YOMEDIA
ADSENSE
Bài tiểu luận về thủy sản
1.040
lượt xem 195
download
lượt xem 195
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nằm trong khu vực châu Á,khu vực đứng đầu thế giới về sản lượng thủy sản, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thủy sản.Thành phần các loài thủy sản nơi đây rất đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn lợi tôm nước ngọt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận về thủy sản
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nằm trong khu vực châu Á,khu vực đứng đầu thế giới về sản lượng thủy sản, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thủy sản.Thành phần các loài thủy sản nơi đây rất đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn lợi tôm nước ngọt. Nghề tôm nước ngọt đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cả nước và phát triển mạnh nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,vùng thủy sản và vùng nông nghiệp lớn của cả nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nước lũ và trong số 13 tỉnh, thành phố của Đồng Bằng Sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) phải kể đến Thành Phố Cần Thơ. Thành Phố Cần Thơ nằm trong vùng ảnh hưởng của nước lũ nhưng lại có tiềm năng to lớn về thủy sản nước ngọt. Thành Phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, rất thuân lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm, cá nước ngọt. Tôm là một trong những thành phần chủ yếu của đông vật không xương sống nước ngọt rất đa dạng về thành phần loài và phân bố rộng khắp các loại hình thủy vực. Trong vài năm gần đây, hiên trạng khai thác nguồn lợi tôm tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy giảm sút nghiêm trọng do việc cải tiến ngư cụ khai thác, hậu quả của việc phá rừng,…khó có khả năng khôi phục quần đàn tôm trong tự nhiên. Song song đó sản lượng khai thác hiên nay lại vượt quá ngưỡng cho phép và điều kiện môi trường luôn luôn biến động bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp làm cho thành phần loài và sản lượng cũng theo đó mà biến đổi để thích nghi với điều kiên môi trường đặc biệt là các loài có khả năng chịu đựng kém.Cho nên ở thời điểm này các cơ quan chuyên ngành thủy sản cần thiết đề ra những giải pháp cụ thể, hợp lý để phát triển và bảo vệ nguồn lợi tôm trong thủy vực tự nhiên, đưa ngành thủy sản lên ngành kinh tế mũi nhọn.Trong đó việc thường xuyên khảo sát lại thành phần loài là rất quan trọng. Chính vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về tập tính sống, tính di truyền, khả năng sinh sản và đặc biệt là phân loại các giống tôm làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu, lai tạo ra các giống tôm mới chất lượng cao về phẩm chất và khả năng sinh học là điều cấp thiết. Cho đến nay những nhà nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản đã được thực hiện rất nhiều, song nghiên cứu về nguồn lợi ở Thành Phố Cần Thơ hầu như rất ít.Cho nên đề tài “Khảo sát thành phần loài tôm ở các thủy vực Thành Phố Cần Thơ“ được đề xuất và thực hiện nhằm nghiên cứu thành phần loài tôm để đánh giá lại tình trạng nguồn lợi tôm hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp, định hướng quản lý, 1
- khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi tôm ở địa bàn Thành Phố Cần Thơ nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. 1.2 Mục tiêu Đề tài “khảo sát thành phần loài tôm ở các thủy vực Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm cung cấp các dữ liệu về sinh học và nguồn lợi hải sản để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.3 Nội dung Khảo sát cơ cấu thành phần loài tôm phần bố ở Thành Phố Cần Thơ. Sự biến động thành phần loài theo các loại hình thủy vực Thành Phố Cần Thơ. Sự biến động kích thước của các loài tôm theo các loại hình thủy vực Thành Phố Cần Thơ. 2
- PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi Thủy Sản Việt Nam Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. (http://www.fistenet.gov.vn, cập nhật ngày 01/ 10/ 2009). Môi trường sống cơ bản đối với các loài thủy sinh vật ở nước ta có thể chia thành 4 dạng: vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước nước ngọt). Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 75 loài tôm. (http://www.fistenet.gov.vn, cập nhật ngày 01/10/2009). Công trình nghiên cứu của Anderson và Lindner năm 1945 đã dẫn ra khóa phân loại họ phụ thuộc giáp xác 10 chân. Đây là công trình lớn nhất về phân loại giáp xác ở thế kỷ 20 (Nguyễn Văn Thường, 1997). Gần đây nhất có báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra nguồn lợi tôm, cá, cua vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển Cà Mau” của Hà Phước Hùng và các công tác viên đã khảo xác được 20 loài tôm thuộc 4 họ: Panaeidae, Sergestidae, Palaemonidae, Squillidae. Các công trình nghiên cứu về thành phần loài tôm nước ngọt- lợ tương đối ít. Dẫn liệu về thành phần loài tôm nước ngọt – lợ rất ít so với dẫn liệu khá phong phú về tôm biển. Năm 1904 đoàn nghiên cứu Pavie công bố dẫn liệu về thành phần loài tôm nước ngọt ở vùng Đông Dương nhưng rất nghèo nàn. Tác giả chỉ nói đến 3 loài tôm tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Các nghiên cứu thời kỳ sau cách mạng ở trong nước và thế giới của Holthuis (1950), Đặng ngọc Thanh (1961, 1967, 1875), Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Hữu Yết (1972) đã môt mặt bổ sung thêm giống loài mới ở Bắc Việt Nam, mặc khác lại xem xét về các vấn đề danh pháp và vị rí phân loại học của nhiều loài tôm nước ngọt ở Bắc Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Năm 1990, 1913: Calman và Kemp đã đưa ra hệ thống phân loại đối với các loài tôm 10 chân (Decapoda, Macrura) nói chung và họ Palaemonidae nói riêng. 3
- Năm 1927: Balss với tác phẩm Decapoda đã đưa ra hệ thống phân loại đến going và loài một cách chặt chẽ. Tác giả đã chia họ Palaemonidae thành 4 họ phụ: Typhlocaridinae, Desmocaridinae, Palaemininae và Pontoniinae. Rất nhiều tác giả như: Sollaud (1938), Gaiepskaia (1948), Vino Gradob (1950), Cowles (1914), Dall (1957), Hall (1961), Holthuis (1958), Kobjokava (1966), Lindner (1957), Suvalti (1950)…bằng những công trình nghiên cứu của mình ở những khu hệ khác nhau đã đưa ra các hệ thống phân loại chính để xác định các giống loài giáp xác 10 chân nói chung và tôm thuộc 2 họ phụ Penaeinae và Palaemonidae nói riêng. Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả về tôm Palaemonidae phân họ Palaemoninae có thể xác định ở Việt Nam gồm 24 loài thuộc các giống: Leandriter, Leptocarpus, Palaemon, Exopalaemon, Palaemonetes, Macrobrachium (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001). Năm 2001, Đặng ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải đã biên soạn “Động vật chí – Giáp xác nước ngọt” do nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn bản. 2.2 Đặc điểm phân bố của một số loài tôm trong khu vực 2.2.1 Tính chất khu hệ, phân bố địa lý Họ tôm Palaemonidae phân bố rộng ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương ở Việt Nam, tôm Palaemonidae tập trung phân bố ở thủy vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Về phân loại học, khu hệ tôm nước ta có 2 tập hợp loài cơ bản: • Tập hợp loài tôm họ Palaemonidae từ vĩ tuyến 16 trở ra coa quan hệ chặt chẽ với thành phần loài Hoa Nam – Trung Quốc và mang yếu tố đặc hữu với các loài: Macrobrachium yeti, Macrobrachium mieni, Macrobrachium dienbienphuen, Macrobrachiumvietnamense, Macrobrachium hainanense, Macrobrachium nipponense, Exopalaemon mani, Palaemonetes tonkinensis, Palaemonetes sinensis. • Tập hợp loài tôm họ Palaemonidae ở Miền Nam nói chung Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng có nguồn gốc nhiệt đới điển hình gồm các loài: Macrobrachium rosenbergii, Macrobrachium lanchesteri, Macrobrachium esculentum, Macrobrachium sintangensi, Macrobrachium javanicum, Exopalaemon stylierus,… Ngoài ra so với các nước lân cận thuộc vùng Trung Ấn, thành phần giống loài tôm họ Palaemonidae ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hầu như không có gì sai khác. (Nguyễn Văn Thường, 2009). 2.2.2 Phân bố theo điều kiện sinh thái 4
- a .Theo loại hình thủy vực Đa phần các loài thuộc họ Palaemonidae phân bố trong thủy vực nước chảy: sông ngòi, kinh rạch, vùng cửa sông,…một số loài phân bố trong các thủy vực nước tương đối như mương, vườn, ao, ruộng lúa (loài Macrobrachium lanchesteri). Cjỉ có 1 loài duy nhất được phát hiện ở suối nước ngọt thuộc huyện đảo Kiên Hải (Kiêng Giang) đó là Macrobrachium javanicum. (Nguyễn Văn Thường, 2009). b . Theo nồng độ muối Hầu hết các loài tôm thuộc giống Macrobrachium có đặc tính phân bố rộng trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ ven biển. Có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm loài rộng muối và nhóm loài hẹp muối. • Nhóm loài rộng muối: bao gồm các loài Macrobrachium rosenbergii, Macrobrachium equidens, Macrobrachium mammilodactylus, Macrobrachium esculentum, Macrobrachium mirabile, Macrobrachium sintangensi. Nhóm này có khả năng phân bố rộngở thủy vực nước ngọt và nước lợ cửa sông. • Nhóm loài hẹp muối: bao gồm các loài Macrobrachium lanchesteri, Macrobrachium idea, Exopalaemon stylierus, Palaemonetes sp1, Palaemonetes sp2, Leptocarpus potamiscus, Macrobrachium javanicum. (Nguyễn Văn Thường, 2009). 2.3 Thành phần loài tôm xuất hiện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ở miền Nam Việt Nam, nghiên cứu tôm Palaemonidae chỉ bắt đầu từ những năm 70 và nhất là năm 1975 khi chến tranh kết thúc, với những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1978, 1979, 1981, 1992) và Nguyễn Văn Thường. Các tác giả này đã có kết quả nghiên cứu về thành phần loài tôm Palaemonidae ở miền Nam Việt Nam, các địa điểm tìm thấy, nơi ở của các loài tôm.(Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001) Trong công trình nghiên cứu chưa công bố của Phạm Văn Miên, ngoài thành phần loài đã tìm thấy, tác giả còn trình bày những nhận xét về đặc trưng phân bố địa lý, địa động vật học của các loài tôm Palaemonidae ở miền Nam Việt Nam. (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001). Năm 1988 công trình của Đặng Ngọc Thanh đã bổ sung thành phần loài cơ bản của tôm Palaemonidae miền Nam Việt Nam và đặc điểm phân bố (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Việc định loại thành phần tôm có rất nhiều công trình nghiên cứu và nhiều tác giả tham gia, song phần lớn các công trình đều tập trung những loài phổ biến có giá trị 5
- lớn như họ tôm He Penaeidae hay họ tôm càng Palaemonidae. Vì các loài họ này có giá trị thực tiễn rất lớn như tôm sú (Penaedae monodon), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là những loài tôm cở lớn, thịt ngon, là đối tượng nuôi và xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy mà tôm có tầm quan trọng rất thiết thực và việc xác định đúng thành phần loài, bổ sung và nghiên cứu những giống loài mới là điều rất cần thiết. Số liệu điều tra về nguồn lợi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long do Nguyễn Văn Thường công tác viên thực hiện từ những năm của thập niên 90 đến nay đã thu được 18 loài tôm nước ngọt (Caridae) thuộc 3 họ tôm: Palaemonidae (tôm gai), Atyidae (tép gạo) và Alpheidae (tôm Gõ Mõ). Trong nhóm này đáng chú ý là họ tôm Palaemonidae rất đa dạng về thành phần loài: có 8 giống, 13 loài và phân bố rộng ở các loại hình thủy vực, sản lương khai thác lớn. (Nguyễn Văn Thường,2009). 2.4 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thành Phố Cần Thơ 2.4.1 Giới thiệu tổng quan về Thành Phố Cần Thơ Hình 1: Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ. Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Diện tích nội thành 53 km². Thành Phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người. Tuy là thành phố trực thuộc trung ương nhưng Cần Thơ vẫn là đô thị loại 2 từ năm 2004 cho đến ngày 24/6/2009 mới được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại một. 2.4.2 Các điều kiện tự nhiên 6
- Thành Phố Cần Thơ nằm giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành Thành Phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Hiện nay Thành Phố Cần Thơ gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn. Địa hình Thành Phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280C, thấp nhất không dưới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa. Mùa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1829 mm, số ngày mưa trung bình 114 ngày. Gió: hướng Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 4, hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió bình quân: 1,8m/ giây, lớn nhất là 30m/ giây. Về nguồn lợi tôm trong Thành Phố thì đã xác định được 14 loài nằm trong 13 họ. Nhìn chung các loài tôm chiếm ưu thế ở thủy vực Thành Phố Cần Thơ và lân cận hiện tại chủ yếu nằm trong giống Macrobrachium phân bố ở các thủy vực như ao, mương vườn, kênh, sông, ruộng,…Các loài tôm thuộc nhóm nước lợ hay tôm biển di cư vào nội địa vào mùa khô có sản lượng thấp.(Huỳnh Đăng Khoa, 2008). PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
- 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 7/ 2009 đến tháng 5/ 2010. Địa điểm nghiên cứu: tiến hành thu mẫu tại 8 quận, huyện thuộc khu vực Thành Phố Cần Thơ. Thu mẫu ở 78 điểm theo các loại hình thủy vực: • Sông cấp 1: thu 9 điểm. • Sông cấp 2: thu 12 điểm. • Rạch: thu 24 điểm. • Kênh: thu 15 điểm. • Ruộng: thu 24 điểm. • Ngoài ra còn thu ở 21 điểm chợ và 5 điểm thu mẫu những loài có giá trị kinh tế cao 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Vật liệu nghiên cứu - Máy chụp ảnh, kính lúp. - Cân, thùng nhựa, khay nhựa,can nhựa,thước . - Giấy bóng mờ, túi nilon. 3.2.2 Thu và cố định mẫu Mẫu được thu định kỳ 2 tháng 1 lần từ các loại hình thủy vực như: sông, kênh, rạch và đồng ruộng. Ngoài ra mẫu còn được thu tại các chợ địa phương thuộc phạm vi hành chánh Thành Phố Cần Thơ. Mẫu sau khi thu được gắn các phiếu có ghi nơi đánh bắt, ngày đánh bắt, mã hóa mẫu. Mẫu sau khi thu được trữ lạnh bằng nước đá và chuyển về phòng thí nghiệm nguồn lợi Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ để phân tích mẫu. 3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu Sử dụng phương pháp phân loại hình thái để phân loại các mẫu tôm thu được. Thành phần loài tôm được phân loại dựa theo: Nguyễn Văn Thường , 2009. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. 8
- Hệ thống phân loại ITIS: http://www.itis.gov Holthuis, 1980. Các khóa phân loại đinh danh tôm được các nhà nghiên cứu công bố chủ yếu dựa váo các chỉ tiêu hình thái như sau: Hình dạng chủy và công thức răng chủy. Các gai, gờ, rãnh trên giáp đầu ngực và các đốt trên chân ngực. Cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực. Hình dạng, kích thước và màu sắc thể. Hình dạng và cấu tạo các cơ quan sinh dục. Phương pháp đánh giá sự biến động thành phần loài Biến động số lượng thành phần loài được đánh giá qua các lần thu mẫu tại các sông hồ, kênh, rạch và tại các chợ thuộc khu vực 8 quận, huyện của Thành Phố Cần Thơ. Phương pháp đánh giá sự biến động kích thước của loài Đo kích thước của một số cá thể điển hình trong loài có trong mẫu được thu tại các sông, hồ, kênh, rạch thuộc 8 quận, huyện của Thành Phố Cần Thơ để đánh giá sự biến động kích thước của loài trong từng địa điểm thu mẫu. 3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được phân tích và xử lý dựa vào các phần mềm Microsofl Office Excel 2003 và Microsofl Office Word 2003 để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá và viết báo cáo. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 9
- Nội dung làm việc T7-T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 Lược khảo tài liệu Chuẩn bị, báo cáo đề cương Phân tích mẫu Viết đề tài Báo cáo tốt nghiệp, hoàn chỉnh và nộp luận văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 10
- Ngày 13 tháng 11 năm 2009 Kính gởi: PHÒNG TÀI VỤ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1.Các cơ sở để tiến hành công việc: -Được sự chấp thuận của Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ. -Thực hiện luận văn tốt nghiệp trong khung chương trình đào tạo ngành Quản lý nghề cá. -Tên đề tài: Khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở các thủy vực Thành Phố Cần Thơ. 2.Mô tả khái quát công việc: -Nội dung thực hiện: •Khảo sát cơ cấu thành phần loài tôm phần bố ở Thành Phố Cần Thơ. •Sự biến động thành phần loài theo các loại hình thủy vực Thành Phố Cần Thơ. •Sự biến động kích thước các loài tôm theo các loại hình thủy vực Thành Phố cần Thơ. -Cán bộ hướng dẫn: Ths. Võ Thành Toàn và Ths. Mai Viết Văn. -Địa điểm thực hiện: Thành Phố Cần Thơ. -Thời gian thực hiện: tháng 7/ 2009 đến tháng 5/ 2010. 3. Dự toán kinh phí: Mục chi Nội dung chi phí Giải thích Số tiền dự toán Dành cho PTV ghi 1 Chi phí đi lại 150.000đ 2 Mua mẫu vật 350.000đ 3 In luận văn 100.000đ TỔNG CỘNG 600.000đ Người lập CB hướng dẫn Bộ môn Trưởng khoa ………………. ………………….. ………….. ……………....... Phần kiểm tra và phê duyệt .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Ngày …..tháng…..năm 2009 Phòng……………….. Phòng tài vụ Hiệu trưởng (có tính kỹ thuật nghiệp vụ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
- Đặng Ngọc Thanh, 2002. Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001.Động Vật Chí – Giáp xác nước ngọt. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Nguyễn Văn Thường, 1997. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ tôm He (PENAEIDAE) ở vùng ven biển Tây Nam Bộ. Luận án cao học. Nguyễn Quốc Trường,2007. Khảo sát thành phần loài và đặc điểm tăng trưởng của một số loài tôm thường gặp phân bố ở vùng vên biển Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp. Dương Thúy An,2006.Khảo sát thành phần loài tôm phân bố ở huyện giá rai tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp. Hà Phước Hùng, 2004. Bài giảng đánh giá và quản lý nguồn lợi, Khoa thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Thường, 2009.Giáo trình ngư loại II, Khoa thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Huỳnh Đăng Khoa, 2008. Khảo sát thành phần loài và kỹ thuật khai thác của nghề lưới cào ở tỉnh Cần Thơ.Luận văn tốt nghiệp. Trương Văn Mai, 1996. Điều tra thành phần loài và phân bố của Tôm Họ Palaemonidae trên tuyến sông Hậu từ Châu Phú đến Long Phú. Luận văn tốt nghiệp. Holthuis, 1980. FAO-Species catalogue. Voll. Shrimp and Prawns of the word. http://www.fistenet.gov (cập nhật ngày 01/10/2009). http://www.google.com.vn (cập nhật ngày 01/10/2009). http://www.itis.gov (cập nhật ngày 11/10/2009). http://www.ria1.gov (cập nhật ngày 11/10/2009). 12
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn