Bài thu hoạch môn Xã hội học trong lãnh đạo và quản lý: Phát huy vai trò dư luận xã hội trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Diễn Châu 3
lượt xem 11
download
Bài thu hoạch môn Xã hội học trong lãnh đạo và quản lý "Phát huy vai trò dư luận xã hội trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Diễn Châu 3" nhằm làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ thể là nhà lãnh đạo, quản lý và các đối tượng tham gia thực hiện nhiệm vụ nắm bắt, khai thác, tạo lập dư luận xã hội trong triển khai công việc. Từ đó tạo sự đồng thuận, tăng hiệu lực, hiệu quả cho công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch môn Xã hội học trong lãnh đạo và quản lý: Phát huy vai trò dư luận xã hội trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Diễn Châu 3
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BÀI THU HOẠCH MÔN: XÃ HỘI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ “PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3” Họ và tên học viên: Phan Trọng Đông Mã số học viên: AF211240 Lớp: A22 Khóa: K72 NGHỆ AN - 2021
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BÀI THU HOẠCH MÔN: XÃ HỘI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ “PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3” Họ và tên học viên: Phan Trọng Đông Mã số học viên: AF211240 Lớp: A22 Khóa: K72 NGHỆ AN - 2021
- 1 Phần một. Mở đầu Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến. Việc ứng dụng dư luận xã hội trong quản lý trở nên quan trọng và cần thiết. Bởi nắm bắt được dư luận xã hội sẽ giúp người lãnh đạo có cái nhìn đầy đủ về các vấn đề liên quan. Từ đó có đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp làm tăng hiệu quả, hiệu lực cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình. Các phương châm lãnh đạo và hành động thực tiễn hiện nay được dư luận xã hội ủng hộ sâu rộng, ví dụ như: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đặc biệt khi “quy chế dân chủ cơ sở” đi vào cuộc sống thì vai trò của dư luận xã hội càng thể hiện rõ. Rất nhiều tấm gương điển hình đi đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế được dư luận xã hội ủng hộ nhiệt tình. Để làm rõ vai trò của dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý trong các trường học. Tôi xin trình bày đề tài “Phát huy vai trò dư luận xã hội trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Diễn Châu 3”. Thông qua đề tài, tác giả muốn làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ thể là nhà lãnh đạo, quản lý và các đối tượng tham gia thực hiện nhiệm vụ nắm bắt, khai thác, tạo lập dư luận xã hội trong triển khai công việc. Từ đó tạo sự đồng thuận, tăng hiệu lực, hiệu quả cho công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
- 2 Phần hai. NỘI DUNG 1. KHÁI LUẬN VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI 1.1. Một số quan niệm về dư luận xã hội Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể chứng kiến những bàn luận ở nhiều cấp độ khác nhau về những vấn đề (sự kiện, hiện tượng hoặc hành vi cụ thể...) thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các vấn đề thu hút đông đảo ý kiến thảo luận thường liên quan tới lợi ích của nhóm, cộng đồng người hay toàn xã hội. Các vấn đề cũng có thể tác động đến hệ thống giá trị, chuẩn mực mang tính phổ quát trong xã hội. Hiểu một cách rộng nhất, dư luận xã hội là sự bàn luận công khai của các thành viên trong xã hội về những vấn đề mà họ quan tâm. Do vậy, dư luận xã hội với tư cách là hiện tượng xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ trong lịch sử xã hội loài người. Tuy nhiên, thuật ngữ dư luận xã hội chỉ được bắt đâu sử dụng rộng rãi từ thời kỳ Khai sáng và tiếp theo đó là giai đoạn cách mạng tư sản thế kỷ xvni, XIX ở châu Âu. Ngày nay, với tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị-xã hội, trong bối cảnh cách mạng thông tin và kỷ nguyên số hóa với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh quan trọng để người dân thể hiện tâm tư, ý chí, nguyện vọng, sự phán xét đánh giá của mình đối với cạc vấn đề họ quan tâm [1]. Là một hiện tượng xã hội phức tạp, dư luận xã hội được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ triết học, nghiên cứu dư luận xã hội như là một bộ phận của ý thức xã hội và phản ánh thực tại xã hội nói chung. Theo đó, dư luận xã hội bắt nguồn từ những hành vi, hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm trong xã hội đang song, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Dư luận xã hội phản ánh những gì xảy ra trong đờỉ sống thực tiễn. Dưới góc độ chính trị học, nghiên cứu dư luận xã hội với tư cách là một phương thức thể hiện quyền tự do ngôn luận; một công cụ để gây ảnh hưởng lên các quá trình chính trị và chính sách như các cuộc bầu cử, hoặc hoạt động
