intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc từ lá mơ

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô. Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “rau “dấm chó”. Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc từ lá mơ

  1. Bài thuốc từ lá mơ
  2. Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô. Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “rau “dấm chó”. Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Mùa ra hoa quả từ tháng 8 đến tháng 10. Có một loài cùng họ, cũng có công dụng tương tự, chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có màu tím đỏ ở mặt sau, gọi là mơ tam thể. Còn người dân miền núi lại hay dùng cây mơ rừng, cùng họ, cũng có công dụng như mơ lông. Mơ rừng có đặc trưng khác với những loài trên ở chỗ toàn thân hầu như nhẵn, lá có gốc hình tim rõ, hoa màu hồng.
  3. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng Ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Mơ lông có thể gặp hầu hết các tỉnh (trừ vùng núi cao, trên 1.600 m). Lá mơ thường được trồng ở những hàng rào, bờ vườn hoặc bờ nương rẫy. Có nơi được trồng để làm thuốc. Mơ lông có 2 loại: loại lá màu xanh và loại mơ tam thể. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng. Bài thuốc từ lá mơ lông
  4. - Chữa kiết lỵ lâu ngày: rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100 gr sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. - Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: lá mơ lông 80 gr, cỏ nhọ nồi tươi 150 gr, lá đại khanh 30 gr, hạt cau 16 gr, bách bộ 12 gr, vỏ đại 8 gr, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày. - Chữa lỵ: lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20 gr, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10 gr sắc uống hoặc làm viên uống ngày một thang. Hoặc lá mơ lông 30 gr, cỏ sữa 25 gr, rau sam 20 gr, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 gr, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5 gr sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8 gr, ngày uống 3 lần. - Chữa tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể, rau sam, cây cứt lợn (mỗi vị 6 gr), đọt cà ăn quả 15 gr, xuyên tâm liên 4 gr. Sắc uống mỗi ngày một thang. - Chữa ho gà: lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần. - Một số người còn dùng loại lá xanh không lông để chữa men gan tăng trong các bệnh viêm gan. Mỗi lần dùng 20-25 gr lá tươi, đem rửa sạch, xay nghiền nát
  5. gạn lấy nước khoảng độ 250-300 ml, ngày uống 2 lần sáng và tối, thời gian uống từ 5-7 ngày liên tục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2