intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc trị chứng đau ở âm đạo thời kì mãn kinh

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường gặp triệu chứng đau ở âm đạo, rồi lan sang chi dưới dẫn đến cử động, đi lại khó khăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc trị chứng đau ở âm đạo thời kì mãn kinh

  1. Bài thuốc trị chứng đau ở âm đạo thời kì mãn kinh Ở thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường gặp triệu chứng đau ở âm đạo, rồi lan sang chi dưới dẫn đến cử động, đi lại khó khăn. Các bài thuốc trị
  2. Ngoài biểu hiện đau, đồng thời còn có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, đi kiểm tra phụ khoa nhiều khi không phát hiện điều gì liên quan đến bệnh lý, hay viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do có sự rối loạn do can khí uất kết, kinh lạc bế tắc do huyết ứ mà sinh đau. Bài thuốc thường dùng chữa đau âm đạo có hiệu quả là bài thuốc “xuyên luyện thang” gia giảm với các vị thuốc: bạch truật 6g, mộc hương 4g, tiểu hồi 4g, đại hồi 4g, nhũ hương 4g, trạch tả 6g, huyền hồ 6g, ô dược 6g, trư linh 6g, ma hoàng 6g, tân lang 6g, xuyên luyện từ 6g. Thêm 3 lát gừng, hành 1 củ. Cho tất cả vào 500 ml nước, nấu còn 150 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7 ngày liền. Tùy theo chứng bệnh mà gia giảm: người có rêu lưỡi vàng nhầy thêm hoắc hương 12g, bách khấu nhân 5g; người có sắc lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ tăng thêm hồng hoa 3g, bạch giới tử 3g, đảng sâm 15g; người biếng ăn thêm mạch nha 12g, cốc nha 12g, độc cước khu 10g, sơn tra 6g; người bị kém khí hoặc cảm thấy rõ bị hụt hơi, thương hạ khí thông thêm đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, thăng ma 6g; người đi đại tiện lỏng thì thêm bạch truật sao 10g, mạch nha sao 12g, biển đậu 12g.
  3. Liệu pháp ẩm thực Ngoài ra, có thể dùng liệu pháp ẩm thực trong chữa trị. Dùng kê huyết đằng 12g, hương phụ 8g, thân đương quy 8g, hoàng kỳ 20g, huyền hồ 6g, gạo tẻ 100g. Cho các vị thuốcnày vào trong túi vải, đổ nước sắc lấy nước cốt khoảng 500 ml. Cho gạo tẻ vào nước cốt để nấu thành cháo, cháo chín, nêm nếm gia vị muối, dầu vừng, xì dầu… mỗi ngày ăn 1 lần, cho đến khi hết chứng đau. Dùng thân đương quy 9g, xuyên khung 6g, tiểu hồi hương 6g, đại táo 3 quả, hương phụ 6g, trứng gà 2 quả. Các vị thuốc cũng đựng trong túi vải, đổ nước sắc lấy nước cốt
  4. khoảng 200 ml. Sau đó đập trứng gà, bỏ vỏ, đánh đều, dùng nước cốt nấu chín là có thể dùng được, mỗi ngày 1 lần, ăn đến khi hết triệu chứng (lưu ý, với người bị cảm sốt hoặc đại tiện lỏng tạm thời thì chưa ăn). Hoặc có thể luộc thịt heo (lấy thịt ở phần bụng) 150g, cùng thân đương quy 10g, bạch chỉ 5g, nguyên hồ 8g, hương phụ 6g, xuyên khung 6g, đại táo 5 quả, nguyên nhục 15g, xì dầu 50 ml, nước 300 ml. Cho các vị thuốc trên, xì dầu, nước và thịt vào trong nồi sành đun nhỏ lửa trong 2 giờ là có thể dùng được. Nấu xong, thái thịt thành miếng nhỏ làm thức ăn, nước thì dùng với cơm. Sau khi triệu chứng mất đi thì ngừng ăn (lưu ý, người bị cảm sốt, đại tiện lỏng nhão tạm thời không ăn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2