- 3 hoạch định và thực thi chính sách công. Dưới góc độ kinh tế học, dư luận xã hội phản ánh thị hiếu, nhu cầu của các khách hàng đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định. Quan niệm kinh tế học nhấn mạnh chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm khách hàng và mối quan tâm thảo luận của họ là những đặc điểm, tính chất của các loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Bởi thế, dư luận xã hội biểu hiện dưới hình thức của những trạng thái nhu cầu, thị hiếu và cả xu hướng sở thích đối với những loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Dưới góc độ tầm lý học, coi dư luận xã hội là trạng thái tâm lý. phản ánh thái độ, nguyện vọng, thái độ và tình cảm của cá nhân đối với những gì đang trực tiếp tác động tới đời sống của họ. Định nghĩa tâm lý học nhấn mạnh các khía cạnh tâm lý cá nhân của dư luận xã hội. Dưới góc độ xã hội học, nghiên cứu dư luận xã hội như sản phẩm của quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân và giữa các nhóm xã hội. Trong quá trình này, con người với vai trò cá nhân và là thành viên nhỏm, cộng đồng xã hội, trao đổi, thảo luận và tìm đến sự nhận định được chia sẻ và mang tính chất chung đối với vấn đề mà họ cùng quan tâm. Sự trao đổi, thảo luận mang tính công khai là yêu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành dư luận xã hội. Đối diện với các vấn đề liên quan đến lợi ích của mình, con người không chỉ nhận biết và nhận thức về vấn đề, mà còn tìm cách xác định mối quan hệ và cách ứng xử của mình đối với vẩn đề. Một mặt, nó là cơ sở cho việc xác định mối quan hệ và cách thức ứng xử chính là lợi ích của bản thân trong tương quan với lợi ích nhóm, xã hội. Có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Dư luận là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xâ hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại [2]. Mặt khác, cách thức ứng xử của cá nhân đối với vấn đề mà họ quan tâm còn bị chi phối mạnh mẽ từ hệ giá trị - chuẩn mực mang tính phổ quát của nhóm và rộng hơn là của xã hội. Giá trị và chuẩn mực được coi là cơ sở cho việc đưa ra các phán xét, đánh giá của con người như một quan
- 4 niệm coi dư luận là ý kiến có tính chất đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa đối với họ, hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung [3]. Tiếp cận xã hội học cho phép chúng ta bóc tách được các tầng lớp lợi ích và mối quan hệ giữa chúng, những gì chi phối và định hướng sự tham gia của cá nhân và nhóm xã hội vào quá trình thảo luận công khai đối với các vấn đề quan tâm. Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu khái niệm dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hỉện thái độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội đổi với các vẩn đề đang diễn ra trong xă hộỉ có liên quan đến lợi ỉch và giá trị của họ; dư luận xã hộỉ được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai. Một số điểm lưu ý: Dư luận xã hội không phải là phép cộng đơn giản của các ý kiến cá nhân. Dư luận xã hội chỉ được hình thành thông qua quá trình tương tác và trao đổi ý kiến giữa nhiều người với nhau, hình thành nên các luồng ý kiến chung của một số đông nhất định. Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội, mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận. Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó. Trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra. Cơ cấu của các nhóm này có thể trùng với các nhóm hay tầng lớp xã hội thông thường như sinh viên, dân cư đô thị... Bên cạnh đó, nhóm chủ thể có thể được hình thành dựa vào mối quan hệ lợi ích với vấn đề đang diễn ra như: nhóm người tiêu dùng trước thông tin về chất lượng thực phẩm, nhóm người tham gia giao thông qua các trạm BOT có thu phí không hợp lý... Đối tượng của dư luận xã hội là các sự kỉện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây ra sự quan tâm của người dân và được thông
- 5 tin rộng rãi, công khai. Các nguồn thông tin này không chỉ xuất phát từ các cơ quan chính thức, mà có thể được tìm kiếm bằng các con đường khác như trên báo chí, internet, các nguồn tham chiếu khác nhau... Từ góc độ lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội, cần chú ý đến các luồng dư luận đối với các vấn đề liên quan tới lợi ích công cộng mà đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp giải quyết xử lý. Các vấn đề nảy sinh này liên quan đến khoảng trông về quản lý, hoặc chính sách mà việc giải quyết chứng nằm trong thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Dư luận về bổ nhiệm sai cán bộ lãnh đạo, quản lý không đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ, năng lực, về các đại án tham nhũng, hoặc hành vi không phù hợp của một số cán bộ, công chức là những ví dụ điển hình cho dư luận xã hội loại hình này. 1.2. Thành phần của dư luận xã hội Mặc dù các hình thức biểu hiện của dư luận xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, nhưng vẫn có thể phát hiện ra được ba thành phần cơ bản của dư luận xã hội. Đó là: Nhận thức bao gồm tri thức, hiểu biết, thông tin, giao tiếp. Với thành phần này, dư luận xã hội luôn có khả năng cho ta biết chuyện gì xảy ra, sự kiện gì diễn ra. Thải độ bao gồm các trạng thái cảm xúc, tình cảm, các nhu cầu, động cơ, tâm tư, nguyện vọng. Với thành phần này, dư luận xã hội luôn bao hàm tình cảm, ví dụ như yêu hay ghét, quan tâm chú ý hay thờ ơ không chú ý, ủng hộ hay phản đối. Xu hướng hành động thể hiện qua cách thức cư xử, sự sẵn sàng hành động theo một kiểu nhất định nào đó. Với thành phần này, dư luận xã hội luôn phản ánh xu hướng hành động như hành động sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ hay phản đối, sẵn sàng lên tiếng khen ngợi hay phê phán. Việc phân biệt và nắm chắc ba thành phần này của dư luận xã hội là rất cần thiết và quan trọng đối với công tác lãnh đạo, quản lý. Bởi vì, nắm bắt được
- 6 thông tin hay nghe người khác nói ra một điều gì đó, ví dụ “nhất trí, đồng ý” là cần thiết nhung chưa đủ. cần phải quan sát để hiểu thái độ gắn với câu nói đó là gì? Thực chất xu hướng hành động gắn liền với thông tin đó là gì, họ sẽ ủng hộ hay sẽ phản đối. Nếu không nắm chắc cả ba thành phân của dư luận xã hội, rất có thể lãnh đạo, quản lý chỉ đạt được ý kiến, lời nói suông, lời hứa hẹn mà trên thực tế công việc lại khác hẳn. Ngay cả khi lãnh đạo, quản lý tạo được thái độ tôn trọng từ cấp dưới hay của người dân thì như thế có lẽ vẫn chưa đủ. Bởi vì, vấn đề là hành động, cấp dưới hay người dân có sẵn sàng nghe theo và làm theo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn không. Lãnh đạo, quản lý không chỉ cần lời nói ủng hộ, thái độ ủng hộ mà rất cần những công việc được thực hiện, những việc làm thiết thực để biến lời nói và thái độ thành hiện thực. Trên cấp độ vi mô, các thành phần của dư luận xã hội có cấu trúc phức tạp gồm các mối liên hệ biện chứng. Dư luận xã hội có thành phần cấu trúc bên trong gồm sự hiểu biết, thái độ và xu hướng hành động. Các thành phần này có mối liên hệ quy định lẫn nhau: từ tình cảm đến hành động, từ nhận thức đen xu hướng hành động và ngược lại tạo thành một chỉnh thể có tính hệ thống. Các mối liên hệ của ba thành phần này có xu hướng tạo thành phức thể thống nhất của các yếu tố có thể mâu thuẫn, đối lập nhau, ví dụ, mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và tình cảm. Xét từ góc độ tâm lý cá nhân, con người luôn tìm mọi cách để thiết lập mối quan hệ thống nhất, dung hòa lẫn nhau giữa yếu tố nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân để tránh sự mất cân bằng tâm lý. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều cơ chế tự vệ tâm lý có khả năng thiết lập trạng thái cân bằng, ổn định, thống nhất của các yếu tố nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân. Từ góc độ nhóm xã hội, dư luận xã hội là hiện tượng xã hội không tránh khỏi những mâu thuẫn giữa các luồng ý kiến, thái độ và hành vi. Tuy nhiên, cơ chế đơn giản nhất để đảm bảo sự thống nhất, ổn định, cân bằng của dư luận xã hội là cơ chế số đông: ý kiến nào được đa số ủng hộ, chia sẻ thì ý kiến đó chiếm vị thế chủ đạo của dư luận xã hội. Những ý kiến của thiểu số thường chịu áp lực của số đông và thường phải tồn tại trong im lặng.
- 7 Cấu trúc dư luận xã hội luôn tuân theo quy luật cân bằng động, nghĩa là một yếu tố này thay đổi, sẽ kéo theo thay đổi ở các yếu tố còn lại. Theo quy luật này, dư luận xã hội dễ bị thay đổi do có những thay đổi ở thành phần, yếu tố hành vi. Nói cách khác, hành động hay việc làm thay đổi thường sẽ kéo theo sự thay đổi ở nhận thức, cuối cùng là ở tình cảm và toàn bộ dư luận xã hội. Điều này cũng xảy ra đối với ý kiến của cá nhân. Dư luận xã hội là sự phản ánh chủ quan (băng nhận thức, thái độ và xu hướng hành vi) của nhóm người nhất đỉnh đối với những vấn đề xã hội. Ví dụ, dư luận xã hội của các tài xế thường xuyên lái xe qua một trạm thu phí BOT nhất định nào đó. Dư luận xã hội không phải là tổng số các ý kiến của cá nhân. Nhưng một ý kiến của một cá nhân có thể trở thành dư luận xã hội trong những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện nhất định. Ví dụ, một ý kiến của một cá nhân nói trúng và nói đúng tâm tư, nguyện vọng của nhiều người khác, thì ý kiên đó được những người này chia sẻ, đồng tình và trở thành “dư luận xã hội”. Dư luận xã hội còn có thể là ý kiến của cơ quan có quyền lực trong xã hội - công luận đối với vấn đề xã hội được phát biểu công khai. Trên các phương tiện thông tin đại chứng ngày nay vẫn xuất hiện các cụm từ “Công luận thế giởi phản đối chiến tranh” hay “Người phát ngôn Bộ ngoại giao X tuyên bố”. Đây là loại dư luận xã hội - công luận chính thức về những vấn đề nhất định. 1.3. Tính chất dư luận xã hội Dư luận xã hội dưới hình thức nào và thuộc loại nào cũng đều có một số đặc điểm cơ bản sau: Tỉnh công chúng: Dư luận xã hội luôn là ý kiến của công chúng, có nghĩa là của nhiều người, đông người, vô số người, thậm chí là của đại chúng. Dư lụận xã hội có thể xuất phát từ ý kiến của một cá nhân nhưng đó là ý kiến được nhiều người nghe, chia sẻ, bày tỏ về những vấn đề chung. Tỉnh công khai'. Nói tới hình thức biểu hiện của dư luận xã hội. Dư luận xã hội luôn là ý kiến được phát biểu, bày tỏ dưới nhiều hình thức khác nhau cho nhiều người, đông người, công chúng cùng biết. Theo lý thuyết “Vòng xoáy
