nhưng trong <br />
tim anh luôn nồng nàn tình yêu dành cho người phụ nữ của mình. Anh dành tuổi xuân nơi <br />
đầu súng để đổi lấy yên bình cho quê hương nơi em ở, đó là một tình yêu thật vĩ đại và <br />
cao cả, thật lớn lao và xúc động.<br />
<br />
Không phải cảnh vật trên đường hành quân lúc nào cũng tàn bạo, hung dữ mà nó cũng nên <br />
thơ, lãng mạn:<br />
<br />
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br />
<br />
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br />
<br />
Có nhớ dáng người trên độc mộc<br />
<br />
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"<br />
<br />
Cảnh tượng người và thuyền ta đã bắt gặp nhiều lần nhưng lần này lại thấy đẹp đến lạ. <br />
Phải chăng đây là một bản tình ca còn đang dang dở đợi người trở về viết tiếp? Đó là nét <br />
phảng phất buồn của một tình yêu đẹp, một tâm hồn trong sáng chan chứa tình cảm đang <br />
ngước theo người yêu hay phải chăng đó cũng là đôi mắt đượm buồn của người thiếu nữ <br />
tiễn người thương lên đường đánh trận?<br />
<br />
Thật vậy, cuộc đời người lính mặc dù có nhiều khổ đau, mất mát thế nhưng tâm hồn họ <br />
luôn tràn trề nghị lực và tình yêu cao cả. Họ bất khuất, anh dũng không chịu khuất phục, <br />
không có khó khăn nào có thể khiến họ dừng lại ngày kể cả cái chết. Cuộc sống khó <br />
khăn, thiếu thốn mà họ phải chịu thật mỏi mệt, đau đớn thế nhưng ở họ lại toát lên vẻ <br />
oai hùng, anh dũng của một tinh thần tuổi trẻ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.<br />
<br />
Chiến tranh đã khiến con người phải trả một cái giá quá đắt. Nhiều người đã dành cả <br />
thanh xuân của mình để đổi lại hòa bình, cuộc sống yên vui cho con trẻ. Đứng nơi đầu <br />
sóng ngọn gió, nơi tận cùng của tổ quốc đầy hiểm nguy như thế nhưng vẫn có những con <br />
người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ sống hết mình, lạc quan và hăng say chiến đấu. <br />
Đó là những người lính trẻ, những vị anh hùng anh dũng hy sinh quên mình vì dân tộc. Tác <br />
phẩm "Tây Tiến" của Quang Dũng là một bức tượng đài bất hủ về hình tượng bi tráng <br />
của người chiến sĩ hết lòng vì dân vì nước, giai thoại về người lính sẽ còn được ghi nhớ <br />
đến muôn vạn đời sau về những con người nhỏ bé nhưng sức mạnh mang tầm vóc vũ trụ.<br />
<br />
<br />