intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TIỂU LUẬN “ TÍNH TOÁN TIỀN LƯƠNG”

Chia sẻ: đinh Thành Công | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

320
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TIỂU LUẬN “ TÍNH TOÁN TIỀN LƯƠNG”

  1. Họ và tên : ĐINH THÀNH CÔNG MSSV : 40900124 Lớp : 090F0201 BÀI TIỂU LUẬN “ TÍNH TOÁN TIỀN LƯƠNG” Định nghĩa và ý nghĩa: I. Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đ ược thanh toán theo k ết quả cuối cùng. Mặt khác, tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đ ến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương có ý nghĩa chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Cơ sở,phương pháp tính lương và những tồn tại trong từng cách: II. II.1. Hình thức tiền lương theo thời gian: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc - công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động của doanh nghiệp. Hình thức tính lương này thường áp dụng cho nhân viên văn phòng và công - nhân viên làm việc hành chánh. Công thức tính lương: - Đối với công nhân viên chức nhà nước:  Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương+  tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) . Đối với người lao động các đơn vị khác:  Mức lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương +  hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong tháng theo quy định ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương tuần = (mức lương tháng * 12)/52  Mức lương ngày = mức lương tháng/số ngày làm việc (22 hoặc 26)  Mức lương ngày = mức lương ngày/ số giờ làm việc một ngày (8)  Hạn chế tồn tại: vì chưa tính đến đầy đủ chất lượng lao động nên ít có tác - dụng kích thích và phát triển năng lực khả năng sẵn có của người lao đ ộng. Vì thế cần có nhiều biện pháp tạo sự tự giác, tính kỷ luật cho người lao động. >>>
  2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm: II.2. Là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng - sản phẩm làm ra, công việc đã hoàn thành đảm bảo đúng yêu cầu và đ ơn giá ti ền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. II.2.1. Tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp Được tính bằng số lượng công việc làm được nhân với đơn giá tiền lương. Không hạn chế số lượng công việc làm được và tính cho từng cá nhân hay một bộ phận sản xuất. Công thức tính: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành * Đơn giá tiền lương. Hạn chế: II.2.2. Tính tiền lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm nh ững công vi ệc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thi ết bị trong các phân x ưởng s ản xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị... Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho m ột tập thể người lao đ ộng. Theo cách tính này, ti ền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực ti ếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định. Tiền lương được lĩnh= Tiền lương của bộ phận trực tiếp * Tỷ lệ quy định. Tồn tại: tuy cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân h ọ. Nhưng nếu không quản lý chặt thì doanh nghiệp có thể bị mất ti ền do công nhân ph ụ làm không đúng nhiệm vụ. II.2.3. Tính tiền lương theo sản phẩm có thưởng Là tiền lương kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy đ ịnh từ việc trực tiếp hay gián tiếp sản xuất sản phẩm. Cũng được tính cho cá nhân hay là một bộ phận nhiều lao động. Cách tính lương này sẽ kích thích người lao động nâng cao chất l ượng và số l ượng sản phẩm làm ra, hạn chế những sai sót có thể mắc phải cho sản phẩm. II.2.4. Tính tiền lương theo sản phẩm lũy tiến Được tính dựa trên mức độ hoàn thành vượt mức sản phẩm của mục tiêu đã đ ề ra theo sản phẩm trực tiếp với suất tiền thưởng lũy tiến. Với mỗi mức độ vượt mục tiêu khác nhau thì chế độ tiền thưởng lũy tiến cũng khác nhau, vượt càng cao thì phần trăm số tiền nhận được trên sản phẩm trực tiếp làm ra càng lớn và nên áp dụng ở những bộ phận quan trọng, cần thiết đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Hạn chế: Việc trả lương này sẽ làm tăng chi phí nhân công làm giá thành sản phẩm tăng. >>>
  3. II.2.5. Tiền lương khoán Là tiền lương tính theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động nhưng tính toán phức tạp. II.2.6. Tính tiền lương theo sản phẩm cuối cùng Đối với những doanh nghiệp có tính chất khai thác, thì tiền lương sẽ dựa trên giá trị đạt được sau khi đã loại bỏ đi những chi phí, nộp thuế, các khoản phải trích theo quy định. Còn đối với những doanh nghiệp có tính chất chế biến thì cần xác định rõ giai đoạn của cuối cùng tạo ra sản phẩm của từng bộ phân (là một phần sản phẩm hay sản phẩm hoàn thiện). - Một số phương pháp tính:  Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người lao động trong tập thể.  Chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc thực tế c ủa t ừng người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người trong tập thể đó.  Chia lương theo bình công chấm điểm hằng ngày cho từng người lao động trong tập thể đó. II.2.7. Tính lương một số trường hợp đặc biệt: Doanh nghiệp phải trả khi người lao động làm thêm ngoài giờ. - Đối với lao động trả lương theo thời gian : Công thức tính: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150%, 200% hay 300% * Số giờ làm thêm. Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm * 150% , 200 hay 300%. Mức 150% với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% ngày nghỉ tuần; 300% vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thỉ chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định. - Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương làm trong giờ tiêu chuẩn ban ngày * 150%,200% hay 300%). Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định. Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%) Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sản phẩm, công việc làm thêm * (Đơn giálàm thêm vào ban ngày * 130%) *150%,200% hay 300%. >>>
  4. Ngạch, bậc lương  Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng cho Công nhân viên toàn công ty là mức lương 900.000 VND, trong trường hợp công nhân viên làm đủ số ngày công trong tháng.  Công ty chia làm 02 ngạch là ngạch quản lý và ngạch nhân viên, ngạch quản lý gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng 1, Trưởng phòng 2 – Phó phòng 1, Phó phòng 2, Tổ trưởng – Tổ phó – Cửa hàng trưởng. Ngạch nhân viên gồm 5 mức nhân viên khác nhau. - Trưởng phòng loại 1 là Trưởng phòng bán hàng – Trợ lý Giám đốc, Trưởng phòng loại 2 là Trưởng phòng nhân sự, tài chính kế toán. - Nhân viên loại 1 là: Thư ký Giám đốc, kế toán tổng hợp. - Nhân viên loại 2 là: nhân viên kế toán, nhân viên nhân sự, nhân viên kinh doanh. Đối với nhân viên kinh doanh, trong trường hợp hưởng theo % doanh thu thì chỉ áp dụng mức 50 % lương theo bậc. - Nhân viên loại 3 là: Thư ký hành chánh, tiếp tân. - Nhân viên loại 4 là: nhân viên giao nhận, nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng, chỉ có 7 bậc lương. Đối với nhân viên bán hàng, trong trường hợp hưởng theo phần trăm doanh thu thì chỉ áp dụng mức 50 % lương theo bậc. - Nhân viên loại 5 là: nhân viên tạp vụ, chỉ có 7 bậc lương.  Công ty chia bậc lương làm 12 loại, tương ứng khoảng 12 năm công tác. Định kỳ tăng lương của công ty mỗi năm 1 lần, mỗi lần tương ứng khoảng 10%. Vi ệc tăng lương ngoài khung do Ban giám đốc quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Nhân viên mới sẽ áp dụng bậc lương do Giám đốc quyết định tuỳ theo kết quả tuy ển dụng, tuy nhiên thông thường, mức thử việc sẽ lấy tương ứng với bậc kinh nghiệm của ứng viên trừ đi 1 bậc. Cấp bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng lương khối lãnh đạo Giám đốc 7.27 8.00 8.80 9.68 10.65 11.71 12.88 14.17 15.59 17.15 Phó Giám đốc 6.20 6.82 7.50 8.25 9.08 9.98 10.98 12.08 13.29 14.62 T.Phòng 1 5.62 6.18 6.80 7.48 8.23 9.05 9.96 10.95 12.05 13.25 T.Phòng 2 5.12 5.64 6.20 6.82 7.50 8.25 9.08 9.99 10.98 12.08 Phó phòng 3.64 4.00 4.40 4.84 5.32 5.86 6.44 7.09 7.79 8.57 Tổ trưởng 2.07 2.27 2.50 2.75 3.03 3.33 3.66 4.03 4.43 4.87 Bảng lương khối nhân viên Nhân viên b.1 2.20 2.40 2.60 2.80 3.00 3.20 3.40 3.60 3.80 4.00 Nhân viên b.2 1.60 1.80 2.00 2.20 2.40 2.60 2.80 3.00 3.20 3.40 Nhân viên b.3 1.40 1.50 1.60 1.70 1.80 1.90 2.00 2.10 2.20 2.30 Nhân viên b.4 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60 1.70 Nhân viên b.5 1.00 1.10 1.21 1.32 1.43 1.54 1.65 III. Tính toán các khoản trích theo lương: Người lao động Các khoản trích Doanh nghiệp Tổng cộng (trừ trên lương) Công đoàn phí 2% 0% 2% Bảo hiểm xã hội 16% 6% 22% Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2% >>>
  5. Tổng cộng 22% 8,5% 30,5% Các khoản phụ cấp và trợ cấp: IV. Phụ cấp: IV.1. Phụ cấp trách nhiệm: các cấp quản lý được hưởng thêm 10% lương cơ bản - hàng tháng. - Phụ cấp làm thêm, thêm giờ, thêm ca. - Phụ cấp dạy nghề. - Phụ cấp công tác lưu động. Nếu đi thường xuyên thì cố định một mức hằng tháng là 200.000VNĐ.  Không thường xuyên thì phụ cấp theo độ dài quãng đường(không áp  dụng với đi công tác nội bộ trong công ty) • 15.000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều dưới 10 km. • 25.000 đồng/lần tính trên quãng đường 1 chiều từ 10 đến 20 km. • 35.000 đồng/lần tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 20 đến 30 km. • 50.000 đồng/lần tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 30km trở lên. - Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề: ưu tiên khu vực miền núi hải đảo, những người công tác lâu năm. - Phụ cấp người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng. - Phụ cấp nghề, tập sự: không được nhận lương chính thức. IV.2. Trợ cấp: - Trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp 50% tiền tháng lương theo tiền lương cơ bản tháng gần nhất. - Tiền trợ cấp nghỉ chờ việc:  Trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của người lao động, Giám đốc Công Ty sẽ trợ cấp cho người Lao Động bằng 100 % mức lương quy định .  Nếu do lỗi của người lao động thì lúc đó người lao động không được trả lương . >>>
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2