- 8 của sự ỉm lặng” của Elisabeth Noelle - Neumann đưa ra năm 1972, dư luận xã hội có thể được hiểu là ý kiến được nói công khai mà không sợ bị trừng phạt [4]. Tính trao đổi: Nói tớị cơ chế nảy sinh, vận hành của dư luận xã hội. Thông qua sự tương tác, trao đổi thông tin, tình cảm mà dư luận xã hội được hình thành, biểu hiện và thực hiện các chức năng của nó. Trao đổi là cho dư luận xã hội lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, từ nơi này sang nơi khác. Trao đổi làm cho dư luận xã hội có thể bị biến đổi, bị thêm bớt, bị phân hóa và có thể bị tan biến, lợi dụng. Tính lợi ích: Nói tới bản chất, nội dung và ý nghĩa của dư luận xã hội. Dư luận xã hội chỉ hình thành khi vấn đề đó động chạm đến lợi ích được chia sẻ của các nhóm lớn trong xã hội. Dư luận xã hội phản ánh lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội. Dư luận xã hội đồng thời là một hình thức, cách thức, phương tiện, công cụ để bảo vệ lợi ích của nhóm người trong xã hội. Lợi ích trong dư luận xã hội được hiểu bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có mối liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của nhóm lớn trong xã hội. Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra động chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, khuôn mẫu hành vi của cộng đồng, quốc gia. Tỉnh lan truyền: Quá trình hình thành dư luận bao giờ cũng bắt đầu từ ý kiến của một vài cá nhân, lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan truyền trong nhóm lớn. Vi vậy có thể hiểu, dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, sự đánh giá, phán xét của nhóm lớn trong xã hội. Cơ sở của bất kỳ hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vồng gây nên chuỗi kích thích, hiệu ứng của nhóm lớn. Tỉnh thống nhất và mâu thuẫn: Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến, các loại trạng thái và các xu hướng hành động khác nhau, mâu thuẫn nhau hoặc đối lập nhau của các nhóm xã hội. Ví dụ, có thể tìm thấy trong bất kỳ một
- 9 dư luận xẵ hội nào các luồng ý kiến đồng tình và phản đối, quan tâm và thờ ơ, yêu - ghét và giữa hai luồng ý kiến mâu thuẫn này là luồng ý kiến trung gian, “ba phải”, trung dung. Các đặc điểm, tỉnh chất khác: Dư luận xã hội có nhiều đặc điểm, tính chất khác như tính bién đổi, ví dụ dư luận xã hội có thể nhanh chóng biến đổi từ chỗ đa số phản đối sang đa số ủng hộ. Đồng thời, dư luận xã hội có tính ỳ rất lớn thể hiện ở chỗ chậm thay đổi, ví dụ dư luận xã hội về vị thế, vai trò của giới. 1.4. Chức năng của dư luận xã hội Dư luận xã hội xuất hiện để thỏa mãn một so nhu cầu quan trọng của xã hội. Trong số đó có các nhu cầu thông tin, giao tiếp, đặc biệt là nhu cầu kiểm soát xã hội, điều chỉnh hành vi, định hướng hoạt động và bày tỏ thái độ, tình cảm của con người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều chức năng của dư luận xã hội như: chức năng nhận thức, giáo dục tư tưởng, kiểm soát, quản lý, dự báo, V.V.. Có thể tóm tắt một số chức năng cơ bản như sau: - Chức năng nhận thức: Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã hội với các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, quá trình xã hội. Xã hội có nhu cầu nhận biết và dư luận Xã hội có chức năng đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết về sự vật, hiện tượng xảy ra. Nhờ chức năng này mà chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết được chuyện gì, vấn đề gì đang được xã hội quan quan tâm, chú ý, bàn luận. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra mức độ phổ biến cao của dư luận xã hội là sự ủng hộ nhất trí của các thành viên đối với dư luận, việc các nhóm xã hội tự nguyện chấp hành đều là những bằng chứng khi nói về chức năng nhận thức mà dư luận xã hội mang lại đối với các nhóm xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự phản ánh thực tê xã hội của dư luận xã hội có thể đúng và cũng có thể sai. Trên thực tế, dù dư luận có đúng đến mấy thì dư luận xã hội cũng có những hạn chế nhất định, vì vậy trong quá trình lãnh đạo, quản lý không nên tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận. Chân lý của dư luận không phụ thuộc vào mức độ, tính chất phổ biến của nó. Không phải trong trường hợp nào, dư luận
