Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông
lượt xem 1
download
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông trình bày thực trạng, nguyên nhân, đề xuất giải pháp công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông I. THỰC TRẠNG Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội. Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng . Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tuy nhiên trong thực tế quan sát vẫn còn một số hành vi mà học sinh chưa thể biểu hiện thật tốt về đạo đức trong văn hoá ứng xử học đường, kỹ năng sống và trải nghiệm sáng tạo để học sinh có thể vận dụng và ứng phó tốt với các tình huống căng thẳng xảy ra trong thực tiễn hoạt động và cuộc sống thường ngày. Vẫn còn một ít học sinh trả lời với người lớn tuổi thiếu dạ, thưa; biết cho mình, ít quan tâm đến người khác; thiếu chào hỏi người lớn tuổi; trong xưng hô; trong bàn ăn; trong ứng xử vẫn còn những thái độ và hành động thiếu đạo đức. II. NGUYÊN NHÂN Nhà trường có dạy lồng ghép và dạy chuyên đề về các hành vi đạo đức của học sinh. Phê bình chỉ rõ những hành vi sai trái để học sinh điều chỉnh. Nhưng trong thực tế còn học sinh thể hiện thiếu đạo đức, những nguyên nhân sau đâu ảnh hưởng đến đạo đức học sinh:
- Xã hội phát triển ý thức tự giác, chủ động và động lực bên trong để thúc đẩy quá trình tự tu dưỡng của nhiều học sinh được xem nhẹ đã tạo nên một trào lưu làm theo mà không phân biệt tốtxấu; đúngsai; có ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức hay không. Nền tảng kiến thức chưa vững chắc, dễ vấp ngã, sa sút, học sinh dễ bị các phần tử xấu lôi kéo làm những hoạt động thiếu đạo đức. Sách báo, phim ảnh ngày càng nhiều, một số em tiếp thu không chọn lọc nên đã học tập xuống cấp do đua đòi với các bạn cùng trang lứa, hay trốn học, chơi game, …ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng và vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho con; không quan tâm sự ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, nếp sinh hoạt hàng ngày, cách cư xử của các thành viên trong gia đình đến việc hình thành nhân cách cho trẻ; thiếu sự nêu gương từ người lớn cũng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho trẻ. Gia đình còn khoán trắng việc giáo dục toàn diện mà đặc biệt là giáo dục đạo đức của con em mình cho nhà trường, khá nhiều phụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em về đạo đức. Gia đình chưa có biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ khi học sinh, một số gia đình đi làm ăn xa, để con ở lại nhà, hàng tháng chỉ cung cấp tiền. Không quan tâm đến con, không dành thời gian tâm sự với con, ít chịu lắng nghe con nói mà coi việc giáo dục là của nhà trường, không biết con cái cần gì, suy nghĩ gì, chi sài tiền vào đâu. Có sẵn tiền, các em tự do sử dụng không ai quản lý , không ai giáo dục theo hướng tích cực. Vẫn còn vài phụ huynh có biểu hiện bênh vực con khi nhà trường mời kết hợp giáo dục theo nội quy hoặc khi các em có mâu thuẫn tranh cãi với nhau làm cho nhà trường khó giáo dục các em hơn.
- Đa số phụ huynh cung cấp điện thoại thông minh cho các em. Theo thống kê trong trường số học sinh được trang bị điện thoại thông minh không học tốt lên mà học tập và đạo đức ngày càng sa sút, hay tỏ vẻ, thể hiện kiểu ta đây. III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nhà trường cần tuyên truyền, phối hợp một cách có hiệu quả trong giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng những hình thức phù hợp, hấp dẫn thông qua dạy chuyên đề, diễn tiểu phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi công khai để tạo sự đồng thuận, sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trườnggia đình và xã hội. Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, cha mẹ, các thành viên lớn tuổi trong gia đình phải là tấm gương về đời sống đạo đức để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ cần xây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm hạnh phúc, để gia đình trở thành môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách của các thành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhà trường thường xuyên bàn bạc, trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường khi đề ra các chủ trương giáo dục học sinh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, gia đình học sinh để được Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến; đồng thời báo cáo kết quả đạt được trong các hoạt động của nhà trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu rõ. Định kỳ hằng quý có mời Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để thảo luận, trao đổi bàn bạc, báo cáo tình hình kết quả giáo dục học sinh hoặc kiến nghị các giải pháp giáo dục để Ban đại diện cha mẹ học sinh cộng tác. Lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, đóng góp của học sinh và cha mẹ học sinh về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, cha mẹ học sinh. Kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để giải quyết thoả đáng các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho học sinh và cha mẹ học sinh.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; Tổ chức giáo dục học sinh có hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương. Giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học, tham gia lao động sớm. Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các lực lượng trong nhà trường để giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo học sinh. Tham gia cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực ban và các cán bộ chuyên môn trong nhà trường để giải quyết các vụ việc khi học sinh có tranh chấp nhau hoặc có mời cha mẹ học sinh vào để giải quyết các tranh chấp giữa học sinh với nhau. Tham gia vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường với mục đích vì lợi ích của học sinh. Thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo học sinh. Nhà trường tăng cường kết hợp với cha mẹ học sinh nhiều hơn. Trong thời gian học, học sinh có vắng một buổi hoặc trốn tiết một lần, có thái độ vi phạm đạo đức thì điện thoại thông báo cho gia đình, từ hai buổi trở lên thì giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìm nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, vận động gia đình quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng khắc phục.
- Giáo viên chủ nhiệm cùng với nhà trường thực hiện tốt hơn các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt mỗi năm học giáo viên chủ nhiệm tổ chức được ít nhất 6 chuyên đề giáo dục theo nội dung giáo dục đạo đức lễ giáo, giáo dục văn hoá ứng xử, giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống rất thiết thực bổ ích. Đây là hoạt động góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, không phải là một việc làm đơn giản. Nó là công việc cần phải có thời gian dài và công sức ở những người làm công tác giáo dục, của gia đình và của toàn xã hội. Qua phân tích trên đây có thể nhận thấy, vai trò của gia đình nhà trường, gia đình và xã hội đều rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các con. Khi gia đình coi trọng việc dạy dỗ đạo đức cho con, bắt đầu bằng những bài học rất đầu tiên như lễ phép trong ứng xử, văn minh trong ăn uống, lịch sự nơi công cộng,… sẽ giúp các em ý thức được mỗi lời nói cũng như từng hành vi cử chỉ của mình. Học sinh cấp trung học cơ sở là đối tượng dễ bị tác động từ xã hội bên ngoài, ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, đánh giá, những lối sống, trào lưu trên internet, sống ảo, việc giáo dục cho các em thành một người có đạo đức tốt là rất cần thiết để các em có thể đứng vững và trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức học sinh phải có sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ và thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học
9 p | 99 | 12
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non
3 p | 232 | 10
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non
5 p | 112 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
6 p | 208 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN16: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
20 p | 152 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN7: Kĩ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
4 p | 115 | 8
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN7: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
9 p | 188 | 8
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN12: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi
5 p | 73 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
2 p | 100 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN15
3 p | 91 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN9: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non
5 p | 234 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN19: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non
3 p | 194 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép
5 p | 48 | 5
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN18: Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở giáo dục mầm non
6 p | 117 | 5
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH13: Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực
9 p | 99 | 5
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học
8 p | 56 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học
4 p | 42 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 04: Lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học
4 p | 180 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn