intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài trí hợp lý các vật dụng trong phòng ngủ của bé

Chia sẻ: Nguyễn Lan May | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng ngủ chính là “chiếc nôi” mang đến giấc ngủ ngoan cho bé, nơi bé có thể vui chơi nô đùa, chuyên tâm học tập và rèn luyện tính tự lập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài trí hợp lý các vật dụng trong phòng ngủ của bé

  1. Bài trí hợp lý các vật dụng trong phòng ngủ của bé Phòng ngủ chính là “chiếc nôi” mang đến giấc ngủ ngoan cho bé, nơi bé có thể vui chơi nô đùa, chuyên tâm học tập và rèn luyện tính tự lập.
  2. Việc bố trí, sắp xếp đồ dùng và phối hợp màu sắc, ánh sáng trong phòng ngủ của bé rất quan trọng. Cần phải biết cách sắp xếp sao để có thể đón nhận nguồn năng lượng tích cực, giúp bé luôn mạnh khỏe, hồn nhiên, yêu đời. Giường ngủ Không dùng giường của người lớn cho bé để không phá vỡ trật tự trên dưới, lớn bé theo phong thủy, tránh được việc bé ngủ hay quay đầu, trở mình rất nguy hiểm. Theo phong thủy, hướng Đông và hướng Đông Nam thộc hành Mộc trong ngũ hành, nên kê đầu giường quay về hai hướng này sẽ có lợi cho sự trưởng thành và tốt cho sức khỏe và chiều cao của bé.
  3. Bàn học Độ lớn nhỏ của chiếc bàn cần phải thích hợp, nếu bàn học quá lớn sẽ khiến việc học trở thành áp lực, gánh nặng cho bé, còn chiếc bàn quá nhỏ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng việc học không quan trọng, bé sẽ lơ là việc học. Đồ dùng trong phòng Việc chọn mua đồ dùng trong phòng bé cũng không thể xem nhẹ. Nên chọn những đồ dùng hình tròn, nhẵn để đảm bảo an toàn cho bé, tránh dùng những đồ vật sắc, nhọn trong phòng bé để tránh làm bé đau khi nô đùa va phải chúng. Chọn loại vải có hình ô vuông hoặc những hoa văn đường nét đơn giản, trong sáng, nhã nhặn, chất liệu cotton để làm chăn, khăn trải giường, vỏ gối, vỏ đệm. Vỏ gối, vỏ đệm có thể có nhiều màu sắc, có thể đổi màu cho gối, đệm theo mùa và theo lứa tuổi cho phù hợp. Màu sắc của rèm cửa sổ cũng có thể lựa chọn những màu nhạt hoặc có hình ảnh ngộ nghĩnh.
  4. Treo tranh Trong phòng bé có thể treo một vài bức tranh, nhưng cần phải lựa chọn cẩn thận. Tâm hồn bé non nớt, chưa biết phân biệt thiện ác, chưa có khái niệm về xấu đẹp nhưng khả năng bắt chước của bé lại rất tốt, nhìn bức tranh nào nhiều chắc chắn sẽ hình thành nên tính cách gần giống như những gì bức tranh truyền đạt đến cho bé. Bởi vậy, phải chọn những bức tranh có hàm ý tích cực, màu sắc sáng đẹp, hài hòa, vui mắt như cây xanh hoặc những loại quả to tròn, màu sắc tươi sáng, hình vẽ sinh động... sẽ làm cho căn phòng tràn đầy sức sống, có ý nghĩa tích cực với tâm hồn và trí tưởng tượng của bé.
  5. Đèn Ánh sáng đối với thị lực của bé đặc biệt quan trọng. Chọn loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ, không chói mắt, vừa giúp bảo vệ lại không làm hại đến mắt bé. Ánh sáng phát ra từ chiếc đèn lắp trên tường hoặc trần nhà, chiếu hắt lên trần nhà rồi phản chiếu xuống căn phòng là tốt nhất, đem lại cảm giác ấm áp, hài hòa. Trên bàn học có thể đặt thêm chiếc đèn có khả năng bảo vệ mắt, như vậy vừa không ảnh hưởng đến thị lực của bé, còn giúp bé tập trung hơn khi học. Màu sắc Những bé từ 0~3 tuổi, nên chọn những màu thuần, sáng sủa sẽ có lợi cho việc nhận biết xung quanh. Trẻ từ 3 tuổi trở lên: bé trai nên chọn màu cam, xanh lam, còn bé gái nên chọn màu dịu hơn, như màu hồng, màu xanh da trời, màu táo xanh. Màu sắc tươi sáng giúp bé luôn vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn. Còn màu quá tối, như xám, xanh thẫm, đen, nâu sẫm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần bé, khiến bé dễ bị trầm cảm, chậm chạp.
  6. Những màu thuần, sáng sủa có thể sáng quá so với người lớn, nhưng rất có lợi với tâm hồn ngây thơ, trong sáng của bé. Không nên sơn tường màu trắng vì màu trắng có thể kích thích những bé hiếu động vẽ nghệch ngoạc lên tường. Nguyên tắc an toàn Trẻ rất hay bị ngã và không biết tự bảo vệ nên người lớn cần cân nhắc đến những việc sau: nếu sàn nhà trơn, có thể trải thảm, lót thêm đệm chống trơn để thảm không bị xê dịch khiến bé bị ngã. Với những đồ gia dụng có góc cạnh sắc, nhọn có thể dùng đệm bông bọc quanh, tránh trường hợp trong lúc bé chạy nhảy, nô đùa va phải chúng sẽ bị thương, bị đau. Ổ cắm điện: Trẻ từ 2 đến 3 tuổi rất tò mò và thích thú với những thứ như ổ khóa, ốc vít, khuy áo và đương nhiên ổ cắm điện cũng nằm trong số đó; hơn nữa ngón tay nhỏ bé của bé có thể chọc vào bên trong, bởi vậy, bạn phải chọn dùng loại ổ cắm điện an toàn trong nhà.
  7. Dây điện: Trong phòng không nên để dây điện lộ ra hay lòng thòng dưới đất, để tránh cho bé không bị vướng ngã hoặc bị giật nếu hở điện. Luôn đảm bảo bé không chạm vào những thiết bị có dây điện. Phòng cho bé cần có không gian, bởi vậy không trang trí rối rắm, phức tạp, không dùng những đồ dùng quá lớn, cồng kềnh để không choán hết khoảng không gian có hạn trong phòng của bé. Trong phòng có thể kê thêm một chiếc bàn nhỏ hoặc tủ cất đồ… để bé có thể tự mình chơi rồi cất đồ chơi vào đó, cũng là cách hình thành cho bé thói quen gọn gàng. Tính cách tự lập, không phụ thuộc hay ỷ lại vào người khác của bé là do cách dạy dỗ của cha mẹ và mọi người trong gia đình, môi trường sống xung quanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2