- 10 của đại đa số cũng đúng hơn, có lý hơn khi so sánh với dư luận của nhóm thiểu số. - Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi: Chức năng này gắn liền vởi chức năng kiểm soát hành vi của con người trong xã hội. Dư luận xã hội khi đã hình thành là kết quả biểu thị thái độ của nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, ý chí tập thể (dấu ấn cá nhân không còn) nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh hành vi của các nhóm trong xã hội. Trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, ngạy cả khi xã hội chưa được phân chia thành các giai cấp thì dư luận xã hội đã thể hiện được vai trò điều chỉnh các hành vi cá nhân và nhóm. Dư luận xã hội được các nhà quản lý dùng như một công cụ để quản lý cộng đồng từ buổi bình minh của lịch sử loài người, Dư luận xã hội luôn tìm cách hướng đến các cá nhân và nhóm thực hiện những khuôn mẫu hành vi được phép và định hướng ngăn cản những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Dư luận xã hộỉ cổ vũ, khích lệ những hành vi phù hợp với các giá trị chuẩn mực, đồng thời lên án, trừng phạt những hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội để từ đó hướng đến điều chỉnh những hành vi của cá nhân và nhóm sao cho phù họp với các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội tác động tới việc xây dựng nhân cách của con người thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân. Sự đánh giá, phán xét của dư luận xã hội thường dựa trên các giá trị, chuẩn mực hiện tồn. Chẳng hạn, dư luận xã hội kiểu trọng nam khinh nữ luôn đề cao giá trị con trai nên đã định hướng cho nhiều cặp vợ chồng sinh con trai. Nhưng nhờ dư luận xã hội về trao quyền và bình đẳng giới, định hướng giá trị coi con gái cũng như con trai nên đã điều chỉnh hành vi kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng, cụ thể là không lựa chọn thai nhi theo giới tính. - Chức năng giải tỏa tâm lý - xã hội: Dư luận xã hội luôn phản ánh tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các cá nhân trong cộng đồng. Dư luận xã hội là diễn đàn, là cơ hội để các cá nhân được bày tỏ, chia sẻ quan điểm, ý kiến của
- 11 mình trước các vấn đề chung của quốc gia. Đồng thời cũng là cầu nối để bày tỏ tình cảm, giải tỏa tâm lý - xẫ hội giảm bớt được các căng thăng, xung đột trước các vấn đê xã hội. - Chức năng tư vẩn và giám sát: Bản chất của dư luận xã hội bao hàm những lời khuyên cho các cơ quan chức năng về cách thức, phương pháp giải quyết các vấn đề mà dư luận đề cập đến. Thông qua dư luận xã hội để Đảng và Nhà nước lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công dân. Dư luận xã hội được nhìn nhận là cơ hội để công chúng thể hiện những ý kiến của mình về những vấn đề chung của cộng đồng xã hội. Trên thực tế, chúng ta thấy tâm trạng xã hội căng thẳng, bức xúc của các nhóm đều không có lợi cho công tác điều hành, quản lý đất nước. Bởi vậy, Đảng, Chính phủ luôn tạo điều kiện để người dân góp ý vào các bản dự thảo Luật, Hiến pháp, Văn kiện của Đảng... Thông qua dư luận xã hội được coi như một kênh tư vấn quan trọng từ người dân đến với Chính phủ để góp phần hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, việc chọn giải pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng của Chính phủ chứ không phải của dư luận xã hội. Đối với nhiều trường hợp cụ thể, việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn, không bị cô lập về xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Thông qua dư luận xã hội, họ phán xét, đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và hoạt động cụ thể của bộ máy chính quyền. Đặc biệt, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các nhỏm xã hội chất vấn các hoạt động của các cơ quan công quyền. Dư luận xã hội học thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra khồng chính thức bộ máy nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp, giám sát hoạt động của họ có phù hợp với lợi ích tập thể hay không và phát hiện ra những vấn đề để kịp thời tư vấn các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ. 1.5. Cơ chế hình thành dư luận xã hội - Cơ chế truyền tin: Theo cơ chế này, dư luận xã hội hình thành trong quá trình truyền tin từ người này sang người khác. Cá nhân thiếu thông tin, luôn có nhu cầu tìm kiếm thông tin và bổ sung thông tin, họ phải trao đổi thông tin
- 12 với nhau và học hỏi lẫn nhau, kết quả của quá trình truyền tin này là hình thành dư luận xã hội. Cơ chế truyền tin cho biết dư luận xã hội hình thành qua bốn giai đoạn lần lượt là: 1) tiếp cận thông tin; 2) hình thành ý kiến cả nhân; 3) trao đổi ý kiến cá nhân; 4) tổng - tích hợp và thể hiện ý kiến chung của các cá nhân. Cụ thể, ở giai đoạn thứ nhất, cá nhân tiếp cận nguồn tin và có ý kiên nhất định nào đó. Ở giai đoạn thứ hai, cá nhân có nhu cầu truyền tin, bày tỏ ý kiến cho ngươi khác cùng biết. Ở giai đoạn thứ ba, các cá nhân trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau tạo thành những ý kiến chung. Ở giai đoạn thứ tư, các cá nhân truyền ý kiến chung đã được chia sẻ chọ người khác biết. Từ đây hình thành các luồng dư luận xã hội nhất định nào đó. Cơ chế truyền tin cho biết, vai trò đặc biệt quan trọng của thông tin: nếu không tiếp cận được thông tin và không được truyền thông tin thì khó có thể hình thành dư luận xã hội. - Cơ chế giải quyết vấn đề: Theo cơ chế này, dư luận xã hội hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề nhất định nào đấy mà xã hội quan tâm. Cơ chế giải quyết vấn đề cho biết ở đâu xuất hiện vấn đe xã hội bức xúc, thì ở đó có nhiều khả năng hình thành dư luận xã hội. Bởi vì, dư luận xã hội là một cách thức giải quyết vấn đề xã hội và thông qua dư luận xã hội, các cá nhân, các nhóm xã hội sẽ tham gia giải quyết vấn đề xã hội bức xúc đối với họ. Theo Daniel Yankelovich, N.Foote và C.Hart và một số nhà nghiến cứu khác [5], dư luận xã hội là một cách thức đặc biệt mà các cá nhân, nhóm xã hội sử dụng để định hướng giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của họ. Theo cơ chế giải quyết vấn đề, dư luận xã hội hình thành lần lượt qua một số giai đoạn như sau: 1) Gây chú ý: Trong giai đoạn này, vấn đề nhất định nào đó gây chú ý, thu hút sự chú ý của một số người nhất định, hoặc đơn giản là một số người chú ý đến một vấn đề nhất định nào đó; 2) Tăng cường tính cấp thiết của vấn đề: Trong giai đoạn này, những người đã chú ý đến vấn đề, phát hiến ra vấn đề nhất định nào đó thường tìm cách thu hút những người khác quan
- 13 tâm tới vấn đề đó. Nhờ vậy mà tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề được tăng lên và lan rộng trong xã hội; 3) Tìm kiếm các lựa chọn: Trong giai đoạn này, mọi người bàn bạc, chia sẻ, thảo luận các ý kiến khác nhau bao gồm cả đề xuất các quan điểm giải quyết khác nhau đối với vẩn đề cấp thiết đang đặt ra; 4) Suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề: Trong giai đoạn này, những ý kiên cực đoan thường tìm cách dung hòa hoặc tạm thời nhường chỗ cho những ý kiến đưa ra những giải pháp hợp lý, khả thi...; 5) Cân nhắc sự lựa chọn; 6) Lựa chọn quan điểm: đưa ra các phán xét, đánh giá chung... Ở cuối giai đoạn này, nếu vấn đề xã hội cấp thiết được giải quyết thỏa đáng thì sẽ không còn dư luận xã hội về nó nữa. Nhưng nếu vấn đề đó chưa được giải quyết, hoặc giải quyết không thỏa đáng thì dư luận xã hội về nó có thể sẽ thay hình, đổi dạng hoặc đơn giản là tạm thời lắng xuống chờ điều kiện, cơ hội phù hợp sẽ lại bùng phát. Như vậy, cơ chế giải quyết vấn đề cho thấy, dư luận xã hội xuất hiện để góp phần giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Do vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý lắng nghe dư luận xã hội sẽ nắm bắt được vấn đề xã hội bức xúc và tham khảo được các biện pháp, giải pháp hoặc đề xuất cách giải quyết vấn đề đặt ra. Ví dụ, có thể phân tích các luồng dư luận xã hội về các trạm thu phí BOT để tham khảo cách giải quyết vấn đề đặt ra đối với các trạm thu phí này và đối với cả cách thực hiện BOT. 2. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 2.1. Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong tuyên truyền, giáo dục Hiện nay, nhận thức về văn hóa nói chung và giá trị truyền thống văn hóa nhà trường nói riêng của nhà quản lý giáo dục, giáo viên, viên chức phục vụ giáo dục, đào tạo, học sinh trong Trường THPT chưa cao. Hệ quả là nhiều biểu hiện tiêu cực trong nhà trường chưa được ngăn chặn, một số hoạt động giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh của Trường
- 14 THPT chỉ cầm chừng, nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường trong Trường THPT có ý nghĩa to lớn. Điều này rất cần thiết, vì thực chất đây là hoạt động nhằm tạo ra sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về môi trường giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho các thành viên trong nhà trường qua đó học sinh, thầy cô cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên ... hình thành thái độ đúng đắn đối với những giá trị, chuẩn mực, mục tiêu phát triển của nhà trường, bồi đắp các quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường theo hướng tích cực. Đây là việc làm đòi hỏi sự linh hoạt, nhuần nhuyễn thông qua các phương pháp, hình thức giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường phù hợp với điều kiện nhà trường. Trong đó, cần lưu ý những điểm sau: - Tạo dư luận xã hội rộng rãi, nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục ... tạo điều kiện xây dựng lối sống và con người mới theo những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên nhà trường về vị thế, vai trò của giá trị truyền thống văn hóa nhà trường đối với sự phát triển của nhà trường. - Tạo dư luận xã hội rộng rãi, nhằm tổ chức, vận động hình thành các phong trào học sinh hướng tới các nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường, tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí, nội dung về văn hóa nhà trường. Trên cơ sở đó ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào nhà trường, tạo lập môi trường giá trị truyền thống văn hóa nhà trường lành mạnh, an toàn, bền vững. - Tạo dư luận xã hội rộng rãi, nhằm ủng hộ việc xây dựng môi trường giá trị truyền thống văn hóa nhà trường lành mạnh, phê phán, đấu tranh chống lại các biểu hiện không lành mạnh trong nhà trường, từ đó định hướng các nội dung cần đạt tới trong nhiệm vụ xây dựng môi trường giá trị truyền thống văn hóa nhà trường THPT.
- 15 - Đặc biệt coi trọng vai trò, tác dụng của website của nhà trường trong việc tạo dư luận xã hội rộng rãi, nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền, thông báo nội dung các hoạt động, biểu dương các cá nhân điển hình, tập thể tiên tiến … 2.2. Sử dụng dư luận xã hội nhằm tạo sự đồng thuận trong phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, gia đình và xã hội Trong nền kinh tế thị trường, học sinh đang trở thành một trong những đối tượng được các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh hướng tới với tư cách là những khách hàng của họ. Theo đó, những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của học sinh ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại và cách thức phục vụ. Với những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhiều cơ sở kinh doanh, tụ điểm vui chơi giải trí, hàng quán đang thu hút một lượng không nhỏ những học sinh. Ngoài những tiện ích, mặt tích cực do các dịch vụ này mang lại, cũng có những mặt trái rất đáng lưu tâm như tổ chức cá độ, thách đố tiền bạc, cho ghi nợ để rồi “bắt nợ”, ... Chính bởi vậy, để xây dựng các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường đạt kết quả, cần tạo lập dư luận tích cực trong xã hội, từ đó phát huy sự phối hợp đồng thuận giữa nhà trường với chính quyền sở tại, đặc biệt là công an, đoàn thanh niên để quản lý, giám sát các cơ sở, tụ điểm vui chơi, giải trí cũng như những hàng quán đang hoạt động xung quanh trường THPT. Trong quá trình định hướng và phát triển nhân cách học sinh, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời đối với học sinh, nếu phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ đạt hiệu quả tốt. Gia đình là môi trường đầu tiên vào đời của mỗi con người. Trong gia đình, mỗi cá nhân được học những kinh nghiệm sống, những tri thức, những cách thức ứng xử đầu tiên của mình, mỗi con người lớn lên trong tình cảm, sự thương yêu quan tâm, chăm sóc của người thân. Họ không chỉ được học cách ứng xử trong gia đình, mà còn được giáo dục cách ứng xử với các quan hệ xã hội thông qua kinh nghiệm của người thân.
- 16 Đối với tuổi trẻ đặc biệt là học sinh thì giáo dục nhà trường là sự tiếp tục của giáo dục gia đình. Ở đó giáo dục đạo đức được kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác nhau nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, hệ thống nhất được chọn lọc và đạt chuẩn mực vì thế đây được xem là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất để giáo dục những giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục xã hội là sự tiếp tục của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, nó sẽ củng cố và làm phong phú thêm những điều con người học được ở nhà trường và gia đình. Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội là những lĩnh vực không đứng biệt lập mà là những vòng quay đồng tâm kế tiếp và giao thoa nhau của sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện cả Đức – Trí - Thể - Mỹ đặc biệt là cho thế hệ trẻ thanh niên, học sinh. Tạo lập dư luận tích cực trong xã hội tốt là cơ sở cho sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, qua đó thể hiện ở việc cùng hợp tác, cùng trao đổi thông tin để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của học sinh từ đó tìm ra phương pháp tác động vào họ phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm hay việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ của con em mình, có liên hệ thường xuyên với nhà trường để kết hợp với nhà trường uốn nắn những biểu hiện lệch chuẩn của con, em mình cũng như của giáo viên, cán bộ công nhân viên. Đồng thời tôn trọng nội quy, quy chế của các ban ngành, của nhà trường, có thái độ đúng mực trong quan hệ với nhà trường với giáo viên, giữ chữ tín cho thày cô, theo truyền thống tôn sư trọng đạo để làm gương cho con em mình. Tạo lập dư luận tích cực trong xã hội nhằm tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội, phát huy tiềm năng xã hội hoá trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì phần lớn, thời gian của học sinh là học tập tại nhà và cộng đồng cư trú,
- 17 nếu chỉ chú ý đến giáo dục đạo đức tại trường thì chưa đủ ảnh hưởng tới việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu trong vệc định hướng dư luận nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây văn hóa nhà trường Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong nhà trường đối với công tác định hướng dư luận về việc thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trong đó có giáo dục văn hóa nhà trường. Biện pháp này đòi hỏi phải đưa nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường vào nội dung hoạt động của nhà trường. Những nội dung đó phải được cụ thể hóa thành những tiêu chuẩn, tiêu chí để nhận xét, đánh giá khi phân tích chất lượng đảng viên, đoàn viên, cán bộ quản lý, giáo viên, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, của chi bộ Đảng nhà trường. Xây dựng một cơ chế phù hợp để tăng cường sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận trong việc nắm bắt dư luận xã hội trong việc xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường, xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Ban Giám hiệu cần có cơ chế theo dõi thường xuyên các buổi họp cán bộ lớp trong toàn trường để nghe phản hồi từ phía học sinh về các mặt hoạt động của nhà trường nhằm có những điều chỉnh, giải đáp kịp những thắc mắc của học sinh, từ đó hình thành dư luận đúng hướng cho mục tiêu nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên dư luận là các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên; Hội học sinh trong việc tuyên truyền, giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh. Tạo cơ chế cho học sinh được tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn giá trị truyền thống văn hóa nhà trường của nhà trường. Học sinh có thể đánh giá, góp ý xây dựng các mặt hoạt động của nhà trường. Thông qua hoạt động này, chính học sinh sẽ tạo dư luận tốt trong việc tự giác tham gia xây dựng và thực hiện văn hóa nhà trường.
- 18 Trường THPT vốn có ưu thế về số lượng và chất lượng chủ thể, nếu biết phối hợp đồng bộ, kết hợp với việc khơi dậy và phát huy tốt vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, các bộ phận, tổ chức, thì hoạt động giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường sẽ thu được hiệu quả cao. Hiện nay, nhà quản lý giáo dục nhà trường chỉ đề cao sự phối hợp mà quên rằng để phát huy được sức mạnh tổng hợp ấy trước hết mỗi tổ chức, cá nhân phải làm tốt vai trò trách nhiệm của mình. Do có nhiều bộ phận, tổ chức, cá nhân cùng tham gia văn hóa nhà trường cho học sinh, trong khi hiệu quả lại mang tính định tính, trừu tượng, khó đánh giá, nếu không xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chủ thể dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, tranh công, đổ lỗi, rất khó quy trách nhiệm cụ thể. Công khai rõ trách nhiệm của từng chủ thể không chỉ để mỗi bộ phận, tổ chức, cá nhân thực thi trách nhiệm của mình một cách tự giác, chủ động, tích cực mà còn tạo đồng thuận trong đội ngũ là tiền đề tốt cho việc tổ chức thực hiện. Khi dư luận đồng thuận thì đây thực sự là một biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh Trường THPT hiện nay. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức Đoàn rất phù hợp trong việc tổ chức các hình thức tuyên truyền dư luận phong phú, linh hoạt, mềm dẻo như: tọa đàm, mạn đàm, thi tìm hiểu, tổ chức các phong trào hành động cách mạng để giáo dục chính trị - tư tưởng trong học sinh. Do vậy, trách nhiệm của tổ chức Đoàn là làm cho đoàn viên lĩnh hội nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng chủ yếu thông qua con đường tình cảm và hành động thực tiễn, qua đó hình thành niềm tin vững chắc ở học sinh. Đoàn thanh niên, Hội học sinh nên tổ chức những buổi nói chuyện, những trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh có thông tin nghề nghiệp, việc làm và chọn nơi dự tuyển nhằm khắc phục khó khăn cho học sinh khi ra trường kiếm việc làm. Việc thực hiện cầu nối giữa đào tạo và sử dụng mà Đoàn trường đã làm được sự ủng hộ của đông đảo học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận môn quan hệ công chúng: Bản kế hoạch PR cho Walmart
15 p | 1123 | 108
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 p | 701 | 41
-
Bài tiểu luận môn Cơ sở quy hoạch và quản lý lãnh thổ: Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
33 p | 200 | 30
-
Bài thu hoạch môn Giáo dục học đại cương: Giáo dục xã hội đặc thù của loài người
16 p | 290 | 25
-
Bài thu hoạch môn Giới trong lãnh đạo và quản lý: Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp
19 p | 108 | 20
-
Bài thu hoạch môn an sinh xã hội đề tài : tìm hiểu phân tích một vấn đề về an sinh
10 p | 172 | 14
-
Bài thu hoạch môn Tôn giáo và tín ngưỡng: Một số biện pháp giáo dục "Đạo Hiếu" của Phật giáo trong đời sống thực tiễn hiện nay
26 p | 37 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn